Xin chào các bạn, lại là mình đây với các bài viết về kế toán, kiểm toán và tài chính. Hôm nay mình sẽ giới thiệu 1 chương trong sách ACCA F2 - Management Accounting, phần về chi phí. Bài viết gốc và blog của mình ở đây nhé: Chi phí trong kế toán quản trị
--------------------
Chi phí là một cấu phần rất quan trọng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi triển khai một sản phẩm kinh doanh mới có thể trải qua 5 thời kỳ bao gồm: nghiên cứu và phát triển; giới thiệu sản phẩm; tăng tốc bán hàng; bán hàng ổn định và suy giảm dần. Có những giai đoạn doanh thu chưa có, nhưng trong tất cả những giai đoạn trên, chi phí đều luôn luôn xảy ra. Một cách khác để nhìn chi phí ấy là phân theo chức năng của chi phí, bao gồm: chi phí sản xuất (trong đó lại bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung), chi phí bán hàng, chi phí quản lý…

Đọc thêm:

Một đồng doanh thu tăng lên chưa chắc đã tăng được một đồng lợi nhuận, nhưng một đồng chi phí có thể tiết kiệm được thì có thể gia tăng lợi nhuận thêm số đó. Rất nhiều doanh nghiệp (nhất là trong giai đoạn kinh tế có chiều hướng suy giảm như hiện nay) tìm cách cắt giảm chi phí. Để có thể cắt giảm chi phí, một trong những điều quan trọng là hiểu được về cách mà chi phí đó biến đổi như nào hay còn gọi là cost behavior.
Theo sách ACCA F2 Management accounting, cost behavior thể hiện sự thay đổi về chi phí khi đầu ra (output) thay đổi. Đầu ra ở đây có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng hàng bán được…
Căn cứ theo định nghĩa này, sẽ có 3 loại cost behavior như sau.
1. Chi phí cố định (fixed cost): là những loại chi phí không thay đổi dù cho đầu ra thay đổi như nào nữa. Ví dụ: chi phí thuê nhà hàng tháng, dù cho bạn có đi công tác, về quê hay ở nhà cả tháng thì chi phí ấy vẫn không đổi, hoặc chi phí internet nếu bạn đăng ký 1.000.000đ/tháng trọn gói. Một biến thể của dạng chi phí cố định là chi phí cố định theo từng khoảng, hay là cứ đến 1 ngưỡng nhất định chi phí này lại tăng, giữ ở 1 khoảng xong rồi lại tăng nếu output đạt 1 ngưỡng nào đó. Chi phí này được gọi là step cost. Ví dụ: chi phí bảo vệ cho 1 tòa nhà. Nếu số lượng nhân viên từ 1-199: cần 2 bảo vệ, nếu số lượng nhân viên từ 200-399: cần 3 bảo vệ, từ 400 trở lên: cần 5 bảo vệ. Khi đó đồ thị biểu diễn chi phí bảo vệ và số lượng nhân viên của 1 công ty như sau:
 2. Chi phí biến đổi (variable cost): đây là loại chi phí biến đổi tương ứng với output. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, sản xuất càng nhiều thì chi phí nguyên vật liệu càng cao (và sản xuất ít thì sẽ mất ít chi phí nguyên vật liệu). Chi phí biến đổi thường thấy trong doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí bao bì, hoặc là xăng dầu (trong trường hợp công ty vận tải…)
Đồ thị của chi phí biến đổi sẽ kiểu như này:

3. Loại thứ 3 chính là kết hợp của 2 loại đầu tiên, được gọi là mixed cost hoặc semi-variable cost. Ví dụ như chi phí lương của nhân viên bán hàng, trong đó lương cứng (lương cơ bản) là 5tr và chi phí hoa hồng là 2% doanh số bán hàng. Khi đó doanh số bán hàng và lương sẽ biến đổi như sau:

Chúng ta có thể thấy khi không có doanh số thì công ty vẫn mất 5tr/tháng, và chi phí lương sau đó cũng sẽ tăng dần (lưu ý ở đây mình không dùng từ biến đổi cùng mà là dùng từ tăng dần) cùng với doanh số bán hàng. Đồ thị của chi phí dạng semi-variable cost sẽ như sau:
Điều quan trọng nhất đối với những loại chi phí như này là tách được phần cố định (fixed cost) và phần biến đổi (variable cost). Mình sẽ giới thiệu trong bài viết tiếp theo nhé.

Bài viết cùng tác giả: