Chế độ ăn low- carbs là chế độ ăn hạn chế lượng carbs được đưa vào trong cơ thể bằng cách hạn chế ăn đường, cơm, các loại hoa quả ngọt,...
Chế độ ăn low- fat là chế độ ăn hạn chế lượng chất béo được đưa vào cơ thể bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm có chất béo như: thịt động vật, các sản phẩm từ sữa,....
Trên spiderum cũng đã có những bài viết về hai chế độ ăn trên
Đây là bài viết để mình tự tìm hiểu cũng như chia sẽ những ý tưởng của mình về cả hai chế độ dinh dưỡng trên
Cơ thể xử lý carbs như thế nào?
Carbs sau khi được chuyển vào cơ thể qua đồ ăn như: gạo, xôi,.... sẽ được chuyển vào ruột non và phá nhỏ thành các đường đơn (monosaccharide) như glucozo, fructozo,.... Các đường đơn này sẽ được thẩm thấu qua mạch máu và đưa đến các các cơ quan nội tạng, cơ trong cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể.
Lượng đường đơn thừa sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được giữ lại trong các tế bào gan và cơ bắp để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Trong trường hợp cơ thể thừa glyncogen, glycogen sẽ được chuyển hóa thành mỡ và được tích trữ trong các mô mỡ ở các cơ quan nội tạng, mô mỡ dưới da và ở cơ để dùng trong trường hợp cần thiết.
Cơ thể xử lý chất béo (fat) như thế nào?
Chất béo sau khi được chuyển vào cơ thể qua các đồ ăn như thịt,... sẽ được chuyển đến ruột non, ở ruột non gan sẽ tiết ra mật để hỗ trỡ quá trình phá chất béo thành các monoglycerides và các acid béo. Các chất này được tổng hợp hợp lại thành triacylglycerols, sau đó kết hợp với cholesterol (từ gan tiết ra và có sẵn từ đồ ăn tỉ lệ 2/8), phospholipids, và protein để tạo thành các lipoproteins để đưa đến nuôi các cơ quan trong cơ thể qua hệ thống bạch huyết.
Bạn nào muốn hiểu rõ hơn thì có thể đọc: http://pressbooks-dev.oer.hawaii.edu/humannutrition/chapter/digestion-and-absorption-of-lipids/
Nói chung, là chất béo cần nhiều thời gian và nhiều quá trình hơn nhiều so với carbs để cơ thể hấp thụ.
Chất béo dư thừa sẽ được chuyển thẳng trực tiếp đến các mô mỡ ở dưới da, các cơ quan nội tạng, cơ để dự trữ để dùng trong trường hợp cần thiết.
Sau khi đã tìm hiểu rõ cơ chế hấp thu carbs và chất béo của cơ thể, hãy tìm hiểu điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu carbs hay chất béo.
Khi cơ thể thiếu carbs?
Khi thiếu carbs, lượng đường trong cơ thể bạn giảm gây nên các biểu hiện:
- Đói
- Run rẩy
- Chóng mặt
- Sự hoang mang
- Khó nói
- Cảm thấy lo lắng hoặc yếu đuối
Nếu cơ thể không được bổ sung carbs kịp thời, cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo làm năng lượng gây nên hiện tượng ketosis:
- Tinh thần mệt mỏi
- Hôi miệng
- Buồn nôn và đau đầu
- Sưng đau các khớp và sỏi thận trong tình trạng nhiễm ceton nặng
Khi cơ thể thiếu chất béo?
- Da khô, có vảy, bong tróc, xỉn màu hoặc gồ ghề
- Tóc khô, dễ gãy hoặc mờ nhạt
- Móng tay mềm, tách hoặc giòn
- Quáng gà
- Lú lẫn và mất phương hướng
- Phiền muộn
- Thèm ăn đồ béo
Tiếp theo hãy tìm hiểu đặc trưng của một vài thực phẩm đặc trưng của từng chế độ dinh dưỡng.
Thực phẩm trong chế độ ăn low carb
Thịt bò, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa,....
Nếu chúng ta tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của những phẩm trên, sẽ thấy đặc trưng của những thực phẩm này:
- Nhiều calorie
- Không chất sơ
- Nhiều protein và chất béo
- Ít khoáng chất
Thực phẩm trong chế độ ăn low fat
- Các loại hạt
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Các sản phẩm từ gạo và lúa mạch
Chúng ta lại tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của nhóm trên, chúng ta sẽ thấy đặc điểm:
- Lượng calorie chỉ bằng 1/9 lượng calorie đến từ lượng thực phẩm trong chế độ ăn low carbs.
- Có chất béo nhưng ít.
- Nhiều chất sơ.
- Nhiều chất khoáng và vitamin.
Từ những điều trên, ta có thể thấy:
Với chế độ low fat:
- Cơ thể vẫn có thể có những vitamin và chất béo cần thiết nuôi cơ thể.
- Do có nhiều chất sơ nên hệ tiêu hóa sẽ tốt hơn
- Đầy đủ vitamin và khoáng chất có từ thực phẩm, không cần uống thêm vitamin ở ngoài.
- Nếu như giảm cân bằng chế độ low fat, bạn có thể ăn nhiều tùy ý do không có nhiều chất béo được nạp vào cơ thể, đồng thời cơ thể được hấp thu nhiều chất sơ nên có thể hòa tan bớt mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó bạn có cân nặng ổn định và cơ thể khỏe hơn.
Với chế độ ăn low carb
- Do ít carb nên cơ thể có thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, luôn cảm thấy đói, hoặc tệ hơn là tình trạng ketosis.
- Lượng chất béo được nạp nhiều vào cơ thể, nên lượng cholesterol trong máu cao.
- Ít chất sơ dễ khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động kém dẫn đến tình trạng táo bón.
- Ít khoáng chất và vitamin nên bạn có thể cần bổ sung từ bên ngoài.
- Nếu bạn giảm cân theo chế độ low carbs, bạn ít nạp carbs vào cơ thể buộc cơ thể phải đốt mỡ thừa trước hết thành các đường đơn nuôi cơ thể khiến nồng độ đường, isulin trông máu tăng không tốt cho sức khỏe. Do bạn thiếu carbs nên cơ thể bạn luôn cảm thấy đói, trong trường hợp không kiềm chế được, khả năng cao là bạn sẽ lại ăn nhiều để bù lại. Với những sản phẩm có lượng calorie cao và nhiều chất béo như thịt, trứng, ... thì nếu bạn không tập thể dục chăm chỉ thì bạn có thể tăng cân nhiều hơn lúc ban đầu. Có thể nói đây là chế độ ăn giảm cân không bền vững.