Mở tài khoản chứng khoán không hề khó.
NHƯNG…
Vấn đề là bạn có hiểu mình đang điền những gì không, nên tích chọn cái nào, những dịch vụ nào là không cần thiết để tránh mất tiền oan. Có những khách hàng của mình không hề để ý số tiền nhỏ lẻ bị trừ hàng tháng, nhưng đến lúc tính ra theo năm mới tá hoả hỏi mình tại sao bị trừ, cách huỷ như thế nào.
Và giờ, mình sẽ ở đây để giải thích cho các bạn từng thông tin/ loại dịch vụ khi mở tài khoản chứng khoán mà bạn nhất định phải đọc kỹ đấy nhé.

Bước 1: Chụp ảnh chứng mình thư 2 mặt

Chú ý chụp có tâm, rõ nét một chút kẻo chốc nữa máy quét sai thông tin của bạn

Bước 2: Ấn vào link mở tài khoản dưới đây

Bước 3: Đây chính là những chỗ các bạn cần lưu ý

Mình nghĩ các bạn sẽ lúng túng với những chỗ sau đây đấy.
Lưu ý 1: Chọn loại tài khoản
Chọn loại tài khoản
Chọn loại tài khoản
99% khi không được hướng dẫn thì mọi người sẽ tích vào thông thường.
Nghe nó cơ bản và an toàn, chắc là phù hợp với người mới chơi như mình.
Nhưng thực ra, mình khuyên là các bạn nên tích cả vào tài khoản “ký quỹ” luôn. Vì sao?
Thứ nhất, tài khoản ký quỹ được THÊM tính năng so với tài khoản thông thường. Tức là bạn hoàn toàn có thể dùng nó như một tài khoản THƯỜNG khi không cần nhu cầu đặc biệt. Nhưng một khi không tích vào, mà một ngày đẹp trời muốn sử dụng tính năng của nó, thì bạn sẽ phải ký thêm hợp đồng đấy.
Thứ 2, vậy “tính năng” đó là gì? Đấy là cho vay, hay “lành nghề” gọi nó là Margin. Nó giống như một thí sinh đường lên đỉnh Olympia lựa chọn ngôi sao hi vọng cho câu hỏi của mình. Nếu đúng, bạn sẽ kiếm được nhiều điểm hơn. Nếu sai, số điểm mất đi cũng sẽ cao hơn bình thường.
Nói đến đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ phản xạ luôn: “Thôi, thôi, khỏi, vay mượn gì, có thế nào chơi thế đấy thôi.
Ok, mình thừa nhận, nếu thiếu những yếu tố dưới đây thì đúng là margin không dành cho bạn.
Lợi nhuận = Kiến thức + kỷ luật + liều lình
Thế nhưng có một tác dụng (tích cực) phụ của margin mà lại cực hợp lý với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là không cần chờ T+3.
Ở Việt Nam, hôm nay (tính là T0) bạn mua 1 mã, nhưng phải đến ngày thứ 3 (tính là T3), cổ phiếu đó mới thực sự thuộc về bạn. Tức là, lúc này bạn mới có quyền bán. Giống như việc chốt đơn mua hàng online xong rồi, nhưng 3 ngày sau hàng mới ship về tới nơi vậy đó.
Ở chiều bán cũng tương tự, hôm nay bạn bán cổ phiếu thu tiền về, thì phải hết ngày giao dịch T2, tiền mới chính thức nằm trong tài khoản. Và nếu muốn mua cổ phiếu mới, bạn phải chờ sang ngày T3.
Vậy điều gì xảy ra nếu ngay sau khi bán cổ phiếu này, bạn muốn mua luôn cổ phiếu kia? Một điều dễ hiểu là, nếu chờ đến tận T3 tiền về, thì khéo cổ phiếu muốn mua sẽ tăng giá mất.
Với tài khoản thường, bạn cần làm thao tác ứng tiền, mất phí.
Với tài khoản ký quỹ, bạn sẽ auto được mở sức mua ngay sau khi bán. Và tiền lãi vay sẽ không bị tính trong 3 ngày đầu tiên. Vậy là sau 3 ngày, tiền bán về là vừa. Không phát sinh 1 đồng phí nào trong “phi vụ margin” này cả.
Ôi dồi ôi, bạn xứng đáng có 10 người yêu khi đã chịu khó đọc đến tận đây. Viết đến đây xong quay lại đọc mới tá hoả: “Sao dài thế”. Nhưng viết qua loa thì các bạn dễ hiểu sai lệch. Mà ở đâu chứ trong chứng khoán, mọi sai lầm đều trả giá ngay lập tức bằng tiền mặt.
Lưu ý 2: Bạn có cần môi giới không?
Nếu chọn có môi giới, các bạn có thể nhập ID của mình là 1646 nha.
Nếu chọn có môi giới, các bạn có thể nhập ID của mình là 1646 nha.
Thông tin trong này đã rất rõ ràng rồi. Có 2 loại dịch vụ:
1. Tự giao dịch, không cần ai tư vấn cả.
Phí sẽ là 0.15%/lần giao dịch
2. Có tư vấn của nhân viên môi giới.
Phí sẽ là 0.25%/lần giao dịch.
Đắt hơn 0.1% là điều không hề khó hiểu. Trên Thế Giới này, muốn kiếm được tiền, hoặc là bạn phải bỏ thời gian và công sức. Hoặc là bạn phải bỏ tiền để thuê “thời gian và công sức” của ngừoi khác.
Đừng chỉ nhìn vào số tiền phí phải bỏ ra, hãy nhìn cả vào số tiền bạn sẽ nhận về, hay hiệu quả giao dịch.
Có những người lựa chọn chỉ mất 1 đồng, nhưng rốt cuộc kiếm về có 0.5. Trong khi có người chấp nhận bỏ ra 2 đồng, để thu về kết quả 3 đồng.
Tất nhiên, chiều ngược lại của mỗi tình huống cũng có thể xảy ra. Bạn có kiến thức và hiểu biết, tự giao dịch, vừa hiệu quả phí lại vừa rẻ. Có lẽ đây là trường hợp lý tưởng nhất. Và cũng có những người không may lựa phải một môi giới “kém chất lượng”, khiến lợi nhuận không như kỳ vọng hoặc âm vốn.
Đến đây thì bạn phải tự hỏi lại mình thôi, xem kiến thức về chứng khoán của mình đang ở đâu? Có đủ tự tin để tự giao dịch được không?
Và lưu ý rằng, bạn hoàn toàn có thể thay đổi lựa chọn của mình bất kỳ lúc nào. Đang tự giao dịch cảm thấy vất vả quá, có thể đổi sang có môi giới. Đang đầu tư theo môi giới thấy không hiệu quả, có thể yêu cầu công ty đổi môi giới khác, hoặc dừng dịch vụ này.
Để nói về cái này, với vị trí là một nhân viên môi giới, mình có nhiều tình huống buồn cười lắm. Sau khi mình tư vấn và họ lựa chọn gói tự giao dịch cho nó rẻ. Thì một vài ngày sau, mình thấy tin nhắn của những người đó:
- Em ơi sao chị không nạp được tiền?
- Em ơi hợp đồng của anh bị sai chỗ này, làm như nào?
- Em ơi, mã HPG có vẻ xuống nhỉ?
“Ủa, anh/chị vui tính thế ạ? Vừa được dùng dịch vụ, vừa không mất tiền. Trên đời này có cái gì như thế không?"
Lưu ý 3: Xác thực gương mặt - lớp bảo mật mới
Lớp bảo mật thời 4.0
Lớp bảo mật thời 4.0
Cái tính năng này mới, không phải công ty chứng khoán nào cũng có. Nó giống như quét face ID của Iphone vậy đó. Coi như thêm một lớp bảo mật cho dân tình yên tâm. Tuy nhiên, nếu bạn không thích thì có thể ấn ‘tiếp tục” và bỏ qua được.
Lưu ý 4: Tích cẩn thận kẻo mất thêm phí
Rất nhiều người “mất tiền oan” ở mục này
Rất nhiều người “mất tiền oan” ở mục này
Có 2 loại dịch vụ là mình không khuyến khích các bạn tích chọn. Vì nó mất phí và cũng không thật sự cần thiết:
1. Tin nhắn SMS:
Mất 8k8/tháng đó, thật sự không cần thiết khi các bạn đã có app để vào check thường xuyên rồi.
2. Ứng trước tiền bán chứng khoán tự động:
Bạn còn nhớ đoạn trên mình giải thích về “ký quỹ” không. Quay lại đọc nhá. Và nếu đã lựa chọn tài khoản “ký quỹ’ rồi thì tất nhiên… cái này cũng không cần thiết nốt.
HẾT!
Mình vui mừng thông báo cho những bạn đã đọc được đến dây: Đó là những chỗ bạn cần lưu ý đã hết. Số lượng không nhiều, nhưng công giải thích thì lâu.
Giờ bạn chỉ cần vào mail ấn xác nhận. Sau đó:
>> Với những bạn không có môi giới: Chỉ cần đọc kỹ từng cái email hệ thống gửi về là sẽ biết cần làm gì tiếp theo rồi.
>> Với những bạn đăng ký môi giới: Bạn chỉ cần ngồi im và môi giới sẽ tìm đến bạn để hướng dẫn các bước tiếp theo.
Và nếu bạn yêu thích mình, đừng quên để ID của mình là 1646 khi mở tài khoản chứng khoán nha.