Trước hết mình làm rõ mình không phải là học giả cũng không phải sử gia, chỉ là đọc qua ít sử, cảm phục cái nết thuần phác của người xưa, bất bình cho một số nhân vật như Mị Châu -Trọng thuỷ bị mang tiếng xấu, cũng bất lực với những suy đoán vô căn cứ của những học giả ngày nay về lai lịch của An Dương Vương.
Những thông tin chính thống, được sử thần các đời công nhận ghi vào chính sử mình sẽ để trong "............." (trích). Còn bên cạnh đó sẽ có bình luận mang tính giải thích, các bạn có thể cân nhắc, suy nghĩ.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nhìn rõ ràng về thời cuộc ở lúc đó.
1.Chế độ chính trị từ trước thời tần Thuỷ Hoàng: Chư hầu phần phong
Chư hầu phần phong (năm 221 TCN về trước) - Phong kiến độc tài (năm 221 TCN về sau)
Đế vị thần phục Hoàng vị, Vương vị thần phục đế vị, Hầu-công-lương-tướng thần phục vương vị. Chế độ chư hầu phân phong này tồn tại mấy vạn năm, nhưng chỉ có ghi chép về mấy ngàn năm nay. Ở phương Bắc 3 triệu đại Hạ Thương Chu tổng là hơn 2000 năm, ở phương Nam có Hùng Vương hơn 2500 năm.
Nếu đây là chế độ lỏng lẻo thì tại sao lại tồn tại thái bình lâu dài đến vậy?
Trong khi Chế độ phong kiến độc tài do Tần Thuỷ Hoàng đặt ra chỉ 2000 năm nhưng có đến 7-8 triều đại thay nhau, còn chưa kể các giai đoạn phân tranh kéo dài cùng các triều đại không chính thống.
Thực ra chư hầu phân phong có những ưu điểm nhất định, chư hầu được phân cho lãnh địa và có quyền tuyệt đối trên lãnh địa của mình. Có thể bồi dưỡng binh lính, rèn thêm vũ khí. Bên cạnh đó, phải thần phục Vương nên mỗi năm phải tiến cống sản vật và sản lượng nhất định lương thực, Vương không có quyền tuyệt đối cho nên việc Vương phải nghe lời can gián của chư hầu, hay lời răn dạy của thánh hiền vào thời đó là quá bình thường.
Vương có thể tăng thêm triều cống của lãnh chúa này, giảm bớt triều cống của lãnh chúa nọ, do đó chư hầu cũng không thể một mặt lo tăng mạnh binh quyền, phải lo lương thực, sản xuất, kĩ thuật, học thuật, và bảo vệ lãnh địa của mình. Đề phòng chư hầu khác tấn công, cướp bóc, và xâm chiếm đất đai. Những việc như vậy có thể xảy ra nếu tìm được cớ, Vương cũng ngầm cho phép chuyện này. Chuyện chư hầu đấu đá lẫn nhau có thể làm giảm áp lực lên vương, Vương nhờ vậy mà giữ được quyền lực của mình. Có thể thấy, các triều đại theo lỗi chư hầu phân phong đã giúp nền thái bình được lâu dài, phát triển toàn diện về nông nghiệp, sản xuất, vũ khí.....
Hình thức phong kiến như này được phương Tây và Nhật Bản duy trì đến tận thế kỉ 18, làm nền tảng vững chắc bước vào kỉ nguyên mới.
2. Văn Lang và 18 đời Hùng Vương.
Sắc phong Vương vị:
"Con Lạc Long Quân, đóng đô ở Phong Châu.
Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam).Vua các đời đều gọi là Hùng Vương" .(Trích Đại Việt sử kí toàn thư).



Tất cả các bộ sử của cả ta và tàu đều thừa nhận đây là địa giới chính xác, các di tích như đền thờ Hai Bà Trưng, phong tục tập quán, ngoại hình, mã gen di truyền đều chỉ ra tộc Việt và nước Văn Lang thời đó địa giới phía bắc đến sông dương tử, phía tây đến Ba thục, nên chuyện Thục hầu là Thục phán ( sau này là An dương Vương) đánh sang Hùng Vương hoàn toàn dễ hiểu chứ không có gì vô lí.
Thánh gióng đánh giặc Ân Thương:



Chúng ta đều không ít lần nghe chuyện Thánh gióng đánh giặc Ân, Đại việt sử kí cũng có chép đến. Trong cổ sử, ai cũng biết giặc Ân chính là chỉ nhà Thương, vậy cũng có nghĩa là đất Văn Lang thời điểm ấy (Hùng Vương thứ 6) giáp với đất nhà Thương.
Ngoại giao với phương Bắc:(bắc đến hồ Động Đình)
"Thời Thành Vương nhà Chu (1063 - 1026 TCN), nước Việt ta lần đầu sang thăm nhà Chu (không rõ vào đời Hùng Vương thứ mấy), xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng."(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)



Chủ trương của Hùng Vương lúc đó là thông hiếu với nhà Chu

Ngoại giao với phương Tây:(tây đến Ba -Thục)



Cuối thời Hùng Vương, vua có con gái gọi là Mị Nương, nhan sắc xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, đến cầu hôn. Vua muốn gả, nhưng Hùng hầu can rằng: "Họ muốn chiếm nước ta, chỉ lấy việc hôn nhân làm cớ mà thôi".(Trích Đại Việt sử kí toàn thư).
Thục Vương muốn chiếm văn lang từ lâu, cầu hôn Mị Nương, nhưng Hùng Vương lấy cớ gả cho Sơn Tinh rồi để từ chối, nên chuyện Sơn Tinh - Thuỷ tinh là để loè Thục Vương chứ không có thật.
Năm 316 TCN, Thục Vương bị Tần Vương diệt, con cháu họ Thục giáng xuống làm hầu và phải thần phục Tần vương. Thục phán là cháu Thục vương, xét theo thời điểm đó, Thục Phán chính là Thục hầu, một lãnh chúa trong triều đình Tần Vương.
3.An Dương Vương.
Trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn vào triều Nguyễn đã nêu ý kiến về sự bất hợp lý về chi tiết ghi lại về An Dương Vương trong sử sách:
“Nước Thục từ năm thứ 5 đời Chu Thận Tĩnh vương [năm 316 TCN] đã bị Tần diệt rồi, làm gì còn có vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang còn có đất Kiển Vi, đất Dạ Lang, đất Củng, đất Táo và đất Nhiễm cách nhau hàng hai, ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang”.
............................................................................
Tuy nhiên, nguồn gốc của Thục Phán lại được khẳng định một cách thống nhất trong hàng chục bộ cổ sử:
"Họ Thục, tên húy là Phán, người Ba Thục, ở ngôi năm mươi năm, đóng đô ở Phong Khê"(Trích Đại Việt sử kí toàn thư).
Thủy Kinh Chú, quyển 37, Diệp Du Hà, do Lịch Đạo Nguyên soạn, dẫn Giao châu ngoại vực kí chép: 
“Đất Giao Chỉ ngày xưa, lúc chưa có quận huyện, ruộng có ruộng Lạc điền, theo nước thủy triều lên xuống, dân trồng trọt ở các ruộng ấy để hưởng hoa lợi, vì vậy dân ấy có tên là Lạc dân, đặt ra các Lạc vương, Lạc hầu để trông coi các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc tướng. Lạc tướng có ấn đồng thao xanh. Sau con vua Thục đem ba vạn quân đến đánh các Lạc vương và Lạc hầu, chinh phục được Lạc tướng. Con vua Thục vì vậy xưng là An Dương Vương. Sau Nam Việt Vương là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương.”
“Diêu thị xét: “Quảng Châu ký” viết: Giao Chỉ có ruộng Lạc, theo nước thủy triều lên xuống, dân dựa vào đó trồng trọt để hưởng hoa lợi, vì thế dân có tên là Lạc dân, có Lạc vương, Lạc hầu, các huyện tự gọi là Lạc tướng, có ấn đồng thao xanh, tức là chức Lệnh trưởng ngày nay. Sau Thụ Vương Tử đem quân đánh Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, đặt trị sở ở huyện Phong Khê. Sau này Nam Việt vương Úy Đà đánh phá An Dương Vương, lệnh cho hai Điển sứ trông coi dân hai huyện Giao Chỉ, Cửu Chân”. - ( Trích Tư Mã Trinh, Sách ẩn)
“Bình Đạo, là đất Phong Khê đời Hán. Sách Nam Việt chí chép: đất đai của Giao Chỉ rất phì nhiêu, xưa có vị quân trưởng là Hùng Vương, có người phò tá gọi là Hùng hầu. Sau Thục Vương đem ba vạn quân đánh và diệt được Hùng Vương. Thục lấy con trai là An Dương Vương cai trị nước Giao Chỉ… Úy Đà ở Phiên Ngung sai quân tiến đánh. An Dương Vương có nỏ thần, bắn một phát giết chết vạn người. Nam Việt Vương bèn tiến hành hòa hiếu, đưa con trai mình là Thủy sang làm con tin. An Dương Vương gả con gái là Mỵ Châu cho Thủy. Thủy được nỏ thần liền phá hủy, quân của Nam Việt Vương tiến đến giết An Dương Vương và kiêm tính vùng đất đó.” -   [Cựu Đường Thư, Địa lý chí].
Việt sử lược: “Cuối đời Chu, Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu.”. 
...................................................................................................
Thật ra, nếu hiểu rõ sự khác biệt của chế độ chư hầu phân phong với chế độ phong kiến tập quyền sẽ thấy các bộ sử cũ đã chép rất chân thực. Họ thục làm vương đất thục mấy ngàn năm, vì có núi non hiểm trở nên ít bị chiến tranh, nội tình sâu dày, mặc dù năm 316 TCN Thục Vương bị Tần diệt. Nhưng theo lệ cũ mấy vạn năm của chế độ thì họ Thục vẫn được làm lãnh chúa đất thục, chỉ phải cúi đầu xưng hầu với nhà Tần, mỗi năm triều cống đủ sản lượng Tần vương yêu cầu là được.
Thậm chí, Thục vương vẫn được thờ tự đầy đủ.....
Đến năm 260 TCN, tức là 50 năm sau thì họ Thục đã khôi phục được cường thịnh, đó là lúc trả lại "nỗi nhục" cho Hùng Vương.

Năm 258 TCN, Thục Phán đánh bại Hùng Vương, tự phong vương vị, hiệu An Dương Vương.
Tóm lại, Thục phán là giặc ngoại xâm, nằm ở phía Tây Văn Lang, còn chuyện Thục phán là tù trưởng Âu Việt không có một bộ sử nào (của cả ta và tàu) chép, đó hoàn toàn là các học giả trong 190 năm nay dựa theo lời đồn thổi trong dân gian, đặt ra các giả thuyết nghi vấn....
Dù đã giết Hùng Vương, nhưng lạc hầu, lạc tướng, con cháu họ Hùng và dân chúng nhìn chung vẫn không phục Thục phán.
***Chiến tranh với quân Tần.
Ông sợ quân Tần từ phía Bắc đánh xuống nên đem quân đi xuống phía nam là Giao Chỉ, dừng lại ở Phong khê, xây thành cổ loa ở đó. Thành có nhiều cơ quan và địa hình phức tạp, dân phu đa số là nông dân, áp bức bó lột, lòng dân không thuận nên cứ xây lên là sập. 
Trong sử chép rất dài nên mình chỉ nêu vài mốc thời gian chính:
Năm 214TCN, theo lệnh của Tần Thuỷ hoàng, Đồ Thư đem 50 vạn quân phần lớn là tội binh (người ở rể, con buôn, người trốn truy nã.....)  đánh sâu xuống phía nam, dùng đuờng thuỷ vận chuyển luơng thảo, chiếm hết vùng lĩnh Nam (đất Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay), Đồ Thư chết, chỉ để lại cho Triệu Đà và Nhâm Ngao quản hạt.
An Dương Vương chỉ cố thủ trong thành, đánh nhau thì lấy nỏ ra bắn. Giằng co với Triệu Đà và Nhâm Ngao.
Năm 210 TCN, Tần Thuỷ Hoàng chết, Triệu đà cho sứ sang giao hảo với An Dương Vương. Trọng Thuỷ là con Triệu Đà, qua đó cũng trà trộn vào nghiên cứu nỏ của An Dương Vương và kết cấu Loa Thành.
Năm 208 TCN, Triệu Đà lại đem quân đánh An Dương Vương, An Dương Vương bại trận, bỏ chạy xuống phía Nam, đến sông (biển) thì ngậm ống trúc (sừng tê - theo Việt sử lược chép) mà lặn đi mất, truy binh cũng không bắt được.
Chuyện loa thành thì rõ là có, chuyện nỏ thần cũng có, nhưng nửa thật nửa giả, nên nhớ thời Chiến Quốc Thất hùng, Tần Vương cũng vang danh với "tiễn trận", tức là ngàn vạn mũi tên cùng bắn, tầm bắn theo khảo cổ học sau này nghiên cứu lên đến 500- 700 m.
Đây là một số hình ảnh khảo cổ gần đây: (Nguồn google)
https://soha.vn/danh-bai-6-nuoc-chu-hau-day-la-at-chu-bai-giup-quan-cua-tan-vuong-toc-chien-toc-thang-20180618150950001.htm
https://khoahoc.tv/phat-hien-binh-khi-tran-quy-cua-tan-thuy-hoang-61011
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/uy-luc-sam-set-cua-no-than-nha-tan-1532638.html

Còn Thục Phán và tần Vương về quê cũ là ở cạnh nhau, nên có cơ sở để cho rằng nỏ thần mà An Dương Vương có chính là "tiễn trận" của Tần Vương.
Tất nhiên việc trang bị khiên, dù là khiên gỗ cũng giảm thiểu sát thương của cung nỏ rất nhiều, nhưng với tầm bắn xa như vậy, việc chuẩn bị rất khó khăn, hơn nữa các trang bị như máy bắn đá có thể đập tan mọi đội hình mang tính tập trung dày đặc nên quân Tần cũng như An Duơng vương đã sử dụng chiến thuật này triệt để
4.Đôi lời cảm nhận về Hùng Vương:
Ngày đó nếu Hùng Vương đồng ý hôn sự của Mị Nương với Thục Vương, liệu Hùng Vương có mất nước? Câu trả lời là có, Thục Vương lăm le xâm chiếm Văn Lang mấy trăm năm, chiến tranh chỉ là sớm muộn, hoặc là đã xảy ra vài lần nhưng không được chép lại.
Riêng với Mị Nương, việc phải lấy một tên giặc cũng sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn và đau khổ, giống như trong phim "Đông Cung", ngược tâm, sad end..... Thục Vương vào thời điểm đó cũng gặp nguy hiểm, vài năm sau bị Tần Vương giết, giáng họ Thục làm chư hầu.
Chuyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh 100% là để lấy cớ cho qua chuyện, Thục Vương không muốn tin cũng chỉ có thể để trong lòng.
Hùng vương quyết định vậy, có thể xem là một người cha tốt, một vị quân vương tốt, cầm được, buông được, không thẹn với lòng, xứng làm người đứng đầu "con rồng cháu tiên".

Nếu xét theo điểm này, vua Trần vì kéo dài vài giờ tiến quân của quân Nguyên mà hiến An Tư công chúa cho Thoát Hoan đúng là làm nhục quốc gia, ngày khải hoàn không ai dám nhắc đến An Tư.
Lúc đầu là liên hôn Trần Cảnh & Lý Chiêu Hoàng, sau lại đến An Tư, Huyền Trân công chúa, đây là việc công lẫn với việc tư, đây là mối hoạ đối với chính sự nước nhà, dẫn đến chiến tranh với nước Hồ tôn, Chiêm Thành, Chăm pa ở phía Nam của các triều vua sau này...........
5. Thừa nhận sự thật lịch sử để có cái nhìn đúng đắn cho thời hiện tại:
Người xưa viết sử vốn không màu mè hoa lá, càng ít đưa những quan điểm chủ quan, phiến diện. 
Thực tế theo chế độ mới của Tần Thuỷ Hoàng  tiến hành, các bộ sách cổ với các nội dung đa dạng, khách quan đều bị tiêu huỷ. Do chế độ độc tài này nên đạo học cũng theo đó mà suy vi, người hiền hiếm có khó tìm, người có học cũng không dám viết lời ngay, ngòi bút né tránh, không còn đa chiều, khách quan, sử trở nên 1 màu, tuy 2000 năm lịch sử từ năm 200TCN - 1800 SCN có vẻ được chép đầy đủ và chi tiết hơn giai đoạn cũ, nhưng thực tế độ chân thực đáng tin cậy không bằng vài trang sử chép 2500 năm kỉ hồng bàng. Đáng buồn thay.
Cùng với sự phát triển và công nghệ hiện đại, con người nắm giữ những cỗ máy thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Nhưng bản chất vẫn ngạo mạn, tự phụ dẫn đến những ngộ nhận tai ương.
Thừa nhận Văn Lang chỉ ở bắc bộ làm cho Việt nam chúng ta trở thành 1 tỉnh li khai từ Trung Quốc, một đứa con đi lạc cần phải thu hồi về thiên quốc, Hoàng sa, Trường sa cũng là của Trung Quốc.