Nói qua về background của mình: Mình tốt nghiệp FTU cách đây 2 năm và sau khi qua vài kỳ intern, vài job ngắn hạn thì mình đi làm full-time ở một công ty suốt từ đó tới giờ. Công việc của mình ổn, không quá bận, làm giờ hành chính. Sếp Nhật rất nice, văn phòng bé xíu và đồng nghiệp thì quá đỗi chan hòa. Ai cũng nghĩ mình may mắn. Và mình cũng nghĩ thế. 
Nhưng mình vừa nộp đơn xin nghỉ việc. 
Thỉnh thoảng, trước những ngưỡng cửa của bất kỳ một sự thay đổi nào, mình hay có thói quen dành cho mình chút thời gian "phản chiếu" (self-reflect), và bất ngờ khi nhận thấy mình đã thay đổi ra sao qua thời gian. Mình của 2 năm trước và mình của hiện tại như thể hai con người khác vậy, giống như tôi vẫn là tôi nhưng lại không phải tôi ấy haha. 
Alexa Meade, “Portrait 1.”
Lúc mới ra trường cứ ngỡ học gì phải làm nấy mới được .....
Mình học ngành ngôn ngữ. Mình đã từng yêu thích học ngoại ngữ vô cùng, cho đến khi mình thực sự học cái thứ tiếng chuyên ngành của mình =))). Mình cũng đã từng nghĩ sẽ rẽ lối sang hướng khác, nhưng tiếc 4 năm đèn sách, tiếc đồng lương khởi điểm kha khá của ngành, nên mình lại tiếp tục đi con đường thẳng băng này. 
Mình nghĩ cực kỳ nhiều về cái gọi là "career path" (con đường sự nghiệp). Mình đặt câu hỏi: "Điểm đến tiếp theo trong công việc của mình là gì?" Lựa chọn của mình quanh đi quẩn lại, khá hạn hẹp, bởi vì mình đã luôn tự giới hạn tư duy và lựa chọn của mình. Việc dùng được những gì mình học trở thành thứ tiên quyết trong lựa chọn nghề nghiệp của mình, bất kể mình có thích những thích mình dùng hay không. 
Công thức của các bạn đồng môn: "Học ngành này thì chỉ có ra làm giáo viên, làm biên phiên dịch, làm comtor, làm cho công ty nước ngoài, vì chúng mình chẳng có gì ngoài tiếng."
Mình nhận ra, chúng mình vốn không nên tự đóng khuôn suy nghĩ như thế. Nếu mình thực sự không hứng thú với việc phát triển nó thì tại sao phải cố bám víu nhỉ? Tại sao lại biến thứ vốn là lợi thế trở thành gánh nặng hay trở ngại ngăn mình khám phá cái mới? 
Có một lần, mình tham gia một sự kiện dành cho cựu sinh viên ở trường mình. Các bạn ở cùng lứa tuổi của mình phần đông hiện giờ đang đi theo công thức chung mình nhắc tới trên kia. Nhưng mình để ý các anh chị khóa trên, những người đã đi làm khoảng 5,10 và thậm chí là 20 năm, có anh chị nhảy tới cả chục công việc khác nhau (chuyên môn công việc này hỗ trợ cho công việc khác, dù vị trí cũng chẳng có mấy liên quan tới nhau), có người đã có những vị trí cao trong cơ quan nhà nước, có người vẫn đi làm doanh nghiệp, có người buôn bán, khởi nghiệp, ... Dù là làm gì, có chỗ đứng và vị thế hay chưa, thì một số không nhỏ các anh chị ấy không hề dùng tới chuyên ngành mình đã học ở trường Đại học. 
beautiful, bloom, and feminism image
Không nên tìm công việc ổn định. Thứ cần ổn định phải là năng lực và giá trị của chính bản thân mình.
Công ty mình làm Dự án. Mình từng chứng kiến những dự án khác đóng cửa vì nhiều nguyên nhân. Nhân viên đột ngột bị buộc phải thôi việc trong thời kỳ thị trường việc làm khó khăn vì Covid. Có anh chị ở đây trong khoảng thời gian gần 2/3 quãng đời đi làm. Họ làm đi làm lại một công việc, ở mãi một nơi quy mô không lấy gì làm lớn, hiện tại không còn lợi thế cạnh tranh. Tại thời điểm nhiều năm trước, công việc của họ đã từng rất ổn định, đã từng rất "xịn xò" vì là nhân viên của một công ty nước ngoài cơ mà. Có thể họ đã quá vội vàng yên tâm rồi - yên tâm với một công việc được coi là "ổn định". Nhưng thứ cần ổn định phải là năng lực và giá trị bản thân mới đúng.
Đối với cá nhân mình, năng lực bản thân chính là Năng lực tư duy và Năng lực tài chính. Nếu chưa có thì cần phải trau dồi. Làm sao để nâng cao năng lực và ổn định năng lực ở mức cao thì mới có thể thấy yên tâm được.
Giá trị của mình là Lương thiện, Tự do, và Học hỏi. Làm gì cũng được miễn là (1) Không làm việc trái với lương tâm, phải "làm-tốt" (không được "làm-xấu") cho người khác (2) Luôn hướng tới cái đích cuối cùng là được tự do (3) Luôn phải học được gì đó.
Vậy là tiêu chí lựa chọn công việc đã thay đổi so với 2 năm. Trước đây là: 
- Đúng ngành học hoặc kinh nghiệm tương đương, vì như thế lương khởi điểm mới ok; 
- Công việc phải nghe "xịn", công ty phải to, phải "international"; phúc lợi phải tốt. 
(Đúng là suy nghĩ của một con bé phù phiếm! =)))))).) 
Và mình nghĩ rằng, mỗi một độ tuổi, với sự ưu tiên khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau thì tiêu chí lựa chọn công việc của mình cũng sẽ khác. Không sao, miễn là chúng ta biết mình muốn gì, chúng ta biết mình đang đi tới đâu thì mình tin là chúng ta sẽ không cô độc, không lạc lối trong hành trình đó! ^^
Wish me luck!

Đọc thêm: