Bài gốc đăng trên blog của mình:Why management accounting is harder than financial accounting
Các bài khác liên quan đến ACCA: Q&A about ACCA  What is ACCA qualification?
-----------
Nếu nhìn vào pass rate (tỷ lệ đỗ) các môn về kế toán quản trị (F2, F5, P5) so với kế toán tài chính (F3, F7, P2), các bạn có thể thấy tỷ lệ của các môn về kế toán quản trị luôn thấp hơn, ở bất cứ level nào (knowledge, skill, advanced). Mình tổng kết qua đồ thị tỷ lệ đỗ của 10 kỳ gần nhất như sau:
This image has an empty alt attribute; its file name is image.png

This image has an empty alt attribute; its file name is image-2.png
Khoảng cách bắt đầu rộng dần
This image has an empty alt attribute; its file name is image-3.png
Cho đến khi lên các môn cao cấp. P5 thực sự là một nỗi ám ảnh cho biết bao nhiêu người
Nhìn vào đồ thị thì chúng ta đều thấy, các môn kế toán quản trị luôn luôn ở "cửa dưới" so với các môn về kế toán tài chính. Nếu như ở nhóm các môn sơ cấp, mang góc độ kiến thức thì chênh lệch về tỷ lệ đỗ chỉ là 2-5% thì lên đến các môn trung cấp khoảng cách đã gia tăng lên khá nhiều, lên đến hàng chục phần trăm. Và đến các môn cao cấp thì đến đây xảy ra 2 trường hợp:
Với những ai chọn P5 là môn để thi thì luôn xác định tỷ lệ đỗ rất thấp, chỉ loanh quanh 31,32,33%, trong khi đó P2 thì vẫn hút khách và duy trì ở mức gần 50%. Tức là nếu có 600 người đi thi thì 300 người có khả năng đỗ P2, trong khi con số này ở P5 chỉ là 200. Gấp 1,5 lần luôn.Có nhiều người sợ P5 quá, không dám thi môn này mà chọn môn khác (ví dụ Quản trị tài chính nâng cao - P4 hoặc Kiểm toán nâng cao - P7).

Đọc thêm:

Vậy thì do đâu mà dẫn đến các môn hệ kế toán quản trị khó như vậy:
1. Đầu tiên đến từ đặc điểm cơ bản của kế toán quản trị khác với kế toán tài chính, đó là KTQT không có 1 quy chuẩn như KTTC. Nếu như KTTC được quy định bởi hệ thống chuẩn mực (Accounting standards), nguyên lý (Generally Accepted Accounting Principles), thì với KTQT thì điều đó không xảy ra. KTQT với mục tiêu là cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong việc ra quyết định, lập kế hoạch..., vì thế nó cũng phụ thuộc vào góc nhìn cũng như yêu cầu của nhà quản lý. Một ví dụ đơn giản là khi tính giá trị của hàng bán, theo KTTC thì phải tính đầy đủ cả lương của quản đốc, rồi chi phí khấu hao, thuê địa điểm sản xuất. Nhưng với KTQT, có thể ở doanh nghiệp này người giám đốc cần đưa thông tin đó vào, ở doanh nghiệp khác lại không cần, vì người giám đốc đó cho rằng các chi phí nêu trên là cố định rồi, chỉ quan tâm những gì thay đổi được như chi phí nguyên liệu hay nhân công trực tiếp thôi. Với KTQT, cả 2 điều đó đều không sai vì thực ra, nó phản ánh nhu cầu của nhà quản lý thôi.

Đọc thêm:

2. Điều thứ hai, đó là KTQT nhìn nhiều về tương lai, điều đó buộc người học phải đánh giá tổng thể doanh nghiệp, phải hiểu được làm sao để lập kế hoạch cho hiệu quả, làm sao để đưa ra hệ thống đánh giá hoạt động của các phòng ban sao cho công bằng...Nghe thôi đã thấy khó hơn so với KTTC, nơi mà gần như 100% nhìn về số liệu quá khứ và tìm cách phản ánh lên báo cáo tài chính. 
3. Điều thứ ba, các dạng bài tập của KTQT đòi hỏi người học phải tư duy khá là "common sense" (đây là 1 từ khá khó dịch nên mình giữ nguyên) và đánh giá được điểm lợi/hại của mỗi phương án. Không thể có 1 phương án nào là tối ưu và người học KTQT phải biết cách đưa ra được cả 2 luận điểm này để phục vụ cho lãnh đạo ra quyết định. Ví dụ như khi tiết kiệm chi phí, nếu chỉ đưa ra các giải pháp như mua nguyên vật liệu rẻ hơn (thì phải tính đến việc chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng), hay mua nhiều để hưởng ưu đãi (thì phải tính đến khả năng ứ đọng vốn...). Tư duy "common sense" này sẽ khá khó nếu ai đã quen thuộc với làm KTTC.
4. Và cuối cùng, dạng bài của KTQT là là nhiều. Lấy ví dụ như ở môn F5 mà mình hay giảng dạy thì có khoảng 10 dạng bài chính, trong khi với F7 thì chỉ 3 dạng thôi. Với những khó khăn ở trên, cộng thêm với nhiều dạng bài thì các bạn học viên rất dễ hoảng.

Đọc thêm:

Vậy làm như nào để cải thiện vấn đề trên?
Đầu tiên, cũng phải nói 1 tin vui hơn 1 chút, đó là pass rate các môn KTQT của học viên ở Việt Nam cao hơn thế giới kha khá (từ 5-15%  tùy môn). Điều đó đến việc học viên VN vẫn tính toán khá tốt đối với phần bài tập. Tuy vậy, mình vẫn thấy rằng mọi người e ngại với các môn này, vậy thì sau đây là 1 số tips giúp các bạn có thể vượt qua:
- Đặt mình (hoặc tưởng tượng) là 1 chủ doanh nghiệp, khi đó nhu cầu thông tin mình cần đến đâu. Điều đó sẽ giúp các bạn hiểu được vì sao người làm kế toán quản trị lại cần thông tin này, mục đích làm gì và việc có được thông tin đó thì có lợi/bất lợi như nào
- Tập thói quen tách nhỏ vấn đề, phân tích nhiều chiều. KTQT rất hay phải so sánh giữa các phương án với nhau. Việc tập được thói quen phân tích này cũng sẽ giúp cho các bạn sau này ra ngoài làm. Vì thực tế ở ngoài thì không có phương án nào là "perfect" cả. Chỉ có cái nào "đỡ xấu hơn" thôi.
Các kỹ năng khác như lập kế hoạch học, làm bài tập nhiều...thì mình nghĩ áp dụng chung cho mọi môn được, vì thế không đề cập ở đây. Hi vọng các bạn sẽ vượt qua được các môn KTQT và cảm thấy yêu thích nó. Đây cũng là 1 bước đệm lớn cho những ai muốn làm về Tài chính doanh nghiêp sau này vì thực ra, nó khá là giống nhau. 
Chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và có những ý tưởng mới dành cho ACCA nhé.
This image has an empty alt attribute; its file name is busmanagementvsaccounting_banner-1.jpg
Bạn chọn gì nào :D

Bài viết cùng tác giả: