Kế toán quản trị 2: Phương pháp high-low trong xác định biến phí và định phí
Xin chào các bạn, lại là mình đây với các bài viết về kế toán, kiểm toán và tài chính. Hôm nay mình sẽ giới thiệu 1 chương trong sách...
Xin chào các bạn, lại là mình đây với các bài viết về kế toán, kiểm toán và tài chính. Hôm nay mình sẽ giới thiệu 1 chương trong sách ACCA F2 - Management Accounting, phần về chi phí. Bài viết gốc và blog của mình ở đây nhé: Phương pháp High-Low
Như bài trước mình đã giới thiệu về cost behavior, có 3 loại chi phí bao gồm:
Fixed cost – Chi phí cố định
Variable cost – Chi phí biến đổi
Semi variable cost – Chi phí hỗn hợp (kết hợp cả cố định và biến đổi)
Trong bài này mình tiếp tục chia sẻ cách thức để tách phần cố định và biến đổi ra đối với loại chi phí thứ (3). Phương pháp này được gọi là phương pháp high-low. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua ví dụ sau liên quan tới chi phí tại một nhà máy hàng tháng và số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Phương pháp high-low yêu cầu chúng ta cần xác định được highest output level và lowest output level (các bạn lưu ý ở đây chúng ta cần xác định điểm cao nhất của output level chứ không phải của cost). Như vậy ở trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy sản lượng sản xuất lớn nhất là vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 2).
Khi đó ta xác định chi phí biến đổi/sản phẩm (variable cost/per unit) như sau:
Áp dụng vào ví dụ trên, ta tính được chi phí biến đổi/sản phẩm = (133,000-83,000)/(6,000-3,500) = 20/sản phẩm
Từ đó ta có thể thay vào bất kỳ 1 trong 2 điểm: lowest hoặc highest để tìm ra fixed cost. Với ví dụ này, fixed cost = 133,000 – 20 * 6,000 = 13,000.
Cuối cùng, ta sẽ tìm ra được mối liên hệ giữa chi phí và số lượng sản phẩm sản xuất được qua công thức sau:
Tổng chi phí = 13,000 + 20 * số lượng sản phẩm sản xuất.
Thật đơn giản phải không nào. Phương pháp High-Low thực sự rất đơn giản trong việc bóc tách phần cố định và phần biến đổi trong cấu trúc của 1 chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định như sau:
Phương pháp này giả định đường chi phí là đường thẳng (linear). Tuy nhiên nếu chúng ta vẽ các điểm như trong bài lên đồ thị, sẽ thấy 6 điểm này không thẳng hàng với nhau. Đường thẳng mà chúng ta tìm ra (y = 13,000 + 20x) đơn thuần là đường nối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất
Phương pháp này giả định chi phí cố định (fixed cost) và chi phí biến đổi/sản phẩm (variable cost per unit) là không đổi (constant), trong khi trên thực tế chi phí cố định có thể thay đổi (ví dụ đến một ngưỡng sản xuất nào đó sẽ phải tốn thêm CP thuê nhà xưởng); và chi phí biến đổi/sản phẩm cũng có thể thay đổi (ví dụ nếu mua nhiều thì được giảm giá).
Do đó, phương pháp High-Low chỉ có tác dụng dự báo chi phí nếu số lượng sản xuất nằm trong khoảng từ [lowest output level] đến [highest output level], tức là nếu tháng 7 số lượng sản xuất là 5,200 thì có thể dự đoán chi phí là 13,000 + 5,200 * 20 = 117,000, nhưng nếu tháng 8 số lượng sản xuất lên đến 10,000sp thì rất có thể chi phí cố định không còn là 13,000 nữa và chi phí biến đổi sẽ giảm xuống dưới 20/sản phẩm
Phương pháp high-low vẫn được áp dụng trong 2 môn học ACCA F2 và ACCA F5. Đây là 1 công cụ quan trọng để phân tích chi phí cũng như lập kế hoạch ngân sách cho 1 tháng/quý/năm. Ngoài ra, trong môn F2 cũng xác định thêm 1 chỉ số đó là hệ số tương quan giữa 2 biến. Khi hệ số tương quan càng gần 2 mốc -1 hoặc 1 thì 2 biến càng có mối tương quan chặt, hay là nếu biểu diễn trên đồ thị thì các điểm sẽ gần như thẳng hàng. Tuy vậy, phương pháp high-low vẫn được áp dụng nhiều do sự đơn giản và dễ hiểu của nó.
Bài viết cùng tác giả:
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất