Vững vàng trước thế giới biến động
Covid-19 đến và thế giới sẽ không bao giờ trở về trạng thái lúc trước được nữa. Chúng ta đang sống trong một thời đại khủng hoảng, hỗn loạn và rất bất định về những điều sắp diễn ra. Mọi thứ diễn biến cực nhanh mà không hề được đoán định, ví dụ như là dịch bệnh, những cuộc bầu cử, căng thẳng thương mại, biến đổi khí hậu cùng rất nhiều thiên tai hoành hành với mức độ càng ngày càng thảm khốc, những dự đoán tiêu cực về khí hậu trên các phương tiện truyền thông…
Hay gần hơn với cuộc sống hằng ngày đó là tình trạng thất nghiệp, công việc kinh doanh trở nên khó khăn và khốc liệt hơn, những viễn cảnh không tươi sáng vẫn cứ trực chờ ập xuống.
Trong hoàn cảnh ấy, có những người chọn thu mình vào một góc, cô lập và tách rời bản thân khỏi những vấn đề của thế giới. Số khác thì có xu hướng tấn công và kiểm soát những yếu tố này và buộc thế giới, con người xung quanh họ phải hành động theo một cách nhất định. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một vài người dường như bình thản trong sự hỗn loạn này và tìm ra phương hướng để đứng giữa hỗn loạn và làm chủ mọi thứ trong khi mọi người xung quanh vẫn để những lo lắng, sợ hãi tiếp diễn. Vậy họ làm như thế nào?
Những người này biết chắc một điều: “Khi thế giới thay đổi nhanh chóng, bạn không cần một sự chắc chắn – bạn chỉ cần một điều đó là chính mình. Bởi vì “cái tôi” – bạn là ai và bạn tin vào điều gì, có thể là một hằng số giữa nhiều biến số thay đổi của cuộc sống. Bạn không cần phải dự đoán thảm họa tiếp theo hoặc cách mọi người sẽ ứng phó với nó. Bạn chỉ cần hiểu rõ hơn với bản thân về người bạn muốn trở thành trong thời đại đầy bất ổn này.”

TẬP TRUNG VÀO CON NGƯỜI HIỆN TẠI.

Những người có ý thức vững vàng về bản thân luôn luôn sẽ giữ được góc nhìn khách quan khi họ lo lắng. Họ có thể nhìn thấy rõ tình trạng thực tế về những gì đang xảy ra mà không làm mọi chuyện trở nên quá bi quan hoặc quá lạc quan. Họ có thể đánh giá nhu cầu của bản thân (và nhu cầu của gia đình, cộng đồng) mà không trở thành người “cầm đèn chạy trước ô tô” hay quá chậm trễ trước những sự kiện.
Ngược lại, những người có ý thức yếu hơn về bản thân có xu hướng gặp khó khăn hơn trong việc đánh giá nhu cầu của thời điểm hiện tại, thay vào đó họ chuyển trọng tâm quá nhiều vào tương lai. Mặc dù điều này có thể hữu ích khi dự đoán các sự kiện tiêu cực và lập kế hoạch phù hợp, nhưng nó có thể biến thành những lo lắng về các vấn đề không đáng có. Điều này vô tình làm giảm đi năng lượng của chúng ta trước những vấn đề ở hiện tại.
Bạn có thể tự hỏi: “Hôm nay tôi muốn chịu trách nhiệm với bản thân như thế nào?” Và sau đó dành nỗ lực của bạn cho câu trả lời. Tập trung vào các vấn đề dựa trên thực tế cũng có thể giống như sau:

Thu thập dữ kiện thông qua các nguồn tin uy tín.

Hãy tập trung vào những sự kiện đó chứ không phải “điều gì xảy ra nếu”.

Tự giáo dục bản thân về những thách thức trong cộng đồng, xã hội của bạn.

Hỏi người thân những gì họ cần thay vì phỏng đoán.

Xác định điểm mạnh và điểm yếu trong cách giải quyết vấn đề của bạn.

Những người có ý thức vững chắc nhất về bản thân là những người có thể tiếp thu sự thật của thử thách và sử dụng chúng để hiểu họ cần phải có trách nhiệm với bản thân và chịu trách nhiệm với người khác như thế nào. Và một điều rất tích cực xảy ra khi bạn có thể tập trung vào những thách thức của ngày hôm nay: Bạn bắt đầu tin rằng bạn có thể đối phó với bất cứ điều gì mà tương lai xảy tới.

TÌM SỰ ỔN ĐỊNH TỪ BÊN TRONG.

Khi mọi người cảm thấy rằng họ không thể đoán trước được tương lai, họ thường nhanh chóng dựa vào người khác để kiểm soát sự lo lắng của mình. Điều này đôi khi được gọi là “vay mượn bản thân”, vì nó khiến bạn “có vẻ” điềm tĩnh hơn, có năng lực hơn và trưởng thành hơn so với thực tế.
Việc tự đi vay có thể giống như nhờ một người bạn trấn an rằng năm 2021 sẽ là một năm tốt hơn năm 2020 hoặc có thể bạn yêu cầu đối tác của mình nghỉ làm trong ngày để bạn không cảm thấy mình là một người lười biếng. 
Có thể thấy một số biểu hiện của việc này như:

Cần mọi người đồng tình với suy nghĩ của bạn.

Cố gắng ép buộc người khác phải lựa chọn giống bạn.

Làm theo lời khuyên mà không sử dụng suy nghĩ, quản điểm của riêng bạn.

Thông qua “niềm tin” để lấy lòng người.

Cần dự khen ngợi hoặc được chú ý để lấy sự bình tĩnh.

Có một lý do mà việc này được gọi là “vay” chứ không phải “giữ” – việc tự vay mượn bản thân chỉ là một biện pháp giải tỏa tạm thời. Nó không dạy bạn cách trưởng thành hơn hoặc điều chỉnh cảm xúc của chính mình. Những gì nó làm là khiến bạn phụ thuộc hơn vào người khác và nhạy cảm hơn với sự lo lắng của họ. Nếu không có ý thức vững chắc hơn về bản thân, bạn sẽ cuối cùng bị chao đảo bởi những biến cố đầy sóng gió giống như một con thuyền không có bánh lái vậy.
Bạn muốn hành động như thế nào khi người khác đang hoảng sợ, lo lắng, sỡ hãi? Điều gì đáng làm, ngay cả trong thời điểm hỗn loạn và không chắc chắn? Bạn càng hiểu rõ mình đang cố gắng trở thành ai và bạn muốn làm gì, thì bạn càng có thể thực hành kích hoạt tầm nhìn đó khi căng thẳng và hỗn loạn lên cao.
Xây dựng một bản thân vững chắc hơn cũng đòi hỏi bạn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho sự lo lắng của mình. Bạn có thể không gây ra sự đau khổ của mình, nhưng bạn đối phó với nó như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Mọi người tìm kiếm thông qua thói quen tập thể dục, thực hành thiền định, nhưng sự thật là không có phương pháp chữa trị hoàn hảo cho sự lo lắng. Học cách tự điều chỉnh sự lo lắng là một hành trình dài cả đời, không phải là một bài học với năm bước đơn giản.
Điều quan trọng là luôn tò mò về những phương pháp có thể giúp ích và luôn linh hoạt khi điều gì đó không diễn tốt như bạn muốn, những biến cố cuộc sống xảy. Bạn sẽ có thể điều hướng một hiện tại đầy bất trắc và sẽ trở thành nguồn lực cho bản thân trong tương lai. 
Nguồn: Medium.com