GIÁ TRỊ CỦA SỰ TỬ TẾ TRONG CÔNG VIỆC
Trong suốt những tháng năm chấp nhận quăng mình ra khỏi vùng an toàn đó, điều mình được dạy nhiều nhất chính là sự tử tế trong công...
Trong suốt những tháng năm chấp nhận quăng mình ra khỏi vùng an toàn đó, điều mình được dạy nhiều nhất chính là sự tử tế trong công việc. Không có công việc nào có thể thực sự thành công nếu thiếu đi sự tử tế của từng cá nhân trong Dự án, tổ chức và đội nhóm đó.
Người ta thường nhầm lẫn khái niệm tử tế với đức tính tốt bụng. Thực ra, "tử tế" là một khái niệm rộng lớn hơn rất nhiều.
Mình chưa bao giờ là sếp hay lãnh đạo một Dự án tầm cỡ. Tất cả những gì mình có chỉ là trải nghiệm may mắn được tín nhiệm ở vị trí lãnh đạo của những Dự án nhỏ (đa số là những Dự án của các bạn trẻ và dành cho người trẻ) & may mắn được làm việc, trở thành thành viên của những Dự án lớn, được học hỏi từ những Leader, những người sếp luôn khiến mình phải học tập nhiều hơn với một lòng ngưỡng mộ và tôn trọng.
Trong suốt những tháng năm chấp nhận quăng mình ra khỏi vùng an toàn đó, điều mình được dạy nhiều nhất chính là sự tử tế trong công việc. Không có công việc nào có thể thực sự thành công nếu thiếu đi sự tử tế của từng cá nhân trong Dự án, tổ chức và đội nhóm đó.
1. Sự tử tế ở cách làm việc với nhiệm vụ được giao:
Giống như câu chuyện về 5 đồng, 10 đồng hay 15 đồng mà tác giả Giản Tư Trung từng đề cập trong cuốn Đúng Việc (Bạn có thể xem đầy đủ ví dụ tại video này: https://www.youtube.com/watch?v=ABhZnZnHHw). Nhận một công việc, làm thật hoàn chỉnh với tất cả khả năng và sự nghiên cứu là một trong những biểu hiện của sự tử tế. Có nhiều người sẽ phản biện: Cuộc sống này không chỉ có mỗi công việc, nên chỉ cần làm vừa vừa thôi, việc quái gì phải làm thế. Đúng, nhưng chưa đủ. Đối với những người trẻ như mình, làm tử tế là cách tốt nhất để bạn tự khai phá chính bản thân mình. Biết được khả năng của mình ở đâu & hiểu mình thiếu sót những gì. Làm việc tử tế chắc chắn sẽ có lúc mệt, khó & một chút áp lực, nhưng nghĩ ngược lại, không tử tế thì sẽ thế nào?
- Thứ nhất: Bạn đánh mất uy tín của chính mình. Uy tín là thứ vô cùng quan trọng. Nói một cách thực dụng hơn, bạn sẽ chẳng bao giờ vừa giàu có vừa thành đạt nếu không có uy tín cá nhân (trừ khi bạn buôn hàng cấm, con tài phiệt hay làm giàu từ mánh khoé). Vì ai mà tin tưởng bạn? Ai còn dám giao tiền cho bạn làm?Và ai mà dám giao cả uy tín của bản thân họ cho một kẻ thiếu sự tử tế trong cách làm việc? Uy tín đổi ra được tiền bạc, nhưng tiền bạc chưa chắc mua được uy tín.
-Thứ hai: Bạn khước từ cơ hội phát triển năng lực của bản thân. Làm tí đã sợ bị lợi dụng. Làm tí đã sợ bị bóc lột. Nhưng đối với người chưa có kinh nghiệm gì trong tay nhưng lại cứ sợ mình mất mát. Xin lỗi nói thẳng, đã có cái quái gì để mà mất đâu. Đừng sợ bị lợi dụng khi bản thân chưa có gì, hãy làm sao để chính mình"có giá trị để được lợi dụng". Đây không phải là cách nói cổ suý cho tư duy bóc lột của các doanh nghiệp hay đạp đổ giá trị quan trọng của sức khoẻ và tầm quan trọng của cuộc sống cá nhân. Quan trọng là "Hãy thực sự khiến mình trở nên có gía trị"trước khi lo lắng quá nhiều về chuyện "được"&"mất".
2. Sự tử tế trong cách xây dựng các mối quan hệ công việc:
Tất cả những mô hình quản lí nhân sự hay lãnh đạo, cuối cùng đều được sinh ra để phục vụ cho 2 mục đích song phương: Quản lí con người & Phát triển tổ chức/doanh nghiệp/đội nhóm. Tuy là 2 mục đích trông có vẻ trái ngược nhau, nhưng đều có tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau.
Làm sao có thể làm việc với con người nếu không phát triển mối quan hệ công việc dựa trên những khía cạnh "người" nhất. Là cảm xúc, là tinh thần, lòng tin, tình yêu thương và cảm giác giữa người với người. Tại sao Google, FPT, Viettel hay một số những tập đoàn lớn lại đầu tư vào công tác PR, truyền thông nội bộ & việc xây dựng "văn hoá doanh nghiệp" nhiều đến vậy. Đó chính là vì để củng cố mối liên hệ có tính chất hai chiều giữa "Nhân sự" & "Lợi nhuận". Đội ngũ nhân sự giỏi thôi chưa đủ, để giữ chân & khiến cái giỏi của họ không trở thành vũ khí nguy hiểm đối với doanh nghiệp, thực sự không thể thiếu đi sự tử tế trong cách đối đãi giữa người với người, giữa sếp với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên. Tất cả mọi mô hình quản lí đều trở nên vô nghĩa và không khác gì cỗ máy hút cạn lòng nhiệt thành cống hiến & sự tận tâm của nhân viên nếu thiếu đi cốt lõi của sự tử tế cơ bản giữa người và người.
Làm sao có thể làm việc với con người nếu không phát triển mối quan hệ công việc dựa trên những khía cạnh "người" nhất. Là cảm xúc, là tinh thần, lòng tin, tình yêu thương và cảm giác giữa người với người. Tại sao Google, FPT, Viettel hay một số những tập đoàn lớn lại đầu tư vào công tác PR, truyền thông nội bộ & việc xây dựng "văn hoá doanh nghiệp" nhiều đến vậy. Đó chính là vì để củng cố mối liên hệ có tính chất hai chiều giữa "Nhân sự" & "Lợi nhuận". Đội ngũ nhân sự giỏi thôi chưa đủ, để giữ chân & khiến cái giỏi của họ không trở thành vũ khí nguy hiểm đối với doanh nghiệp, thực sự không thể thiếu đi sự tử tế trong cách đối đãi giữa người với người, giữa sếp với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên. Tất cả mọi mô hình quản lí đều trở nên vô nghĩa và không khác gì cỗ máy hút cạn lòng nhiệt thành cống hiến & sự tận tâm của nhân viên nếu thiếu đi cốt lõi của sự tử tế cơ bản giữa người và người.
Ở một góc nhìn gọn gàng & giản đơn hơn:
Tử tế không chỉ đơn giản là tốt bụng.
Tử tế cũng không phải là chuyện bao đồng hay duy chỉ để sống vì người khác.
Tử tế suy cho cùng, là vì giá trị của chính bản thân mình, theo một cách tốt cả cho bản thân & người khác.
#salem
#morningpage
(*) Morning page là chuỗi các bài viết mình tự đặt ra để rèn luyện tư duy & thói quen viết mỗi ngày.
Vui lòng thông báo trước khi sao chép và đăng tải lại bài viết.
Đọc nhiều hơn những bài viết của mình tại:
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất