Ngành Hậu cần quân đội, học nấu ăn ?
Quân đội có ngành Hậu cần huh ? Học Hậu cần xong đi nấu ăn ? Thế bao lâu được lên làm bếp trưởng ? Đó là những câu hỏi mình thường...
Quân đội có ngành Hậu cần huh ? Học Hậu cần xong đi nấu ăn ? Thế bao lâu được lên làm bếp trưởng ?
Đó là những câu hỏi mình thường được nhận về ngành học của mình thực tế là dù công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc tiếp cận tri thức ngày càng được nâng cao nhưng hiểu biết của mọi người và quân đội nói chung và một ngành hậu cần quân đội nói riêng còn tương đối hạn chế. Vì vậy mình viết bài này để giới thiệu tới độc giả, cũng như nhằm tư vấn cho các bạn học sinh quan tâm tới ngành hậu cần trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
1, Lực lượng Hậu cần trong quân đội, họ là ai ?
Quân đội, cũng như những ngành nghề, khác hoạt động như một bộ máy phức tạp với các chi tiết vận hành độc lập nhưng nằm trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. mỗi khi nhắc đến quân đội, người ta thường liên tưởng đến những người lính cầm súng trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, những vị chỉ huy thét ra lửa hay những anh tình báo âm thầm hoạt động trong lòng địch. đúng, nhưng chưa phải toàn bộ. thực tế phải tạo cơ sở toàn diện về vật chất trang bị, sức khỏe và cả tinh thần mới có thể tạo điều kiện cho các lực lượng hoàn thành nhiệm vụ, đó chính là chức năng của các bộ phận bảo đảm các mặt hậu cần, quân y và kỹ thuật, trong đó đó họ cần đóng vai trò chủ chốt quyết định đến sức chiến đấu và khả năng của bộ đội.
Lực lượng hậu cần có nhiệm vụ bảo đảm mọi mặt: ăn, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại, chăm sóc sức khỏe cho họ rồi Vì vậy trong bất kỳ có chuyến nào đây cũng là bộ phận quan trọng và là mục tiêu chống phá hàng đầu của đối phương. (Chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971 của Quân lực VNCH nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh - tuyến hậu cần quan trọng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam)
Đọc thêm:
2, Học Hậu cần là học nấu ăn ?
Ngôi trường đào tạo hậu cần cho các đơn vị trên phạm vi toàn quốc là Học viện Hậu cần, với 2 cơ sở chính tại quận Long Biên và thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Quả thật là sĩ quan Hậu cần biết nấu ăn, bởi đó là một trong những nội dung huấn luyện bắt buộc trong chương trình đào tạo tại học viện. Cụ thể thì chúng mình được phân vào 1 trong 6 chuyên ngành, đại diện cho 6 lĩnh vực hoạt động chủ yếu của lực lượng Hậu Cần
-Chỉ huy Tham mưu Hậu cần: Chịu trách nhiệm chung hậu cần, lên kế hoạch và triển khai thực hiện các mặt bảo đảm về hậu cần cho bộ đội.
-Quân nhu: Cung cấp, bảo đảm quân trang chiến đấu, thực hiện công tác quân nhu, quân lương, đảm bảo cho bộ đội có đủ cơm ăn áo mặc.
-Vận tải: Trong thời chiến, đây là công tác quan trọng hàng đầu của ngành hậu cần, với những chuyến xe ngang dọc khắp 3 miền đất nước mang thời cung cấp vũ khí trang bi, chuyên chở người và vật chất để có thể kịp thời tổ chức chiến đấu thắng lợi.
-Xăng dầu: Cung cấp vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật thì tất nhiên phải đảm bảo cả về nhiên liệu để vận hành và duy trì hoạt động.
-Doanh trại: Cán bộ doanh trại tập trung thực hiện nhiệm vụ xây mới, cải tạo, sửa chữa doanh cụ, doanh trại, cũng như bảo đảm các loại vật chất cơ sở hạ tầng cho bộ đội sinh hoạt và rèn luyện .
-Tài chính: Tiền.
Bên cạnh chương trình học chính khóa, học viên được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ bắt buộc của đơn vị. Vì các công việc được chia đều đến từng đầu mối lớp nên mỗi người có cơ hội nâng cao hiểu biết đa ngàn, cũng như học hỏi các kỹ năng thực hành khác Tại Học viện Hậu Cần, việc học lớp doanh trại doanh mà biết nấu ăn, học quân nhu mà biết xây trát là hoàn toàn bình thường.
Đọc thêm:
3, Học xong làm ở đâu ?
Miễn là học quân đội và ra được trường thì auto có việc làm, true.
Nhưng việc trong quân đội thì khá đa dạng, từ chân trợ lí pha nước chè, lên đại úy thối nguồn rồi về hưu sớm cũng có, mà leo thang theo ngành dọc, làm chủ nhiệm này chủ nhiệm kia cũng có. Vấn đề cấp bậc thì tùy từng người, mình sẽ tập trung vào khía cạnh địa lí.
Về cơ bản thì quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành 7 quân khu dọc đất nước Việt Nam. Căn cứ vào quê quán thì khả năng cao học viên ra trường sẽ được phân về quân khu mà địa phương mình trực thuộc. Trên thực tế thì không chỉ có một loại biên chế theo quân khu. Nếu được phân công vào quân binh chủng cụ thể như Phòng không - Không quân, Hải quân đặc công thì sĩ quan có khả năng sẽ công tác tại bất kỳ địa phương nào miễn là thuộc sự quản lý của quân binh chủng. Bên cạnh đó thì cũng có khả năng được giao việc tại các đơn vị đặc biệt như học viện - nhà trường, đơn vị làm kinh tế hoặc chuyển loại sang đảm nhiệm cương vị, chức trách khác tùy theo khả năng.
4, Tiềm năng của nghề quân đội
Nếu bạn để ý tới Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa rồi, bạn hẳn biết được về nội dung Quốc phòng - An ninh, Đảng xác định phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang: Đến năm 2025, xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, phấn đấu đến năm 2030, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Để theo kịp xu hướng phát triển của thời đại, đảm bảo ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, Quân đội nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy, công tác bảo đảm hậu cần ngày càng được chỉ huy các cấp chú trọng và đẩy mạnh, từ việc thay đổi chất lượng quân trang chiến đấu: Chất lượng quân trang qua từng thời kì, chất lượng bữa ăn của bộ đội (lúc đầu mình nhập ngũ năm 2018 là 58k/người/ngày, tăng dần lên 63k/người/ngày và hiện tại là 78k/người/ngày) và cả xây mới nơi ở của bộ đội
Từ đó, chính sách đãi ngộ nhân tài, cũng như tạo điều kiện nâng cao chất lượng học tập của sĩ quan Hậu cần ngày càng được đẩy mạnh.
Đọc thêm:
5, Cuộc sống của học viên Học viện Hậu cần, từ góc nhìn của 1 gen z trong thời đại công nghệ 4.0
Vào quân đội có lẽ là quyết định thay đổi nhiều nhất đối với cuộc sống và con người của mình.
Sơ qua về bản thân, mình từng học chuyên Anh tại trường THPT chuyên Hà Nam, mình vào quân đội với suy nghĩ duy nhất là rèn luyện bản thân, và đi theo một hướng đi khác so với những lựa chọn của số đông bạn bè.
Thời gian đầu tạo nguồn ở lục quân, khá là sốc :V 12 năm mài đũng trên ghế nhà trường, đùng cái thành 12h trưa ra gấp chăn và 12h đi gác. Đã thế lại còn cuốc đất, trồng rau, đánh cá, bla bla. Cũng may là lúc đó có ny vẫn gọi điện hỏi han, rồi thỉnh thoảng vào thăm mình, kinda light up my world :33 Dù bây giờ đã chia tay do điều kiện công việc nhưng mình vẫn nhớ như in niềm vui lúc đó.
Và một khi vào chế độ, tối 11h30 ngủ, sáng 5h dậy, cũng như sinh hoạt theo thời gian biểu đã quy định sẵn, mình đã thay đổi, đúng theo những gì mình muốn.
Tất nhiên, môi trường nào cũng có áp lực riêng. Quân đội là 1 xã hội thu nhỏ, với các thành phần đến từ cả 3 miền đất nước, vì vậy, mâu thuẫn là thường xuyên, được nhân đôi lên bởi bản năng con người được thể hiện khá là thô trong 1 môi trường biệt lập. Nhưng nhờ vậy mình đã học được cách đối phó với thế lực chống phá sao cho phù hợp :v
Bài viết đầu tiên, mình đã cố sử dụng cách hành văn sao cho mềm mại nhất có thể, tuy nhiên cũng không tránh khỏi phong cách thô cứng quen thuộc. Dù sao cũng hi vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về chuyên ngành của mình.
Tham khảo:
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất