Kế toán kiểm toán và tài chính - sự thật là gì
Hôm trước đi off, lúc còn đang rôm rả khi vừa mới đến, 1 bạn có hỏi mình làm về nghề gì, mình nói làm TCKT thì bạn ấy (học IT) bảo...
Hôm trước đi off, lúc còn đang rôm rả khi vừa mới đến, 1 bạn có hỏi mình làm về nghề gì, mình nói làm TCKT thì bạn ấy (học IT) bảo có phải nghề của anh là chuyên đi bòn rút tiền không &.& (anh mà đi bòn rút tiền được thì đã không ngồi đây “feeling like a loser” như này em ơi). Cơ mà ngẫm nghĩ lại, mình thấy cũng nên có 1 vài tổng kết nho nhỏ sau 5 năm đi làm của mình để mọi người nắm được tài chính kế toán kiểm toán là như nào. Phần 2 sẽ tóm tắt một số bằng cấp cơ bản trong ngành nghề này để mọi người phân biệt như ACCA, CPA, CIMA, CFA, CMA, sau này đỡ bị ai lòe hehe. Nếu mà dài quá xin phép mọi người mình chia làm 2 bài nhé.
Đọc thêm:
Tổng quan về Kế Toán - Kiểm Toán
Kế toán - Kiểm toán là hai ngành nghề quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Trong bài viết này, Spiderum sẽ đưa ra định nghĩa, tổng quan, phân nhánh ngành, lộ trình thăng tiến cũng như kỹ năng cần có để thành công trong hai ngành kế toán và kiểm toán.nguoitrongmuonnghe.com
Kế toán - Kiểm toán là hai ngành nghề quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Trong bài viết này, Spiderum sẽ đưa ra định nghĩa, tổng quan, phân nhánh ngành, lộ trình thăng tiến cũng như kỹ năng cần có để thành công trong hai ngành kế toán và kiểm toán.nguoitrongmuonnghe.com
Sẽ cố gắng viết sao cho dễ hiểu và súc tích nhất để mọi người cảm thấy 1 bài viết mang tính chuyên ngành nó nhẹ nhàng và không lên gân :)
Đầu tiên, và quan trọng nhất, kế toán.
• Về mặt lý thuyết: kế toán là việc ghi chép, tổng hợp, báo cáo số liệu (nghe chung chung nhỉ)
• Về mặt thực tiễn: trên thực tế kế toán là việc rất quen thuộc mà gần như ai cũng làm hàng ngày chứ không phải cao siêu gì. Vợ mình ngày nào cũng ngồi cân đối tiền thu chi, đi chợ như nào hehe. Ngày bé thì bố có đi chợ buôn bán, thi thoảng lại thấy ông ngồi “cộng sổ”, những con chữ loằng ngoằng, gạch chi chít người này còn nợ bao nhiêu, hay còn nợ người bán hàng cho mình bao nhiêu. Đấy cũng chính là các công việc ghi chép, và tổng hợp số liệu, nó là dạng thức kế toán thô sơ nhất ngày xưa hay còn gọi là kế toán đơn. Kế toán kép ra đời vào thế kỷ 15 đã thay đổi lịch sử của ngành này sang 1 trang mới.
Kế toán phát triển, dần dà việc ghi chép số liệu tài chính càng ngày càng tin cậy hơn, từ đó hình thành thêm nhiều vai trò của kế toán trong việc vận hành 1 doanh nghiệp. Các bạn bước vào 1 công ty nào cũng sẽ thấy, marketing có thể thiếu, sales có thể thiếu, thậm chí nhân sự cũng có thể do giám đốc kiêm nhiệm, nhưng luôn có 1 kế toán, đủ để thấy kế toán quan trọng như nào.
Nói chung, kế toán phân nhánh thành 2 nhánh sau:
• Kế toán tài chính: bao gồm việc hạch toán kế toán hàng ngày theo các chuẩn mực kế toán VN và quốc tế, theo luật kế toán, theo các văn bản pháp luật về thuế, bảo hiểm...Đây là chức năng thường gặp nhất khi bước chân vào phòng kế toán
• Kế toán quản trị: bao gồm việc phân tích dữ liệu để BGĐ ra quyết định, ví dụ phân tích về điểm hòa vốn, thiết lập ngân sách hàng năm, tư vấn về chính sách giá...Các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Masan, Techcombank...sẽ có phòng này.
Đọc thêm:
(Ở Việt Nam còn có kế toán thuế, thực ra nó là 1 mảng công việc của kế toán tài chính. Tuy nhiên, do tính chất minh bạch tài chính của các DN Việt Nam là chưa cao, việc các doanh nghiệp trốn thuế là điều tương đối quen thuộc, chính vì thế mà người ta hay tách riêng ra thành 1 mảng riêng để tiện cho việc...xào nấu số liệu để qua mặt cơ quan thuế và bảo hiểm).
Thế thì kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau như nào? Xin phân biệt ở các khía cạnh sau đây
1. Tính chuẩn tắc
• KTTC ở mức cao tuyệt đối, tức là bạn phải TUÂN THEO các nguyên tắc kế toán (accounting principles), chuẩn mực kế toán (accounting standards) được quy định bởi liên đoàn kế toán quốc tế, bộ tài chính...bla bla. Báo cáo cũng phải được lập theo 1 dạng thức nhất định.
• KTQT: tính tùy biến cao, báo cáo có thể thiết kế như nào cũng được tùy vào đối tượng hướng đến, ví dụ trình bày trong nội bộ phòng thì 1 kiểu, cho BGĐ 1 kiểu, cho nhà đầu tư 1 kiểu. Báo cáo cũng có thể dưới dạng hình ảnh, đồ thị...miễn sao đạt được mục tiêu
2. Tính cập nhật
• KTTC sử dụng các thông tin quá khứ (historical data) để lập báo cáo. Ví dụ dựa vào việc ghi nhận suốt 1 năm mà người ta lập nên báo cáo tài chính năm 2018 cho công ty A. Tức là dựa vào cái ĐÃ XẢY RA và giờ ghi nhận, thể hiện lại.
• KTQT: sử dụng dữ liệu quá khứ và dữ liệu tương lai để lập báo cáo. Ví dụ dựa vào doanh thu bán hàng DỰ KIẾN để tính toán khi nào sẽ hòa vốn, hoặc như Việt Anh hoặc Nga Levi dự đoán lượng người dùng trong các tháng tới để tính khi nào cần thuê thêm server.
3. Đối tượng sử dụng
• Đối tượng sử dụng của KTTC: thường là nhà đầu tư (nhất là các công ty niêm yết), cơ quan thuế, bảo hiểm, đôi khi là khách hàng, nhà cung cấp cũng sẽ tham khảo báo cáo tài chính để xem có nên giao dịch với công ty của bạn không. Như vậy thường là đối tượng “bên ngoài”
• Đối tượng sử dụng của KTQT: thường là “bên trong”, bao gồm ban giám đốc, các trưởng phòng ban để có thể tối ưu hóa cũng như hiệu quả hơn trong việc ra quyết định.
Thông tin kế toán nói chung, dù là KTQT hay KTTC thì đều phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác và khách quan thì mới có ích cho người đọc báo cáo. Chính vì thế mà vai trò của kế toán mới càng ngày càng quan trọng và vì vậy nên mình đã phải dành cả 1 tiếng để viết bài này nhằm thanh minh lời “dị nghị” của bạn trẻ hôm trước hehe.
Ps1: kiểu này chắc phải viết 3 phần rồi, phần sau sẽ viết về kiểm toán và tài chính là ntn nhé. Mọi người cùng góp ý và thảo luận thêm cho vui.
Ps2: không biết cho bài này vào mục gì, cho tạm vào quan điểm - tranh luận vậy. Có khi xin các ad cho 1 mục Kiến thức chuyên môn hehe =.=
Bài viết cùng tác giả:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất