Nhập môn Kế toán tài chính
Xin chào các bạn, lại là mình đây với series về kế toán - kiểm toán - tài chính Hôm trước sau khi giới thiệu về ACCA , hôm nay mình...
Xin chào các bạn, lại là mình đây với series về kế toán - kiểm toán - tài chính
Hôm trước sau khi giới thiệu về ACCA, hôm nay mình sẽ tiếp tục đối với bài viết liên quan tới môn kế toán tài chính (financial accounting). Đây là một môn học rất quan trọng, nhất là đối với các bạn muốn làm về kế toán, kiểm toán. Chủ doanh nghiệp cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản này để có thể hiểu kỹ hơn về báo cáo tài chính nhé. Ngoài ra các bạn cũng nên nắm được sự khác nhau của kế toán quản trị (management accounting) và kế toán tài chính, ở đây nhé.
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
1. Những nguyên lý cơ bản của kế toán tài chính
Bạn nào học qua toán hồi bé đều nhớ hệ thống tiên đề Euclid (ví dụ: Qua 2 điểm chỉ vẽ được duy nhất 1 đường thẳng). Những tiên đề không cần phải chứng minh, và các mệnh đề, định lý... toán học thì được phát triển trên các tiên đề đó.
Đối với kế toán tài chính cũng như vậy. Gốc của nó chính là các nguyên lý kế toán (accounting principles), sau đó phát triển thành các chuẩn mực kế toán (accounting standards) - hướng dẫn chi tiết cách xử lý, ghi nhận đối với mỗi trường hợp. Khi 2 hay nhiều chuẩn mực có thể có va lệch nhau thì quay lại nguyên lý để xem xét.
Đọc thêm:
Vì thế, nắm được vững các nguyên lý kế toán là điều kiện tiên quyết để hiểu và bắt đầu đối với môn này. Các nguyên lý kế toán chính bao gồm:
- Nguyên lý thực thể kinh doanh: đòi hỏi một doanh nghiệp phải được hạch toán và đối xử như một thực thể riêng biệt với các chủ sở hữu của nó. Ví dụ: Mr A là giám đốc công ty X. Công ty X dự định mua 1 xe ô tô và Mr A muốn đăng ký xe mang tên mình nhưng vẫn tính là tài sản của Công ty X. Điều này là sai vì nó vi phạm chính nguyên lý thực thể kinh doanh, rõ ràng tài sản này là của Mr A (mặc dù Mr A là giám đốc, chủ doanh nghiệp) nhưng đây là 2 thực thể khác nhau. Nhiều doanh nghiệp nhỏ rất dễ bị lẫn lộn cái này, tiền công ty với tiền cá nhân hay có xu hướng hòa vào làm một.
- Nguyên lý cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu/chi. Điều này phản ánh doanh thu, chi phí phát sinh thực tế trong năm, do đó mới phản ánh đầy đủ được các hoạt động của DN. Thu/chi chỉ phản ánh dòng tiền ra vào trong công ty chứ không phản ánh hiệu quả hoạt động (lãi/lỗ). Ví dụ: công ty A mua 200tr tiền hàng và bán được 300tr. Công ty mới nhận được 50tr từ khách hàng, và đã phải trả 100tr cho Nhà cung cấp. Như vậy, hoạt động bán hàng của Công ty A lãi 100tr (300-200) nhưng dòng tiền thì lại âm 50 (50-100)
- Nguyên lý Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Nguyên lý Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Ví dụ:
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Đọc thêm:
Giả sử công ty bạn có 1 vụ kiện, qua tham khảo ý kiến từ luật sư thì đến 90% bạn sẽ thua. Như vậy, mặc dù chưa ra phán quyết bạn phải trả bao tiền phạt, bạn đã phải hạch toán chi phí này vào trong năm. Như vậy phản ánh chính xác nghĩa vụ của bạn tại thời điểm cuối năm, qua đó phản ánh sát với thực tế giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm đó
2. Những khái niệm cơ bản
Sau khi đi sơ lược các nguyên lý cơ bản, mình sẽ đi đến các khái niệm cơ bản của kế toán. Một số sách sẽ bắt đầu bằng việc dạy định khoản (ghi chép) các nghiêp kinh tế phát sinh, tuy nhiên mình muốn vẽ ra 1 bức tranh rộng hơn như sau:
- Sản phẩm cuối cùng của việc làm kế toán là Báo cáo tài chính (BCTC). BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Balance sheet - BS), Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement - IS), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows - CF) và Thuyết minh Báo cáo tài chính (Notes to financial statements - N2FS), trong đó 2 thành phần chính là BS và PL.
- BS thể hiện tình hình tài chính của 1 DN tại 1 thời điểm. (ví dụ 31/12/2019). BS gồm 3 thành phần chính
+ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán
+ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp
Ta có công thức cơ bản như sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Lấy ví du: Bạn thành lập DN, bạn có 200tr. Bạn đi mua 1 xe taxi để chạy Grab với giá 300tr. Bạn phải vay NH 100tr.
Như vậy: tài sản bạn có 300tr xe ô tô. Vốn CSH bạn có 200tr, bạn có nợ phải trả 100tr.
Sau 1 năm bạn đi làm, bạn chạy lãi được 500tr nữa. Khi đó bạn trả ngân hàng 100tr và bạn còn 400tr đồng tiền mặt.
Sau 1 năm: tài sản bạn có 700tr (300tr xe ô tô và 400tr tiền mặt). Bạn không có nợ. Vốn CSH của bạn khi đó bằng vốn góp (200tr) và lãi (500tr).
- Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện lãi/lỗ trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ (cho 6 tháng đầu năm, cho quý 1/2020...)
Các thành phần cơ bản của Báo cáo KQKD:
+ Doanh thu: Doanh thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính (cho vay, gửi tiết kiệm...), thu nhập khác
+ Chi phí: Chi phí giá vốn (tương ứng với doanh thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ), chi phí tài chính (lãi vay...), chi phí bán hàng (marketing, quà tặng, hoa hồng...), chi phí quản lý doanh nghiệp (thuê nhà, trả lương...), chi phí khác
Các bạn có thể mở BCTC của 1 doanh nghiệp VN ra để tham khảo các khái niệm mình vừa viết nhé. BCTC Novaland 2019
Bài viết đã dài, hẹn các bạn bài tới mình sẽ nói chi tiết hơn, đi sâu hơn về các khoản mục trên BCTC nhé. ^.^
Bài viết cùng tác giả:
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất