Sau bài nhập môn về Kế toán tài chính, mình thấy rất vui khi bài viết được cả các bạn không phải chuyên ngành TCKT hưởng ứng. Trong bài viết tiếp theo này, mình sẽ cố gắng viết dễ hiểu hơn nữa. Tuy vậy sẽ vẫn có những chỗ mang tính chuyên ngành 1 chút, các bạn có thể comment những chỗ ấy nhé.
Nào cùng bắt đầu nào.
Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu các cấu phần của 1 báo cáo tài chính, trong đó 2 phần rất quan trọng đó là Bảng cân đối kế toán (BS) và Báo cáo kết quả kinh doanh (IS). Các bạn còn nhớ BS gồm gì không. Nếu không, mình nhắc lại ở đây nhé:
BS bao gồm Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Ta có công thức: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Hình thành nên các khoản mục cho BS và IS chính là các giao dịch kế toán (Accounting transactions). Giao dịch kế toán phản ánh các hoạt động trong 1 doanh nghiệp, mà có thể chia thành các chu trình
- Bán hàng, thu tiền
- Mua hàng, thanh toán
- Lương, thưởng...
- Mua sắm TSCĐ
...

Đọc thêm:


Vậy để phản ánh các hoạt động ấy trong sổ sách kế toán, người ta làm cách nào? Đó chính là việc sử dụng bút toán kép (double entry accounting), một phương pháp ghi chép rất hay được phát minh từ thế kỷ 14. Phương pháp này có thể tóm gọn thành 1 số điểm như sau:
+ Khi hạch toán phải đồng thời ghi Debit 1 (hoặc nhiều) khoản mục và Credit lên 1 (hoặc nhiều) khoản mục
+ Tổng Debit = Tổng Credit
Các bạn đừng dịch nghĩa 2 từ Debit và Credit này nhé (nếu dịch thì sẽ cảm thấy loạn hơn). Hãy hiểu nguyên lý của Debit và Credit như sau:
* Khi Debit khoản mục liên quan tới Chi phí (Expenses), Tài sản (Asset), điều đó phản ánh việc Phát sinh tăng chi phí, tăng tài sản. Ngược lại khi Credit những khoản mục này thì giảm đi.
* Khi Credit khoản mục liên quan tới Doanh thu (Revenue), Nợ phải trả (Liabilities), Nguồn vốn (Capital), điều đó phản ánh việc Phát sinh tăng doanh thu, nợ phải trả, nguồn vốn. Ngược lại khi Debit thì những khoản mục này giảm đi.
Lấy 3 ví dụ sau nhé:
Ví dụ 1: Bán hàng 100tr, khách trả đủ.
Khi đó, doanh thu (revenue) phát sinh là 100tr. Tiền (cash) cũng tăng 100tr do thu được tiền. Ta định khoản (ghi chép) giao dịch này như sau
Debit Cash 100tr/ Credit Revenue 100tr.
Tổng Debit = Tổng Credit 100tr.
Ví dụ 2: Mua máy móc 50tr, nợ lại nhà cung cấp
Khi đó, Giá trị máy móc (machinery) tăng lên thêm 50tr, và vay nợ (Payables) tăng thêm 50tr.
Ta định khoản như sau:
Debit Machinery 50tr/Credit Payable 50tr
Ví dụ 3: Lấy tiền trả nhà cung cấp trên 30tr
Khi đó, tiền giảm đi 30tr. Vay nợ giảm 30tr.
Tiền (là tài sản) giảm, khi đó cần Credit Cash để phản ánh số giảm này.
Công nợ giảm, khi đó cần Debit Payable để phản ánh số giảm này.
Ta định khoản như sau:
Debit Payable 30tr/ Credit Cash 30tr
Để luyện thêm về phần này, các bạn cùng thử tự tìm cho mình mỗi loại dưới đây 1 ví dụ nhé. Mình lấy ví dụ trước cho bài tập nhỏ này như sau:
- Tăng tài sản, tăng công nợ (ví dụ chính là việc mua máy móc mà nợ lại nhà cung cấp). Các bạn tìm thêm 1 ví dụ nữa cho mục này nhé. các mục bên dưới cũng mỗi loại 1 ví dụ
- Tăng 1 loại tài sản, Giảm 1 loại tài sản
- Tăng tài sản, Tăng vốn chủ sở hữu
- Tăng chi phí, tăng công nợ
- Giảm 1 loại công nợ, Tăng 1 loại công nợ khác

Đọc thêm:

Các bạn cũng thử tìm thêm, hoặc nếu không tìm được thì hãy chứng minh vì sao không có các giao dịch sau nhé:
- Tăng tài sản, tăng chi phí
- Tăng công nợ, tăng doanh thu

À, mình bổ sung 1 số thuật ngữ bằng tiếng Anh để các bạn nắm được nhé:
Tài sản cố định - Fixed assets
Hàng tồn kho - Inventory
Phải thu khách hàng - Trade receivable
Phải trả người bán - Trade payables
Phải trả về Thuế - Tax payables
Phải trả người lao động - Payables to employees
Nợ Vay - Loan
Tiền mặt - Cash on hand
Tiền ngân hàng - Cash at bank
Vốn chủ sở hữu - Capital

Bài tập nhỏ nữa: Hãy thử phân loại các mục này (mình đã cố sắp xếp không theo thứ tự) vào 3 mục: Tài sản, Nợ phải trả, và Vốn chủ sở hữu nhé.
Vậy là 2 bài tập rồi. Các bạn thử dành 10p tối CN để làm nhé.
Have fun ;)
Các bạn làm xong bài rồi mình kể câu chuyện ngày xưa mình học môn này lúc đầu như nào nha


Bài viết cùng tác giả: