(bài chia sẻ của chị Lan Anh Vu trong group Người Trong Muôn Nghề. Tham gia nhóm để đồng hành cùng "người trong muôn nghề" nhé ;) )
Lưu ý 1: Bản thân mình từng làm cả HR và cả Product Manager nên thông tin được chia sẻ bên dưới là được tổng hợp từ góc nhìn đa chiều từ cả phía công ty và người đi làm. Cũng xin lưu ý rằng tiêu đề là vậy nhưng câu chuyện không phải là để cổ vũ mọi người chỉ tập trung vào việc tăng lương nha :")))
Lưu ý 2: x5 là con số tương đối, và nó chỉ nên mang tính tham khảo thay vì là mục tiêu của các bạn, dù con số này là đúng với 1 số cá nhân nhưng là đúng với số rất ít, đừng ép mình phải như vậy, điều quan trọng nằm ở ảnh số 3 nhé :")
Làm sao để x5 lương sau 5 năm???
Làm sao để x5 lương sau 5 năm???
OK, HÃY THỬ NHÌN VÀO CON SỐ TRƯỚC. Sau khi thử nhập mức lương từng năm vào excel thì mình ra được biểu đồ này. Ai cũng thấy có 2 cột mốc quan trọng ở đây đúng không? Cùng xem chi tiết nào!!!
Tóm tắt lộ trình 5 năm của mình...
Tóm tắt lộ trình 5 năm của mình...
🎯 Năm 1️⃣ 2️⃣: KHÔNG CÓ GÌ NỔI BẬT
Tất nhiên rồi vì mình vẫn là fresher, kinh nghiệm nếu có cũng chưa đủ sâu. Tuy nhiên, thời gian này lại học được cực kỳ nhiều thứ, gần như là không còn bỏ sót bất kỳ ngóc ngách nào trong công việc, làm từ những việc nhỏ nhất để hiểu full quy trình. Hồi đó sự thật là hay tan làm muộn ⏰, nhưng sau khi phỏng vấn bạn bè làm ở các ngành nghề khác từ kiểm kế, IT, MTK đến ngân hàng, thì ai cũng vậy. Không phải là do công ty giao quá nhiều việc, mà với 1 tâm thế ham học hỏi và sẵn sàng cống hiến, thì mình tìm thấy niềm vui để ở lại muộn.
🎯 Năm 3️⃣: BƯỚC NHẢY ĐẦU TIÊN ⭐️
Là vì sau 2 năm đã nắm rõ hoàn toàn nghiệp vụ và cũng đã đủ sáng tạo và kiên trì để đạt được các mục tiêu đưa ra, nên khi thời đến thì mình là người được chọn để đảm nhiệm vị trí quan trọng. Thời ở đây đơn giản là công ty mở 1 công ty con và cần 1 người đủ cứng cỏi để phụ trách nhân sự. Thời điểm này lương tăng 30%. Thông thường thăng tiến nội bộ bạn sẽ được tăng 10-30% tuỳ vào đặc điểm của vị trí mới. Nhiều công ty sẽ set mức tăng là 10-20%.
🎯 Năm 4️⃣: TIẾP TỤC HỌC HỎI hoặc CÔNG VIỆC MỚI
Thông thường nếu vẫn ở công ty đó thì bạn sẽ lại tiếp tục học những kỹ năng mới (như là kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng lãnh đạo, lên chính sách, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược bán hàng, MKT, v.v…) và làm tốt thì sẽ được tăng lương theo lộ trình của công ty, 1 năm có thể được tăng 20-30% và còn có thưởng nữa.
Ở thời điểm này thường chúng ta sẽ không còn nhìn vào lương tháng mà sẽ nhìn vào package cả năm. Trường hợp của mình thì hơi ngoại lệ vì mình có sự kết hợp domain ở đây và rẽ sang hẳn con đường làm phần mềm cho HR nên range lương đã khác hoàn toàn và cao hơn range của vị trí kia nhiều.
👉 Điều này có được rõ ràng là nhờ 3 năm làm product (không được kể trong đây) + 3 năm làm HR chứ không phải là tự nhiên có được. Nhưng ở nhiều quốc gia thì họ hoàn toàn khuyến khích các bạn mới chỉ có domain knowledge sang làm PO nên bạn nào muốn rẽ ngang hãy đi tìm cơ hội nhé vì ở Việt Nam có những cơ hội như thế này đó! Câu chuyện về làm product và domain knowledge nên chiếm bao nhiêu % thì mình xin được chia sẻ trong 1 post khác 🙂!
🎯 Năm 5️⃣: ĐỪNG CHỈ COI MÌNH LÀ NHÂN VIÊN⭐️
Ở cương vị mới và được quản lý 1 team nhỏ, đừng giới hạn khả năng của bản thân chỉ là làm chuyên môn và quản lý team. Lúc này chúng ta nên nhìn vào business của công ty và đặt câu hỏi xem mình có thể đóng góp được gì. Công việc của mình có tác động trực tiếp đến doanh thu của công ty như thế nào 💸💵. Thời gian đó làm bất kì cái gì mình đều nhắc bản thân là “Every penny counts” - dù pennies này là của công ty. Nếu làm tốt điều này thì chắc chắn bạn sẽ được reward xứng đáng 🙂! Ở đây x1,5 sau 1 năm là khả thi.

VẬY MÌNH ĐÃ LÀM GÌ?

🔶1. QUY TẮC BẤT DI BẤT DỊCH: Không bao giờ làm 1 công ty nào dưới 1 năm (12 tháng) ngoại trừ trường hợp bất khả kháng.
Và thực tế mình luôn làm 1 công ty từ 2-3 năm trừ khi có yếu tố bất thường hoặc bất khả kháng. Điều này giúp ích như sau:
▶️ Đảm bảo mình có chuyên môn đủ sâu vì 2 năm là mình đã làm không còn sót nghiệp vụ nào rồi
▶️ Đủ thời gian để xây dựng các mối quan hệ bền vững ở công ty hiện tại
▶️ Đủ thời gian để chứng minh được vị trí của mình trong mắt team lãnh đạo
▶️ Và đủ thời gian để cho 1 “cơ hội bất ngờ" nào đó có thể xảy ra và rồi biến thành cơ hội của mình. Cơ hội gặp sự chuẩn bị tốt = May Mắn mà!
▶️ À, còn giúp hồ sơ của mình trở nên “đáng tin cậy” hơn thay vì trở thành người nhảy việc quá nhiều. Ở 1 số quốc gia thì cái này là điểm trừ cực kỳ lớn trong CV đó!
🔶2. TƯ DUY PHẢN BIỆN & ĐẶT CÂU HỎI THAY VÌ IM LẶNG
📣 Im lặng ngày xưa có thể là vàng, còn ngày nay là dấu hiệu sớm để biết là team đang có vấn đề. Thử hình dung bạn là leader và thấy nhân viên im lặng trong các buổi họp, buổi đào tạo, buổi demo hay thậm chí là buổi brainstorming? Người thiệt thòi đầu tiên chính là bạn nhân viên đó vì bạn ấy đang không nắm được rõ vấn đề. Vì nếu nắm rõ rồi chắc chắn sẽ nghĩ ra được 1-2 câu hỏi nào đó, dù có thể là câu hỏi cực kỳ đơn giản hoặc đôi khi là câu hỏi có phần “stupid". Nhưng yên tâm là leader sẽ luôn trân trọng người biết lên tiếng hơn những người im lặng nha 😃
📣 Tư duy phản biện thì là fan của Spiderum chắc mọi người đều hiểu là gì rồi, trong công việc thì nó đơn giản là hãy nhìn 1 vấn đề từ nhiều góc cạnh nhất có thể trước khi đưa ra đánh giá cuối cùng. Có cực kỳ nhiều framework cho các bạn luyện tập nha
🔶3. LÀM VIỆC CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ GIỮ CÁI ĐẦU "CỞI MỞ"
👩‍💻 Làm việc có trách nhiệm (take ownership) có nghĩa là thay vỉ chỉ nhận việc rồi làm, thì bạn phải hiểu rõ công việc trước đã (bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi như ở bước trên, thậm chí phải hỏi “tại sao mình lại làm cái này” luôn), sau đó là chủ động tìm giải pháp, nghĩ các ý tưởng và thậm chí đặt mục tiêu lớn hơn những gì được giao cho.
🙋‍♀️ Giữ cái đầu mở là trong bất kỳ công ty nào mình cần thừa nhận và chấp nhận là mọi người rất khác nhau, đừng vội vàng phán xét hoặc chê bai 1 ai đó, hãy cho cái đầu mình cơ hội được mở ra và thử phân tích 1 luồng suy nghĩ trái ngược với mình xem sao. Đôi khi chúng ta chấp nhận sự khác biệt chứ không cần phải đi thay đổi tất cả mọi người.
🔶 4. CHO ĐI TRƯỚC NHẬN LẠI SAU. “Expect the unexpected”
Đây là motto của mình. Bản thân doanh nghiệp để vận hành được và thành công thì cũng đã rất vất vả rồi. Hầu hết mình đều sẵn sàng cho đi trước (gọi là cho đi nhưng chính xác là mình đang được học, và công ty cho mình cơ hội để học và thử sai). Thế rồi kết quả nhận được luôn là những điều mình không dám kỳ vọng trước đó 🥳
Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan

YẾU TỐ KHÁCH QUAN

Quan trọng không kém, vì câu chuyện này sẽ không xảy ra nếu không có các yếu tố sau đây:
👉 Do mình rất may mắn thường xuyên gặp được người sếp tốt ❤️: Người sếp tốt là người có chuyên môn và có sự gắn kết gần gũi với nhân viên để thấu hiểu tâm lý, những thiếu sót, điểm mạnh và cả các kỳ vọng của nhân viên. Vì thế trước mắt hãy đảm bảo mình sau này sẽ trở thành 1 người sếp tốt = việc trang bị cho bản thân chuyên môn tốt đã nhé, song song với đó là học kĩ năng con người.
👉 Do mình làm trong ngành công nghiệp mà thị trường có demand cao 📈 (cụ thể là mảng software) (nhưng phải yêu nghề nhé đừng chọn mảng này chỉ vì “hot" hay demand thị trường cao).
👉 Do relocate ✈️: Do mình chuyển đến thành phố có mức lương cao hơn. Trường hợp này là từ HN vào HCM (lương ngành IT ở đây cao hơn 20-30% so với HN).
p/s: Nhưng các bạn cũng đừng quên là mức sống và chi tiêu ở đây cũng cao hẳn so với HN nhé.

KẾT LẠI LÀ 📝

Thống kê từ Michael Page nói về xu hướng sau đại dịch
Thống kê từ Michael Page nói về xu hướng sau đại dịch
Thị trường, hay doanh nghiệp, luôn có room cho chúng ta được thử sức, học hỏi và đóng góp vào sự phát triển của nó. Nhưng dù làm gì, lương bao nhiêu, thì điều quan trọng hơn cả vẫn là đảm bảo bạn đang thấy mình tốt hơn mỗi ngày khi làm công việc đó và bạn cảm thấy văn hóa nơi đây phù hợp để bạn gắn bó. Rồi sẽ đến ngày hái quả ngọt thôi 🌳!
P/S: Đây là 1 thống kê từ Michael Page nói về xu hướng sau đại dịch: người lao động sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và niềm vui trong công việc, mọi người có thể tham khảo để nắm được xu hướng thị trường.
Đọc thêm: