Họ đề bạt bạn vào vị trí một leader; Ok, giờ làm gì tiếp?
Nguồn : Gamasutra: So_they_made_you_a_lead_now_what By: Oliver Franzke - ThanhCj dịch - [ThanhCj: Mình là một dev trong ngành...
Nguồn: Gamasutra: So_they_made_you_a_lead_now_what
By: Oliver Franzke
By: Oliver Franzke
- ThanhCj dịch -
[ThanhCj: Mình là một dev trong ngành game, đã trải qua câu chuyện tương tự như tác giả và nhận xét của mình về bài viết: Nó đúng vl mấy ông ạ]
[ThanhCj: Mình là một dev trong ngành game, đã trải qua câu chuyện tương tự như tác giả và nhận xét của mình về bài viết: Nó đúng vl mấy ông ạ]
Cần phải làm những gì khi bạn được đề bạt vào một vị trí của một leader? Câu hỏi này có vẻ không mấy quan trọng với mấy người, nhưng với những gì tôi đã trải qua thì thực tế ngược lại. Có một điều có vẻ khá đúng, đó là chủ đề về leadership trong ngành làm game ít được nói đến. Công việc làm game được cho là cần phải sáng tạo, vui vẻ và mọi người chẳng mấy quan tâm để nói về một chủ để "chán ngắt" như là leadership. Nhưng với những ai đã từng là một người leader kém sẽ đồng ý rằng việc thiếu đi các kỹ năng của một leader có thể gây ra những tai hại không thể tin nổi cho tinh thần của team và cho quá trình phát triển dự án game. Khi tôi lần đầu tiên được đề bạt vào vị trí leader, tôi đã thiết lập mục tiêu là trở nên giống như những người cấp trên của tôi trước đây. Nhưng tôi không biết điều gì đã khiến những người đó là một người sếp tốt. Tôi cứ nghĩ là cứ đi đại qua thôi, rồi mong rằng mọi thứ sẽ được định hình dần dần. Và bây giờ, khi nhìn lại, tôi phải thừa nhận một điều là tôi đã từng rất ngay thơ và chẳng có một chút xíu kinh nghiệm nào cả.
Đọc thêm:
Sau khi học thêm về các lý thuyết và bài tập về leadership, tôi nhận ra rằng tôi chưa từng sẵn sàng cho vị trí này và tôi không phải là kẻ duy nhất từng trải qua cảm giác như thế. Trước khi tôi đã bắt đầu viết bài này, tôi đã nói chuyện với một vài người đang ở vị trí lead (và cả người leader cũ của tôi) và biết được rằng chưa có ai trong số họ được huấn luyện qua các đề tài về leadership. Một số người có may mắn hơn khi có được một người khác chỉ dẫn cho, nhưng ngay cả khi như vậy cũng có vẻ như không đủ. Cái rắc rối thực tế lớn nhất là không ai trong số họ biết được mình đang được mong đợi điều gì khi ở vào vị trí mới ấy.
Khi thấy được vai trò quan trọng của vị trí này, chắc hẳn là mấy bạn sẽ nghĩ rằng các studio game sẽ đầu tư một chút thời gian và tiền bạc để huấn luyện cho nhân viên của họ, cho những người đang ở vị trí lead. Nhưng dường như không phải như vậy. Giải thích một cách lạc quan cho vấn đề này thì các công ty tin những nhân viên của họ sẽ đủ khả năng để tự trang bị các kỹ năng theo yêu cầu một cách nhanh chóng. Suy nghĩ bi quan hơn chút thì sẽ cho rằng khả năng leadership chỉ đơn giản là không đáng để quan tâm. Cái lý do thực sự chắc nằm ở đâu đó giữa 2 luồng suy nghĩ này. Nhưng nó sẽ không thay đổi một thực tế rằng phũ phàng là với hầu hết những leaders mới, họ đơn giản là đều bị vứt vào cái vị trí mới và không có gì nhiều trong tay.
Khi tôi lần đầu tiên được đề bạt vào vai trò trưởng nhóm, tôi đã không có ý tưởng hay manh mối gì về những thứ tôi đang làm hoặc cho là cần phải làm. Tôi đã từng là một lập trình viên thuộc loại ưu và một thành viên có uy tín trong team (có lẽ vì vậy mà tôi đã được đề bạt, tôi đoán thế) và tôi mường tượng rằng tôi đơn giản chỉ cần tiếp tục viết code cho tới khi có một vài khám phá to lớn nào đó xuất hiện thì tự nhiên tôi sẽ là một người đứng đầu tuyệt vời. Tất nhiên rồi, tôi đã không có được cái phép màu kỳ điệu này và sau một khoản thời gian sau đó tôi đã nhận ra rằng tôi thực sự nên bắt đầu tìm hiểu một cách có hệ thống hơn về những kỹ năng leadership.
Mục tiêu của tôi cho bài viết này là chia sẻ một vài bài học mà tôi đã tự mình trả qua khi tìm cách thích nghi với vị trí của một lập trình viên trưởng nhóm. Nếu bạn có được đề bạt vào vị trí nào đó hy vọng bạn bài này sẽ có vài điều hữu ích cho bạn. Nếu bạn đã trải qua một kinh nghiệm khác với tôi hoặc có thêm những lời đóng góp mà bạn muốn chia sẻ, hãy để nó ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với tôi, rất hoan nghênh.
Tôi muốn nhấn mạnh một thực tế rằng kỹ năng leadership không phải là một phép thuật và cũng không phải là bạn được sinh ra để thực hiện nó. Nó đơn giản là một tập hợp các kỹ năng mà bạn có thể được học và với những gì tôi đã trải qua thì tôi nghĩ nó thực sự xứng đáng để được đầu tư về mặt thời gian.
Vai trò của một lead là gì?
Ở bên trong của một leader là những kỹ năng của con người làm cho vị trí này có vai trò khác với những công việc chính quy tạo ra sản phẩm khác. Việc trở thành một dev, một game designer hay một artist vẽ ra đồ họa tuyệt vời nó khác với việc bạn trở thành leader của một nhóm. Thực tế thì kỹ năng chuyên môn (cứng) của bạn cũng chỉ đơn thuần là nền tảng để cho bạn xây dựng nên vai trò leader của mình.
Thế chính xác thì cần những kỹ năng gì và điều gì để trở thành một leader hiệu quả? Câu trả lời sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng những giá trị nền tảng của một leader là xây dựng Lòng Tin, Hướng Dẫn và việc Hỗ Trợ cho team để tạo ra sản phẩm tốt nhất có thể (về game, game tools, game engine) với nguồn nhân lực và những hạn chế nhất định.
Để trở thành một leader của team có hiệu quả, trước hết bạn phải có được sự tin tưởng từ những người đồng nghiệp của mình. Nếu các thành viên trong team cảm thấy rằng họ không thể chạy tới chỗ bạn để hỏi điều gì đó, hay nói về vấn đề gì hoặc đưa ra ra những lời đề nghị gợi ý với bạn,... thì bạn (và cả công ty của bạn nữa) đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng. Có được sự tin tưởng của các thành viên không phải là việc tự nhiên xảy ra mà còn yêu cầu rất nhiều sự cố gắng. Bạn có thể tìm thấy một vài lời khuyên thực tiễn về điều này trong phần bên dưới.
Cũng giống như nếu cấp trên của bạn (vd trưởng dự án) không tin tưởng ở bạn, và anh ta sẽ cứ trông chừng bạn suốt, đấy là một tình thế khá là tệ khi vướng vào. Trong kinh nghiệm của tôi, sự minh bạch là tính cốt yếu khi mọi thứ không theo như kế hoạch. Hãy cho người quản lý của bạn biết nếu có vấn đề gì xảy ra và chịu trách nhiệm bằng cách tìm kiếm một giải pháp.
Làm game là một công việc phức tạp và có lẽ hơi xạo nếu nói rằng công việc này chẳng có vấn đề gì to tác. Ứng phó với các tình huống khó khăn sẽ thật dễ dàng nếu tất cả mọi người trong team của bạn đều có cùng một tầm nhìn về những thứ cần phải làm. Việc thiết lập một phương hướng rõ ràng cho cả team là một phần cốt yếu trong vai trò của bạn.
Một điều tuyệt vời cần làm nữa là team bạn cần có một phương châm dễ hiểu, dễ nhớ và dễ trình bày. Mỗi team sẽ có mỗi phương châm khác nhau. Và tất nhiên điều quan trọng là phương châm của team phải đi cùng với chiến lượt của dự án. Bởi vì việc tạo game với hình ảnh đồ họa siêu đẹp đôi khi không phải là mục tiêu mà dự án yêu cầu.
Ngoài việc xác định ra một phương hướng rõ ràng cho team, một trong số các nhiềm vụ chính của bạn ở vị trí lead sẽ là chìa khóa để Hỗ Trợ cho thành viên trong team để họ có thể làm tốt các công việc. Đều này có vẻ như là một điều hiển nhiên, nhưng việc chuyển đổi từ trách nhiệm duy nhất cho công việc của chính mình sang việc chịu trách nhiệm về sự thành công của một nhóm người có thể là một bài học khó để học hỏi ngay từ đầu.
Hầu như tất cả các leader mà tôi đã nói chuyện đều cho rằng họ cảm thấy ngợp vì họ có quá ít thời gian dành cho công việc chính của mình sau khi được vào vị trí mới. Điều này thể hiện một tính chất quan trọng là việc hỗ trợ cho team mới là công việc thực tế của bạn bây giờ, có nghĩa là bạn sẽ phải cân bằng giữa các khối công việc một cách khác nhau. Nếu bạn cũng gặp điều tương tự, có một vài lời khuyên dành cho bạn ở phần bên dưới.
Việc hỗ trợ cho team có thể thực hiện được bằng nhiều cách khác nhau: Ví dụ như thảo luận về các lợi ích và nguy cơ của các giải pháp được nêu ra cho một vấn đề. Trở thành một người hướng dẫn và giúp đỡ các thành viên của team để họ phát triển kỹ năng nghề nghiệp cũng là một dạng của việc hỗ trợ. Ví dụ thứ ba là hãy chắc chắn rằng cả team của bạn có tất cả mọi thứ mà họ cần (vd các công cụ phát triển, quyền truy cập vào các tài liệu, tools...) để đạt được các mục tiêu đề ra.
Khi ở vị trí của một leader có thể bạn sẽ phải thực hiện việc hỗ trợ cho team bằng cách nói cho một trong số họ biết rằng kết quả công việc của họ không được như sự mong đợi của bạn. Một tình huống như thế này không hề dễ dàng tí nào, nhưng nó vô cùng quan trọng để nói cho người đó biết rằng họ có vấn đề và cần đưa ra các giải pháp và hỗ trợ để giải quyết cho tình huống hiện tại.
Đọc thêm:
Cái gì không phải là leadership?
Để tránh việc nhầm lẫn và các sai sót thường gặp, và cũng sẽ khá hữu ích nếu chúng ta đưa ra định nghĩa leadership là gì (trong ngành công nghiệp game).
Ví dụ như tôi đã từng có suy nghĩ - trong một khoản thời gian rất dài - rằng leadership và công việc quản lý chỉ như là cùng một thứ. Nhưng điều ấy không đúng lắm, mặc dù khi tôi nói chuyện với những leader khác về mấy cái mà họ không thích khi họ ở vị trí của họ thì tôi thấy rằng hầu hết mấy cái họ kể ra đều liên quan tới vấn đề quản lý chứ không phải là vấn đề của leadership. Tất nhiên là bạn chẳng thể tránh được những công việc liên quan tới vấn đề quản lý đâu, nhưng nếu tìm được sự giúp đỡ từ một producer có thể giúp bạn giảm được kha khá các công việc quản lý rườm rà ấy.
Quan niệm sai lầm khác mà thường thấy trong phim ảnh là bạn phải thể hiện sức mạnh của một leader bằng cách hét lên và ra lệnh cả ngày. Hành động này có thể có hiệu quả tốt trong quân đội, nhưng trong việc phát triển các video games thì khác, nó đòi hỏi sự hợp tác, óc sáng tạo và một người leader hống hách sẽ không có chỗ đứng trong môi trường này. Một team hăng hái sẽ là một team có năng suất tốt và thoải mái sẽ là thứ cốt yếu cho tinh thần hăng say ấy.
What Motivates Us: https://www.youtube.com/watch?v=Y64ms-htffE (rất tiếc video này đã ngẻo khi mình dịch bài này :v)
Tương tự như vậy, sẽ là thật tệ nếu bỏ rơi team bằng cách chỉ định hướng mà không trực tiếp hướng dẫn hoặc làm. Vấn đề này khá là dễ gặp vì hầu hết những người lead thường bắt đầu sự nghiệp của họ ở một công việc sản xuất. Có thể sẽ khá khó khăn để một lead mới chấp nhận việc thay đổi vai trò trách nhiệm của họ, và dưới quan điểm của tôi, đây là một điều cực kỳ quan trọng phải học.
Ở một vị leader là bạn phải chịu tránh nhiệm cho team của mình. Điều này có nghĩa là bạn cũng phải châp nhận những sự phức tạp và những khả năng bất ngờ xảy ra khiến quá trình làm game đi sai hướng. Team của bạn có thể gây ra một bug crash nghiêm trọng hoặc có thể bạn sẽ vấp phải một vấn đề không mong đợi làm trượt khỏi kế hoạch ban đầu. Dù là vấn đề gì đi nữa thì ở vị trí leader, bạn cần chấp nhận các trách nhiệm cho những gì team đã làm. Đừng có mà chơi trò đổ lỗi trong mấy trường hợp này vì đấy là điều tệ nhất mà bạn có thể làm và nó sẽ làm hỏng lòng tin và tinh thần của team. Thay vì chuyển trách nhiệm của bạn sang một thành viên khác trong team, bạn nên tập trung vào việc tìm ra cách để giải quyết vấn đề.
Học các kỹ năng leadership
Bây giờ, chúng ta đã có một cái nhìn tốt hơn về cái gì mới-là và không phải-là leadership và là lúc nhìn xem những cách khác nhau để xây dựng cho những kỹ năng này. Sẽ không có chuyện kiểu như 5 bước đơn giản để trở thành một team lead tốt trong 30 ngày. Trong hầu hết các kỹ năng mềm, điều quan trọng là xác định những kỹ năng nào mới là cần thiết cho bạn rồi sau đó cải thiện chúng theo thời gian. Và cũng may là có khá nhiều cách khác nhau để tìm ra được phong cách leader độc nhất phù hợp với bạn.
Cách tốt nhất là phát triển các kỹ năng của bạn bằng cách học chúng trực tiếp từ những người giàu kinh nghiệm khác, những người mà bạn từng ngưỡng mộ và thấy rằng họ có những khả năng leadership tốt. Những người này không cần thiết phải là cấp trên của bạn, nhưng lý tưởng nhất thì vẫn là một người nào đó trong cùng studio nơi bạn làm việc. Leadership sẽ phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức riêng của mỗi công ty. Nên sẽ khó hơn nếu học theo những chỉ dẫn từ những người ở bên ngoài, những lời khuyên của họ sẽ không thực sự thích hợp.
Đảm bảo rằng luôn có những buổi thảo luận về tiến độ phát triển các kỹ năng của bạn (ít nhất một tháng một lần). Một người chỉ dẫn tốt sẽ có thể đưa ra những gợi ý/chiến lượt khác nhau cho những thử nghiệm của bạn và họ còn có thể giúp bạn định hình những cái gì được và những gì chưa được. Những buổi thảo luận đó còn cho bạn cơ hội để học từ sự nghiệp của bọn họ bằng cách đặt ra cho họ những câu hỏi kiểu như:
Anh sẽ tiếp cận vấn đề này như thế nào?
Leadership là cái gì vậy?
Anh mong đợi gì ở một leader và tại sao?
Anh đã học mấy cái kỹ năng leadership như thế nào vậy?
Những thách thức nào mà anh đã từng phải đối mặt và anh đã vượt qua chúng như thế nào?
Nhưng ngay cả nếu bạn không thuận tiện để có thể hỏi người chỉ dẫn những điều như vậy, thì bạn vẫn có thể (và nên) học từ những game devs khác bằng cách quan sát xem làm thế nào mà bọn họ tác động đến những thành viên khác và cách mà họ tiếp cận và vượt qua những thử thách. Bí quyết ở đây chính là xác định, hiểu và "tiêu hóa" được các chiến lượt hiệu quả liên quan đến kỹ năng leadership mà các đồng nghiệp trong công ty hoặc các devs trong studio của bạn đã thực hiện.
Việc có được một người hướng dẫn sẽ chắc chắn là cách hiệu quả nhất để phát triển các kỹ năng leadership của bạn. Ngoài ra bạn còn có thể học được rất nhiều từ những quyển sách, những bài viết hay các trang blog nói về chủ đề này.
Cũng khá là khó để tìm được một khuôn mẫu phù hợp cho ngành games, nhưng cũng thật may mắn là đa số các hướng dẫn chung đều có thể sử dụng trong nghề làm game. Dưới đây là hai quyển sách đã giúp tôi học nhiều hơn về leadership:
* "Team Leadership in the Games Industry - Seth Spaulding", quyển này có một cái nhìn chi tiết về những trách nhiệm điển hình của một team leader. Trong cuốn sách cũng còn đề cập đến một vài chủ đề như sự khác nhau của cấu trúc tổ chức cho một game studio và làm thế nào để xử lý cho các tình huống khó khăn.
* "How to Lead - Jo Owen" chỉ ra leadership là gì và tại sao nó lại khó để diễn tả nó trong vài dòng. Dù cuốn sách được hướng đến cho các vị trí lead trong ngành kinh doanh nó vẫn chứa rất nhiều các chỉ dẫn thực tế khác và hoàn toàn có thể áp dụng vào trong ngày công nghiệp games.
Những cuộc trò chuyện và những thảo luận bàn tròn là những cách tuyệt vời khác để học từ những leaders có kinh nghiệm khác. Nếu bạn có cơ hội tham gia các buổi hội thảo thì hãy chú ý đến các phần về leadership. Nó cũng là cách rất tốt để bạn kết nối với các devs game khác và nó có cả những thuận lợi để có thể nhận được các lời chỉ dẫn giúp bạn vượt qua các thử thách mà có thể bạn đang gặp phải ở hiện tại.
Nhưng nếu bạn cũng không thể tham gia các buổi đó thì ở đây là một vài các video online của các diễn giả mà bạn có thể xem. Tôi tiến cử cho bạn hai video này:
* Concrete Practices to be a Better Leader - Brian Sharp
(http://www.gdcvault.com/play/1012346/Concrete_Practices_to_be_a_Better_Leader) Đây là một bài nói vi diệu về rất nhiều cách để nâng cao các kỹ năng leadership của bạn. Bài nói mang đến nhiều cảm hứng và còn có nhiều các kỹ thuật thực sự hữu ích mà bạn có thể ứng dụng được.
(http://www.gdcvault.com/play/1012346/Concrete_Practices_to_be_a_Better_Leader) Đây là một bài nói vi diệu về rất nhiều cách để nâng cao các kỹ năng leadership của bạn. Bài nói mang đến nhiều cảm hứng và còn có nhiều các kỹ thuật thực sự hữu ích mà bạn có thể ứng dụng được.
* You’re Responsible - Mike Acton
(https://www.youtube.com/watch?v=xNjfruknpaQ) Đây là video mà về bản chất thì nó giống như một buổi thảo luận bàn tròn của các team lead.
(https://www.youtube.com/watch?v=xNjfruknpaQ) Đây là video mà về bản chất thì nó giống như một buổi thảo luận bàn tròn của các team lead.
Những chỉ dẫn cho người mới bắt đầu ở vị trí leader
Ok, bạn vừa được đề bạt (hoặc được tuyển dụng) và cái tiêu đề nhiệm vụ mới của bạn bây giờ có chứa thêm từ "leader". Trước hết, xin chúc mừng bạn cái đã. Đây là một bước tiến đáng nhớ trong sự nghiệp của bạn, nhưng mà điều quan trọng là phải nhận thức được rằng công việc hằng ngày của bạn sẽ chắc chắn khác xa với những gì bạn đã từng quen thuộc trước đó và bạn sẽ phải học rất nhiều các kỹ năng mới.
Tôi rất vui trong việc giúp đỡ bạn trong việc khởi đầu cho vai trò mới đó bằng một số chỉ dẫn đặc biệt và thực tế. Chúng là những thứ hữu ích mà tôi đã tìm thấy trong quá trình tôi bắt đầu vai trò mới, giống như bạn bây giờ. Tôi hy vọng rằng nhứng chỉ dẫn nhỏ này sẽ giúp bạn cân nhắc đến vài cách khác nữa để phát triển các kỹ năng leadership của mình (xem phần dưới). Các chủ đề của phần này bao gồm những dòng tóm tắt sau:
- Các buổi nói chuyện one-one
- Sự ủy thác
- Trách nhiệm
- Các chỉ dẫn của Mike Action
- Sự ủy thác
- Trách nhiệm
- Các chỉ dẫn của Mike Action
Trước hết là phần ủy thác.
Ở vị trí của leader, trách nhiệm chính của bạn là hỗ trợ cho team của mình, để cho họ có thể đạt được những mục tiêu nhất định. Để làm điều này, bạn phải biết về những thành viên của team mình thật rõ, có nghĩa bạn phải trả lời được những câu hỏi sau:
Cô ấy có điểm mạnh gì?
Cậu ta đang vướng phải vấn đề gì?
Cô ấy muốn đạt đến vị trí nào trong một năm nữa?
Liệu cậu ta có dành toàn bộ thời gian cho dự án hay muốn làm một thứ gì đó khác?
Có ai trong công ty mà cô ấy không thích làm việc chung không?
Liệu cậu ta có nhận thức một cách đúng đắn tình hình của project/công ty không?
Cậu ta đang vướng phải vấn đề gì?
Cô ấy muốn đạt đến vị trí nào trong một năm nữa?
Liệu cậu ta có dành toàn bộ thời gian cho dự án hay muốn làm một thứ gì đó khác?
Có ai trong công ty mà cô ấy không thích làm việc chung không?
Liệu cậu ta có nhận thức một cách đúng đắn tình hình của project/công ty không?
Bạn có thể không nhận được câu trả lời cho những câu hỏi này trừ khi mọi người cảm thấy thoải mái và tin tưởng bạn với những câu trả lời thật thà nhất. Những phản hồi chân thành là tối quan trọng cho sự thành công cho team của bạn, đặc biệt đúng trong khoản thời gian khó khăn và vì thế tôi muốn nói là việc phát triển sự tin tưởng lẫn nhau giữa bạn và team của mình nên được đặt ưu tiên hàng đầu.
Xây dựng lòng tin cần rất nhiều thời gian và thử thách và một phần quan trọng của việc này là có những lần chat riêng với từng thành viên của team (ít nhất 1 lần một tháng). Các buổi nói chuyện one-one có thể thực hiện trong phòng họp hoặc ở quán cafe cũng được. Điều quan trọng là cả hai đều phải thấy thoải mái để trò chuyện cởi mở với nhau, cho nên hãy cân nhắc việc chọn một nơi cho phù hợp.
Các buổi họp không cần thiết phải kéo dài. Nếu không có gì để nói thì có thể hoàn thành nó trong vòng 10 phút thôi. Những lần khác có thể mất cả giờ hoặc hơn để thảo luận về một tình thế khó khăn. Hãy đảm bảo rằng sẽ không có những thứ khác làm phiền (vd chuông điện thoại) trong quá trình họp, khi đó bạn có thể cho người khác toàn bộ sự chú tâm của mình.
Các buổi nói chuyện one-one có thể vựt dậy tinh thần bởi vì team sẽ nhận ra rằng họ có thể tin cậy vào bạn để đại diện cho họ trong các vấn đề họ quan tâm hay các lợi ích của họ. Cá nhân tôi, tôi nhận ra rằng những buổi trò chuyện này có thể giúp tôi làm công việc của mình tốt hơn vì nó giúp tôi có thể nghe được những vấn đề tiềm tàng khác khi team cảm thấy thoải mái khi nói với tôi về điều đó.
Về điểm này, nó có thể khiến bạn cảm thấy bối rối khi nhận ra là các buổi họp hay gặp mặt sẽ chiếm mất hoàn toàn quỹ thời gian của bạn mà đúng lẽ thì thời gian đó phải để dành cho "công việc thực sự" của bạn kia. Nhưng điều này là không đúng bởi vì chúng là công việc của bạn bây giờ. Dù bạn có thích nó hay không thì bạn sẽ hầu như phải mất nhiều thời gian hơn cho việc họp hành và sẽ góp ít thời gian hơn vào trong project hiện tại. Tùy thuộc vào tầm cỡ của công ty mà khoản thời gian bạn cần bỏ ra cho công việc leadership và quản lý sẽ chiếm từ 20% đến 50% quỹ thời gian của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không đủ thời gian để thực hiện cùng một lượng công việc/tasks như trước nữa, do đó bạn sẽ phải học cách làm thế nào để ủy thác công việc. Tôi biết từ kinh nghiệm cá nhân rằng đây có thể là một bài học khó khăn để học được ngay từ lúc bắt đầu.
Thêm nữa là việc cân bằng khối lượng công việc của bạn cũng giúp team của bạn phát triển những kỹ năng mới và nâng cao những kỹ năng hiện có. Bởi vì bạn có thể hoàn thành một task có hiệu quả hơn người khác trong team không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho task đó. Cố gắng tìm hiểu những đam mê cá nhân của từng thành viên trong team và quan tâm đến điều này càng nhiều càng tốt khi bạn phân công nhiệm vụ, bởi vì mọi người sẽ hứng thú hơn khi làm việc với những thứ mà họ say mê.
Ngoài những điều trên, một điểm quan trọng nữa là việc ủy thác cũng sẽ tạo ra một tác động đến sự tin tưởng giữa bạn và team của bạn. Nếu bạn thường xuyên ôm những task "khó nhằn" thì nó thể hiện là bạn không tin tưởng những thành viên của bạn có thể làm tốt công việc, điều này sẽ làm hỏng tinh thần của team nhanh chóng. Hãy lưu ý rằng những đồng nghiệp của bạn cũng đã từng được đào tạo chuyên nghiệp giống như bạn vậy, vì vậy hãy đối xử với họ theo cách đó!
Trải nghiệm việc cả team của bạn làm việc cùng nhau và tạo ra những kết quả tuyệt vời thì đây chính là khả năng đó và ngay cả khi không ai nói ra một cách rõ ràng thì chính nhờ công việc của bạn mới có được như vậy. Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ thấy rõ được là công ty muốn gì ở mình, nhưng trong thực tế thì sẽ khác. Điều quan trọng là khi bạn có nhiều tác động đến hướng đi của project thì team của bạn và cả công ty của bạn hiện tại cũng sẽ có nhiều những trách nhiệm hơn.
Về phần trách nhiệm này thì, đầu tiên và trước nhất là bạn phải chịu trách nhiệm cho sự thành công (hoặc thất bại) của team mình và bất kỳ vấn đề gì ngăn cản sự thành công đấy đều cần được chỉnh sửa đúng cách. Điều này có thể đơn giản như đảm bảo rằng team của bạn có phần cứng và chương trình phần mềm cần thiết, nhưng nó cũng có thể liên quan đến việc đàm phán với một bộ phận khác để giải quyết xung đột về lợi ích.
Một trách nhiệm mà thường bị những leader mới bỏ qua đó là phát triển khả năng chuyên môn của team. Công việc của bạn là đảm bảo mọi người trong team đều có cơ hội để nâng cao các kỹ năng của họ lên. Để làm điều này, trước hết bạn sẽ phải định hình ra được những mục tiêu với giai đoạn ngắn hạn và dài hạn cho mỗi thành viên trong team. Ngoài việc phân công ủy thác công việc và thách thức đúng mức (như đã đề cập ở trên), cũng sẽ rất quan trọng khi bạn đưa ra các định hướng nghề nghiệp chung cho các thành viên trong team.
Một video game là một mảng phức tạp của công nghệ phần mềm và việc tạo ra nó chẳng hề dễ tí nào. Những sai sót xảy ra và team của bạn có thể làm ảnh hưởng lây đến những bộ khác hoặc thậm chí đến lịch trình sản xuất. Đây có thể là một tình huống khó khăn đặt biệt khi một ai đó đang gặp chuyện buồn hay có những cảm xúc mạnh. Tôi biết sẽ nói sẽ dễ hơn làm, nhưng đừng để những căng thẳng của cảm xúc lấy đi những phần tốt nhất của bạn. Thay vì nhận diện và đổ lỗi cho một thành viên trong nhóm về lỗi này, bạn phải chấp nhận trách nhiệm và tìm ra cách để khắc phục sự cố. Bạn vẫn có thể phân tích những gì đã xảy ra sau khi bụi đã lắng xuống, để vấn đề này có thể được ngăn chặn trong tương lai.
Rất không may là nhiều những leader mới phải tự mình xác định ra những trách nhiệm để bổ sung. Và cũng rất may những leader mới sẽ có thể truy câp vào "Quick start guide" để giúp họ có thể điều chỉnh cho vị trí mới của mình. Tài liệu hữu ích này được công khai và được viết bởi Mike Acton, người đã làm một công việc đặc biệt hiếm là giáo dục trong ngành công nghiệp game về leadership. (Link gốc: http://www.altdev.co/2013/11/05/gamedev-lead-quick-start-guide/ )
Leadership là rất khó (nhưng không phải là không thể)
Sự thật mà nói thì trở thành một team leader tuyệt vời không phải là dễ dàng. Thực tế nó có thể sẽ là một trong những thách thức khó khăn nhất mà bạn sẽ phải đối mặt trong sự nghiệp của mình. Tin vui là bạn rõ ràng quan tâm đến leadership (đó là lý do sao bạn đã đọc được đến đây) và muốn tìm hiểu thêm về làm thế nào để trở thành một người leader tốt. Nói cách khác, điều bạn đang làm đến đây là quá tuyệt vời rồi!
Hy vọng bạn tìm thấy bài viết này hữu ích và rằng nó sẽ làm cho quá trình chuyển đổi của bạn vào vai trò mới một chút dễ dàng hơn.
Chúc may mắn và cảm ơn bạn đã đọc!
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất