I. Hạt mầm đầu tiên
Tôi nghĩ là mình bắt đầu ý định viết trên Spiderum từ một bài viết của bạn Gwens. Một bài viết ngắn nhưng nó có một thông điệp rất lí tưởng ở môi trường Việt Nam là dân chủ. Đó là lần đầu tiên tôi thấy một trí thức có thể trình bày một cách đơn giản khái niệm dân chủ mà không sa vào lập luận chê bai chính phủ Việt Nam của các anh chị “dân chủ” từ nước ngoài hay trong nước bất mãn “có lo cho dân đâu”, cho tới các trí thức kịp trở thành một vị Chúa nho nhỏ trong rừng Châu Phi hay dè bỉu “đám đông ngu ngốc”.
Chúng ta thường sẽ chả biết được những dòng chữ của mình sẽ tác động tới ai trong một cái bể tính cách hỗn độn. Ngay khi chúng rơi vào tầm nhìn của tôi, tôi đã được truyền cảm hứng. Hai bài trên đều chỉ ra vấn đề dẫn tới elitism lẫn mobocracy đó chính là tư duy độc lập mà nói văn vẻ là free will (ý chí tự do).
Tôi đã có một hướng đi mơ hồ dựa trên sự truyền cảm hứng đó. Tôi tạm tin vào thời điểm đó khá đơn giản là cải thiện sự trao đổi (interaction, not confession, rất đúng cho những bài trải lòng xong hàng loạt còm kể về cuộc đời mình drama thế nào, mặc kệ đời của chủ thớt) giữa các nhóm có mâu thuẫn lợi ích. Tôi có một niềm tin là các mâu thuẫn hiện nay đều liên quan tới chuyện các bên không muốn, đúng vậy, không muốn hiểu nhau và càng sẽ muốn gạt những người đi giữa các làng đạn ra.
Có nghĩa tôi phải bổ sung một ý nữa cho hai bài đó. Một thứ mà tôi mơ màng nghĩ là phải có những người chủ động kéo các bên lại với nhau như một người trung gian và có thể sẽ bị tế trên giàn hỏa thiêu vì động chạm lợi ích mọi bên. Bằng một sự cố gắng nào đó, hiện tại sau khoảng 2 năm viết, tôi cũng có cơ sở để chứng minh cho niềm tin đó. Cũng phải rất cảm ơn người đã nhận ra tiềm năng của tôi. Cho tôi một động lực khác ngoài người bạn tưởng tượng nào đó để thấy mình nên làm như thế nào và đi theo hướng nào. Talent là phải có talent scout rồi mới thành talent scout đi tìm các talent khác.
II. "For those who don’t miss the Soviet Union have no heart, those who want it back have no brain”
Thời nào cũng có Hồng Kông, Thiên An Môn, Gwangju, Zenkyōtō, Make Love Not War và Antifa. Với dân số tỷ dân, ngay cả một vấn đề nhỏ xíu của phương Tây sẽ là một vấn đề lớn ở Á Đông.
Tôi không quan tâm chuyện đúng sai ở đây vì thời chiến là tranh giành quyền lực, chỉ là phải nói kháy về sự tồn tại của một nhóm người useful idiots trong cái thời tạm gọi là bình đi. Đời F0 đã làm nên những dấu mốc lịch sử và truyền cảm hứng cho các F1 và F2 ở Việt Nam nói kháy dân tộc để thỏa niềm yêu thích chặt chân người khác và để thấy mình còn cao sang.
Dù tôi có thương người ra sao, tới nay tôi vẫn đồng tình với chính phủ Tàu là nên đập ra bã hội biểu tình vì sự thách thức ngu xuẩn. Tình hình lúc đó đã xấu, chỉ có các giải pháp cực đoan mới chấm dứt được sự leo thang của đập phá. Suy xét cho kĩ, Tàu là một trường hợp khá đặc biệt khi phẫn nộ ở dân chúng đã có từ thời Cách Mạng Văn Hóa, nhưng mà cũng đáng để tôi nghĩ có ai đó hướng sự phẫn nộ của Thiên An Môn vào thời kì Đặng Tiểu Bình đang cố đảo ngược lại các sai lầm của người tiền nhiệm.
Dân chủ của phương Tây như một thứ văn hóa ngoại lai tràn vào Á Đông. Nếu tôi được sinh ra vào thời điểm đó, có thể tôi sẽ không nhân nhượng chèn ép nó. Nhưng tôi được sinh ra trong thời bình, được giáo dục trong hai môi trường Đông Tây và có thể may mắn chứng kiến chuyện gia đình mình bị chia hai.
Tôi được sinh ra trong một gia đình cách mạng ở miền Nam từ bên nội lẫn ngoại. Ông tôi là dân miền Nam và một cách nào đó chọn đi tòng quân ở Bắc, ở Bắc, lấy vợ Bắc rồi đem con cái về miền Nam sau giải phóng. Các anh em khác của ông là theo miền Nam và giờ sống ở Mỹ hết rồi. Nhà tôi dân trí thức và có người thân theo Việt Minh nên cũng biết trên dưới, phải trái, ít nhất không hùa theo hội ăn tục nói phét ở xứ người, nuôi dạy con cái thành American và không hề có một sự thù ghét gì về thế hệ. Ba tôi hay chơi khăm các bác khác bằng cách dụ các bác đi Dinh Độc Lập: “Hồi xưa cái dinh đó là nhà Tổng Thống, canh gác cẩn trọng đến độ lính cấp dưới còn không vô được, giờ vô như cái chợ vậy là phải đi”.
Nhưng mà lịch sử lặp lại. Là một người khá là mơ mộng, tôi cũng có vài mâu thuẫn với gia đình và họ hàng của mình về các vấn đề lý tưởng. Tôi khác với các bác còn hơi cứng nhắc trong gia đình là đất nước mình có những điểm yếu. Thay vì chỉ trích như chú em Dưa Leo, các anh em miền Nam bê đê hai dòng máu và các thanh niên phương Bắc đang chờ thời chửi, tôi nghĩ tôi sẽ thay đổi nó trong khả năng nhỏ nhoi nhất. Làm cầu nối giữa hai bên là cách tôi làm.
Thế hệ trong gia đình tôi được giáo dục tư tưởng yêu nước và lại có Tây học nên nói chung có một hỗn hợp lợn cợn gì đó vừa swag vừa serious vừa cúng cụ, nhưng đôi lúc hơi khiến các cụ trên ngứa miệng rồi chửi: “Cộng Sản cho mày ăn học chứ đâu phải thằng Tây lông nào đâu mà dám nói như vậy”. Nanh nọc như tôi còn không đỡ nổi câu đó.
Dân chủ hiện tại được xem như một phương pháp dẫn tới hạnh phúc toàn xã hội vì tính chất minh bạch và thúc đẩy trao đổi giữa các tầng lớp trước khi bi kịch xảy ra. Việt Nam có những đợt các đại biểu quốc hội trình bày thế khó của người dân là vì các ảnh hưởng Tây phương đi vào. Nhưng có vẻ nhiều trí thức bất kể vùng miền và quốc tịch một mặt ủng hộ dân chủ, lại lâu lâu ngoáy những trò đùa mà tôi thấy thật ác.
Chuyện này là một thứ mà tôi cũng đã dành mấy 10,000 từ để giải thích. Muốn hiểu về dân chủ thì phải hiểu về khái niệm sự thật và sự thật là một thứ hỗn độn. Tôi có sai và chuyện tôi thành thật là công thức để tôi tiến tới ngày hôm nay. Nhưng đâu phải ai cũng như tôi và còn phải kể sự thật một cách mượt như tôi được đâu nên tranh cãi vẫn còn đó.
Một quan điểm của tôi về dân chủ phương Tây. Nó cũng không phải đẹp đẽ gì như Mỹ. Nếu như Vatican không lập ra các ritual hằng ngày cho số đông và ám thị họ bằng các hình ảnh của cái thiện hằng giờ, khó mà nói sẽ có một ngày nào đó họ có đủ nhận thức đúng sai sau một thời gian gần đèn và chọn đi theo các tinh hoa của nền Cộng Hòa. Tôi ngày càng thích độc tài, nhất là khi đã biết cái gì nên làm và thấy rất rách việc cãi qua lại của đám đông còn chưa biết được đúng sai.
Tại thời điểm này, tôi có một sự cực đoan rằng muốn hạnh phúc là phải độc tài bắt cả xã hội tu luyện hằng ngày. Tích lũy thặng dư đủ nhiều đi, cũng cỡ mấy trăm năm, rồi tính tới chuyện dân chủ. Mà đó mới chỉ là chiến lược, còn thực thi là một câu chuyện hoàn toàn khác. Rõ ràng là giáo dục luôn có phản giáo dục đi kèm vì các lí do ích kỷ của các cá nhân không cam tâm. Và các bạn có thể tạm đoán là tôi đã dấn thân vào một con đường khá mơ hồ.
Ai nói dân chủ như một chiếc hộp Pandora muốn mở lúc nào thì mở đặng xả tức với chính quyền là không chịu học sử. Nếu có học tí chữ, lại kéo theo bầy và tè vào kim tự tháp một cách tự hào không biết trời biết đất, tôi nghĩ là nên alo cho trưởng phòng hình sự phái một đội theo dõi tài khoản. Dù cá nhỏ nhưng bắt cả bầy luôn cũng đáng để làm. Coi như trừ gian diệt ác trong âm thầm.
Tôi hay nhìn Putin là lãnh đạo tài năng kế thừa ý chí “socialism in one country” của Stalin. Nhưng ông ấy may mắn là không phải sống trong một thời kì cực đoan của Thế Chiến để thấy chuyện giết người, thanh trừng và Gulag là các ngã rẽ duy nhất, dù đôi lúc ông phải dính máu. Nước Nga phát triển như vậy từ lúc Liên Bang Xô Viết tan rã trong sự nhục nhã và nghèo đói là nhờ Putin xây dựng chiến lược. Tôi nghĩ không phải ai cũng hiểu cái thánh giá toàn máu mà ông phải gánh. Mỹ là freedom và nội chiến phương Tây, còn Nga là di sản Đế Quốc thù trong giặc ngoài. Nước Nga vĩ đại và vẫn luôn vĩ đại như vậy.
Việt Nam mà muốn tiến tới dân chủ phương Tây thì không cần lấy Mỹ, lấy Nga là đủ để không thấy mình mơ hồ rồi bỏ cuộc.
III. Nhạc của mỗi người
Thời điểm "Em và Trịnh" ra mắt, tự động kéo theo các lời bộc bạch và mỉa mai chủ nghĩa dân tộc bởi các đơn vị F0 hoặc có tư thù với chính quyền. Nói chung, tôi thấy cứ như comedy. Đời phải có drama mới thú vị chứ yên bình hoài chán lắm.
Tôi quý cô Khánh Ly, cũng hiểu đó là điều duy nhất mà một người bạn làm cho người đã mất, và cũng như đính chính những thứ bị suy diễn, nhưng tôi phải nói một cảm nhận của mình về bác với tư cách là một người không có mối quan hệ đặc biệt.
Tôi nhìn bác Sơn là một ví dụ cho trí thức yếm thế nhưng vẫn muốn tác động vào thời cuộc. Bác Sơn không hề là số ít, là số đông bậc trí thức văn nhân thời chiến nên là lẽ cuộc đời. Trí thức thư sinh mà có tí dũng là phải đi lính như Quang Dũng của Tây Tiến. Không cần yêu cầu như Lenin hay Stalin.
Tính ra tôi thấy mình có thể tìm niềm vui thật sự với các đại ác nhân như Stalin, Hitler và Marina Abramović, dạy điều ác nhưng tới nơi tới chốn và rất tin vào đức tin của mình. Còn văn nhân nhiều lúc yếm thế nên gió ngả chiều nào thì ngả, khó luận rõ được phe nào đó mình sẽ phải chọn trong trường hợp không thể nào đi riêng một con đường được. Tôi thấy họ chọn phe là để tồn tại hơn là vì lý tưởng và cũng không phải khôn ngoan để biết tự nhìn ra chừng mực hoặc nhận ra mình bị cấp trên nhìn ra. Hoàn toàn có lí do để các nhà cầm quyền kiểm soát nhóm người này vì quá có rủi ro phản bội những lúc không ngờ. Yếm thế nhưng số lượng đông và cũng có tiếng nói nên phải để ý.
Thời các cuộc cách mạng yêu nước ở Á Đông lên, trí thức tương đối ít. Sang đến thời giáo dục phổ thông thì số lượng trí thức càng nhiều. Giờ đây, những ai học xong cấp 3 có thể tự gọi mình là trí thức.
Người nhu nhược đọc sách thì nghiệm ra Hậu Hiện Đại, người mang tiểu trí tuệ đọc sách thì thành KOL bán giải pháp, người bình thường đọc sách thì ít nhất là bảo vệ được mình, người có chí lớn đọc sách thì bàn chuyện lớn lao như dân tộc và đất nước. Còn thiện ác trong bản chất là chuyện tính sau.
Tôi có quan điểm khác với mâu thuẫn của "Em và Trịnh" là các bên cãi nhau đừng xem chuyện trí thức yếm thế là điều gì đó để chơi khăm hoặc là nhột. Có khi trình đạo diễn và biên kịch không tới nên từ tả một cách chân thành mà thành chơi khăm rồi drama lên sóng. Cũng có cách mô tả vài thứ không đẹp nhưng khéo léo mà. Làm không đủ trình cho một bộ phim lấy tên họ gốc là bị người trong cuộc chỉnh liền.
Nghệ thuật được sinh ra là để làm những thứ này. Nhiều lúc phải thay tên, đổi họ và hư cấu vài thứ chỉ để truyền tải sự đáng sợ của sự thật. Thánh nhân khi phán xét là dùng mắt, nhưng phần còn lại có thể phải che mắt mình ở một số thứ để ngăn bản thân bị mù.
Vô Ảnh hay Anh Hùng được làm rất khéo, vừa lòng nhiều bên để tạm ngừng leo thang ở các cuộc chiến lợi ích nhỏ. Bát Bách có kể về quân Đài Loan hay Nhật nhưng rõ đây là ý chí mà ai cũng có thể ca ngợi, bất kể phe ta hay địch.
Đó là sự thật của cuộc đời. Tôi thấy thì chỉ biết chép miệng.
IV. Dòng Máu Anh Hùng
Tôi nghĩ thời điểm Dòng Máu Anh Hùng ra đời, tôi đã nghĩ: “Trời. Một phim có ngân sách 1.5 triệu đô (cỡ 20 tỷ VND), tương đương ngân sách một phim thành thị hay độc lập nhỏ của Mỹ mà có thể kể ra một câu chuyện dân tộc hay như vậy sao?”. Bất ngờ hơn, một ekip đạo diễn, diễn viên chính và biên kịch toàn là Việt kiều, nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh và diễn bằng tiếng Việt. Vậy mà có thể truyền tải một thông điệp mà những người ăn học đàng hoàng khác không nghĩ ra được. Có thể yêu nước cũng chỉ cần đúng và sự ngây thơ, không cần chẻ chữ một cách thô bạo.
Thành ra tôi thấy rất rất tiếc cho nhà sản xuất Nguyễn Chánh Tín và đạo diễn Charlie Nguyễn. Dù có gặt hái thành công về mặt chuyên môn trong nước lẫn trường quốc tế, nhưng phim lại thất bại về mặt thương mại. Tôi nghĩ chắc có thể là đội ngũ có vấn đề marketing với quần chúng. Với một bộ phim như vậy, có thể chính phủ giúp được gì đó cho nhà sản xuất để khuyến khích các tác phẩm như vậy trong tương lai.
Với Trung Quốc, hỗ trợ công nghiệp làm phim lịch sử là một chính sách rõ ràng để quảng bá đất nước trên trường thế giới, dù rõ lúc đó nó vẫn còn nghèo. Từ lúc đạo diễn Ý Bernardo Bertolucci đến làm phim Hoàng Đế Cuối Cùng 1987, tôi nghĩ nhiều người phải biết chính phủ Trung Quốc hỗ trợ hết mực nhiệt tình cho một người nước ngoài, từ giấy phép, đóng cửa Tử Cấm Thành để tập trung quay, diễn viên quần chúng và đạo cụ. Tây Du Ký 1986 là do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất. Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 là do Đại Học Truyền Thông Trung Quốc, Beijing Galloping Horse Group, Đài Phát thanh Nhân dân Thiên Tân và hàng loạt các công ty có ảnh hưởng của chính phủ tham gia góp vốn. Bát Bách 2020 dù được các công ty tư nhân là Hoa Nghị Huynh Đệ và Tencent chủ yếu góp, nhưng phải hiểu môi trường Trung Quốc là các công ty tư nhân gắn liền chặt chẽ với chính phủ.
Phim lịch sử có thể kiếm tiền ở Trung Quốc hay ở Hàn Quốc cũng là nhờ tinh thần dân tộc được nuôi dưỡng có chủ đích trong lòng đất nước này. Việt Nam còn đang chậm sau Tàu lẫn Hàn rất xa, chưa luận được yêu nước là ra sao ở mức độ công dân.
Trung Quốc hay có chu kỳ phong sát K-pop và các nghệ sĩ Hàn trong khi vẫn giữ SM trong thị trường. Chuyện nó gây xáo trộn văn hóa Trung Hoa là một, nhưng dạng tôm tép thường đâu đáng phải chèn ép như vậy. Nói chung, đầu gà hơn đuôi phượng và lại còn rất gần về địa lí. Nên để ý các thể chế mà một tổ chức quy mô nhà nước ăn thua đủ cho nó. Quỹ Hưu Trí Hàn Quốc (National Pension Service of Korea) thường là cổ đông lớn thứ hai sau người sáng lập trong Big 3.
SM là ông lớn duy nhất có ý định làm ăn với Trung Quốc dài lâu trong khi JYP và YG thích Nhật tiến và Tây tiến. Mỗi lần Tàu phong sát Hàn là cổ phiếu SM xuống kinh khủng. Nhưng có lẽ SM là công ty lớn có vẻ đỡ nguy hiểm nhất vì sự truyền thống và kỷ luật cao của nó. Ít nhất Tàu đang cố gắng hạn chế tác dụng phụ của một chính sách nghiêm túc của chính phủ Hàn Quốc.
Có thể trái khoáy là hiện tại giá trị ngành công nghiệp này năm 2020 chỉ có 0.37% so với GDP tổng (6/1631 tỷ USD). Nhưng chính phủ Hàn vẫn đổ tiền vào vì nó là chất xúc tác để bán hàng cho các ngành khác như bán lẻ, nhà hàng, làm đẹp, quần áo, game, v.v. và thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn cho các ngành khác. Để nó tự thân kiếm tiền như tư nhân, khó mà tích lũy thặng dư đến thời điểm hiện tại được.
SM mà không có tay hỗ trợ của chính phủ, Hallyu Wave có thể đã chết yểu. Nó là đầu tàu xuất khẩu văn hóa bằng hai nhóm nhạc chủ đạo của mình: TVXQ tiến công Nhật, thị trường nhạc gần nhất và lại lớn thứ hai sau Mỹ. Sau đó, SM ra mắt Super Junior để vào Trung Quốc.
Hai nhóm này đang có xu hướng rời xa Hàn nên SM phải củng cố quyền lực của mình tại Hàn trước khi tiếp tục sản xuất các nhóm nhạc đi ra nước ngoài. Họ ra mắt SNSD, một bàn đạp vững nhất cho chiến lược “socialism in one country”. SNSD được coi là một mô hình mà nhiều công ty ở Hàn muốn làm lại nhưng có lẽ khó. Họ có địa lợi, nhân hòa nhưng không có thiên thời vì hiện tại đây là thời kì giá trị truyền thống của Hàn bị đả phá nặng nề.
Các trường hợp chết yểu trên là lúc mà bàn tay của chính phủ nên nhúng vào để phá vòng lặp “làm phim ăn liền vì tư bản kim tiền” và lấy lại các giá trị truyền thống. Rồi mới có ngày như Đại Chiến Xích Bích, Bát Bách hay Đại Thủy Chiến.
V. Sign
1. Một vấn đề của việc đi hai hàng
Xưa Tùng Dương lên đồng Chiếc Khăn Piêu và đạt đỉnh của thầy bà ở hiện tại có khi còn dễ chịu hơn Tịnh Thất Bồng Lai, đạo Cao Đài, đạo Dừa, mới đây đạo Cà Phê Legend, rồi Tỉnh Thức của người anh em Johnny Trí Nguyễn và các cuộc xông phá vào thế giới đàn ông của người chị Trác Thúy Miêu. Ngoài Bắc là chỉ dừng ở tín ngưỡng đạo mẫu cầu xin lợi lộc. Còn ở miền Nam là có căn cơ theo tôn giáo. Lên hàng tôn giáo thì tỉ lệ tổ trác cám vàng càng cao. Khá xin lỗi miền ở giữa bị quên lãng trong sự đấu đá giữa hai intellectual hub lớn nhất của đất nước.
Tôi nghĩ mình phải hai dòng máu nếu như muốn tồn tại. Nhưng làm sao có thể tồn tại nếu như chỉ bắt chước Đông Phương Bất Bại bên Tàu?
Tôi từng gặp một người cũng tên là Sơn, người nhỏ xíu, tay nhỏ xíu, nhỏ nhẹ, được sinh ra trong gia đình phức tạp như tôi, chia phe, chia miền trong đợt nghe hòa nhạc và xin chữ ký. Bà chị tôi điên cuồng về ông Sơn này và nhiều lúc tôi muốn chỉ muốn nói: “Chị bớt sồn sồn lại, không có sang gì hết”. Chị tôi cũng quê lắm, nghe nhạc cổ điển để làm sang thôi chứ không hiểu gì đâu, xem ba Tiktok nhảm là biết trình độ rồi. Nhưng mà cũng nhờ bà chị kéo tôi đi xem vì sợ lẻ loi, chứ thôi tôi ngồi coi Youtube từ đầu đến cuối bận.
Người đàn ông tên Sơn đó dù trông yếm thế nhưng tôi rất tin khi ban giám khảo Đông Âu xem phần trình diễn này có khi sững sờ. Làm cái quái gì một đứa Châu Á, lại còn từ một đất nước không có tiếng nói lớn lao gì trên bản đồ Xã Hội Chủ Nghĩa mà lại có thể thể hiện tinh thần của một ông Ba Lan nào đó đã qua đời từ thế kỷ 19.
2. God vs Lucifer
Cha của ông, Đặng Đình Hưng, một trí thức miền Bắc có vài rắc rối trong giai đoạn Nhân Văn Giai Phẩm và bà Thái Thị Liên, gốc là nhà giàu Công giáo ở miền Nam, phải quyết định tách gia đình mình khỏi chồng vì các lí do đường dài. Nếu không làm vậy, có thể Đặng Thái Sơn khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội đi sang Liên Xô và được một người thầy Nga tên là Vladimir Natanson nhìn ra tiềm năng ở anh chàng Châu Á nhỏ bé này. Cha là người gánh vác nhưng mẹ sẽ là người gánh vác khi cha đi. Bà Thái Thị Liên là người phụ nữ kiên cường, một tay nuôi các con mình, không chỉ Sơn, thành các nghệ sĩ có ích cho nước nhà.
Nhưng mà nếu không có người cha nhạy cảm với con cái, có lẽ Sơn cũng không được mẹ mình để ý vì các vấn đề thời gian và có khi tài năng này cũng chết yểu.
Có một khúc mà tôi nghĩ trong cuốn sách “Đặng Thái Sơn: Người Được Chọn” không ghi rõ là các tài năng như vậy hay có máu nổi loạn, vì họ có linh tính nào đó phát hiện ra chuyện dạy dỗ của các thầy có rủi ro giết chết sự sáng tạo của mình. Cái thứ hai đáng lo ngại không kém là người có tài hay tự cao nên hay cãi thầy và hay bị cho vào sổ đen của lớp. Đúng nghĩa một buổi dạy học toàn mùi thuốc súng.
Những thứ này đọc trong nhật ký hay tiểu sử các tài năng phương Tây như Maria Callas, Birgit Nilsson và Michael Jackson là sẽ nhận thấy rõ hơn. Phương Tây rất đàn ông, cái gì cũng thể hiện ra rõ ràng nên dễ phân tích. Vậy nên, thầy dạy dỗ các tài năng này cũng phải được tinh tuyển, nếu không là tài năng này sẽ chết yểu vào một lúc không ngờ. Maria Callas là một ca cho việc các thiên tài quá tự cao về mình, thử những vai quá sức mà cứ tưởng hay, đến hồi mất cả giọng hát vừa dramatic vừa đa dạng Chúa đã cho trong khi tuổi đời còn trẻ.
Đến khi sang Liên Xô rồi, Sơn vẫn có những thử thách. Nhiều lúc thế giới này rất tàn nhẫn, có một người cha thôi không đủ, phải có hai người cha, may ra con mới sống sót mà thành tài. Sơn có một người thầy thứ hai là Isaac Katz, một nghệ sĩ người Nga vô tình thấy tiềm năng. Ông cũng khác với các thầy còn lại là chủ động tạo nên cuộc trò chuyện với học trò của mình, dạy học trò là bản thân âm nhạc cũng có tính triết, phải luận ra thì mới đánh được thành bài, phải có ý chí tự do thì mới hiểu được tinh thần của di sản tiền nhân. Xong, Sơn bị gọi là “cậu bé người cá”.
Chả hiểu tụi Tây có love-hate relationship gì với cá không. Người ta hay dị dị, học mọi thứ lạ lạ như một đứa trẻ con, không trả lời được thì mặt đực ra, chứ không có đáp kiểu đối phó. Họ khá là chậm tiếp thu so với các bạn đồng trang lứa vì với họ, học là học từ những thứ cốt lõi. Hành trình chậm nhưng một khi quá độ ở giai đoạn nào đó là giống như bị ai nhập vào người.
Sơn cũng bộc bạch: “Từ nhỏ tôi cũng học giống như người khác nhưng mãi về sau mới thấm được. Nhưng nếu bắt đầu sớm thì có thể kết thúc cũng sớm. Trong trường hợp của tôi là thật sự rất muộn. Nên tôi nghĩ con đường tôi đi sẽ còn dài về sau nữa.”
Vậy nên, thật sự sẽ có giai đoạn họ bị khủng hoảng tinh thần và nghi ngờ mình thật sự tài năng không. Tự cao lớn nên khi vỡ là rất đau. Thầy không khéo có khi cũng vô tình để chính sự suy nghĩ quá sâu sắc của học trò mình giết chết bản thân mình từ trong trứng nước.
3. Drama và Fan War
Sách của bác Sơn (dù có tác giả là người Nhật) có dành một chương để nói về Ivo Pogorelich. Ông cũng là một thiên tài nhưng nam tính và dứt khoát hơn nhiều mà tôi có thể nói theo hơi hướm Franz Liszt, một tính cách rất Lucifer. Dù không đoạt giải Chopin, nhưng Pogorelich thăng hoa trong các cuộc thi danh giá khác và còn để lại một ấn tượng độc nhất trong lòng ban giám khảo Chopin. Tôi thấy là người như Pogorelic rất hợp con đường solo siêu sao Michael Jackson trong giới cổ điển như Evgeny Kissin, nhưng có khi mạnh hơn nữa. Lucifer choáng ngợp luôn có đất diễn trong lòng một phương Tây thích sự ấn tượng.
Để dành một chương như vậy, tôi nghĩ bác Sơn có nhận ra các kiểu phong cách khác nhau và thực thừa nhận họ, dù phong cách của bản thân theo hướng thư sinh hơn. Tôi thấy là các bác phải song kiếm hợp bích chỉnh đốn nền cổ điển và dạy dỗ đám ở dưới như Lang Lang bớt ảo tưởng về mình.
Giới cổ điển cũng không khác showbiz lắm đâu, nhưng vì tính formal nên tôi thấy qua bên K-pop Fan War vui hơn. Chiến lược phát triển nghệ sĩ là một, nhưng chiến lược phát triển fandom là một điều giới cổ điển không có.
Chế nhạc và tố nhau drama thời Gen 2 là đỉnh cao nghệ thuật antifan Đông Lào. Tôi khẳng định K-pop Đông Lào đã post trước cả post, trước khi nó về đây thành Hậu Hiện Đại. Thế giới đó giống no man's land, không có trời đất mà từ quần chúng sinh ra bao giang hồ ẩn danh. Chế nhạc là phải sub, viết lyric, thu âm và nghiên cứu sơ hở đối thủ. Giờ Gen sau này nát quá, chỉ biết chửi đổng thôi, đâu có nặn ra được một tác phẩm antifan để đời cho thiên hạ xem và giang hồ nào đó ghi chép sử sách.
Có biết chiến lược phân đôi để tấn công nhiều phân khúc anti là mấy con Sone nghĩ ra không? Tụi anti tạo ra Anti-SNSD, Sone ra Anti-AFS đặng chửi bất kể Ẹo, Quèn, Đen Rách mà không ảnh hưởng về nhận thức brand chính chuyên là Sone ở số đông. Một chiến lược máu lửa đến nỗi Anti-SNSD đã vật cùng tắc biến, vật cực tất phản. Extreme tới độ đã convert được một đống Són về cho động. Trong khi Anti-AFS vô tình phổ biến nhạc đối thủ quá nhiều để mấy con Sone bắt đầu phản phé. Một giang hồ nào đó mà tôi thấy tự xưng là cựu Anti-SNSD có còm bộc bạch thực ra Anti-SNSD là anti mấy con Són toxic, chứ đâu có ghét SNSD. Anti Gen 2 không như bây giờ, có nhìn trước nhìn sau và phân đúng sai.
Phải nói là Anti-K-pop là chỉ nhắc tới SNSD thôi và sẽ không có nhóm nào bước chân vào lãnh địa này. Đâu cần thiện ác, chỉ cần người ta nhớ mãi về mình, rồi cũng có ngày hậu thế suy xét.
Fan giới cổ điển tự cao quá nên thành cả hội yếm thế như nhau, chửi không rõ ràng, toàn ám với chỉ. Tôi thấy drama vô mới vui mà thời cổ điển cũng có mấy đợt drama Liszt vs Chopin hay ai đó tố Paganini có giao kèo với quỷ để hạ thanh danh trước giáo hội. Càng anti, tôi càng nổi.
VI. Tàn Kiếm và Vô Danh
Với phong cách thư sinh và phảng phất sự dứt khoát thuộc về tính cách Chopin, Sơn đã đạt giải nhất cuộc thi đó. Người ta cứ tưởng Sơn sẽ vươn lên đỉnh cao danh vọng, nhưng thật ra bắt đầu cho một con đường đỡ sáng sủa hơn. Đồng bào ca ngợi, thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thư chúc mừng, chính phủ trao tặng giải thưởng Nghệ Sĩ Nhân Dân ở độ tuổi 26. Nhưng điều duy nhất Sơn muốn chỉ là: “Tôi chỉ muốn gặp lại cha mình”. Sơn nhờ chính phủ kéo dài sự sống của ông Hưng thêm 10 năm.
Rồi giới phương Tây và các nước đồng văn muốn thu nhận tài năng như Sơn. Ông sống ở Nhật rồi sang Canada và dẫn mẹ sang cùng để bà sống cuộc đời an nhàn hơn.
Nhưng mà điều tôi quý ở bác Sơn đó là bác đã không chọn như bao các trí thức khác. Dù nếu nói về bi kịch, bác không thua kém ai và có cơ sở để thù. Bác có khi là một trường hợp khó khăn hơn cả thế hệ thứ hai như Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn và Dustin Nguyễn. Nhưng tất cả đã chọn quay về đất nước của mình để xây dựng và cải thiện nó.
Vậy nên, tôi cũng không tin sự tuyên truyền nào đó ở nước ngoài. Nốt cũng không tin vào các thanh niên sinh ra từ phe chiến thắng giờ quay sang chất vấn cha ông vì sự nông cạn của mình. Nhất là đám miền Nam ăn học và Tây học cho nhiều vô rồi cũng không thoát nổi cái suy nghĩ cá lớn ăn cá bé trong tử cung mẹ, dù cũng giả bộ tỏ ra thân thiện hơn sự điêu ngoa của dân thủ đô.
Miền Nam cũng có những trí thức rất có tiềm năng. Thành Lộc là một tuổi thơ của tôi. Hồi xưa đóng Những Người Thích Đùa rồi, về sau tự đạo điễn, tự biên kịch, tự đem nhóm Líu Lo vô dựng Ngày Xửa Ngày Xưa. Gốc Thành Lộc có cha là Nghệ Sĩ Nhân Dân chuyên hát bội và vợ cũng là tài nữ nổi danh hát bội. Để nuôi dạy một người như vậy là cũng cần tích lũy tri thức.
Một điều tôi hơi tiếc là các nghệ sĩ này đang hơi chật vật trong việc trở thành một thầy giáo tốt vì nhiều lúc chất nghệ của họ vẫn còn bản năng. Rất cần các nghệ sĩ biết lí luận nó sao cho thành một tri thức reproducible hơn.
Không phải ai cũng sẽ thành nghệ sĩ vĩ đại, cũng như không phải ai có giọng hát dramatic. Nhưng theo như bác Trịnh Lữ, cũng chỉ cần viết đúng cái tuổi và cái khả năng của mình là được rồi. Vậy mà ngay cả cái điều đó cũng không nhiều người làm được. Có nghĩa là tôi đi hỏi tội các thầy, chứ không phải các trò. Thầy tào lao, đi dạy để thỏa cái ham muốn dạy đời hay “làm thầy người khác” rất nhiều, mà thầy có thiện chí chỉ đếm đầu ngón tay hoặc có thể rất khó để tiếp cận vì họ bị bao vậy bởi đám đông quá nhiều để phải thu hẹp sự trao đổi của mình và hồi sức lại.
Nghệ thuật là có toan tính thì mới lên tay được, vì lúc đó nó không phải là một thứ phát ra bất chợt như các thiên tài không kiểm soát được năng lực của mình. Mà là đẳng cấp. Rồi khi kiểm soát được, còn phải dạy cho người khác một bài học vượt khỏi thuần túy nghệ thuật là nghệ thuật là vị nhân sinh và có khi phải vì cái lý tưởng cao cả hơn là nâng cả xã hội này đi lên và thoát khỏi một thế giới chỉ toàn những lựa chọn bi kịch.
Nghệ sĩ thiên tài, mà may mắn có đủ yếu tố hội tụ, hoàn toàn có thể vượt khỏi các thiên tài sa vào miệng giếng cuộc đời và vực dậy cả một nền nghệ thuật nước nhà. Thiên tài phải thành thầy là khó gấp bội so với chuyện hoàn thành bài tập về nhà là đoạt giải, trình diễn kiếm tiền hay là làm giáo viên lấy danh nghiễm nhiên là “thầy”.
Thầy thật có thích gọi mình là thầy đâu. Lucifer là phải ghét từ “thầy” cay đắng. Ngượng ghê luôn. Xưng bác-con thôi, anh chị-em, còn cưới nhau là xưng vợ-chồng.
Birgit Nilsson chứng minh cho thế giới thấy một đất nước Bắc Âu nhỏ bé như Thụy Điển cũng sinh ra được một Wagner với chất giọng trong sáng mà đến hiện tại không ai thay thế được. Michael Jackson xuất thân da màu chứng tỏ được Mỹ không phải chỉ biết kiếm tiền và nông cạn về văn hóa và tôn giáo của Châu Âu. Họ đỡ đầu rất nhiều nghệ sĩ tiềm năng và bảo vệ người khác theo một cách COCC và chống lưng để chữa cháy. Dù đôi lúc bức xúc về hệ thống vì sự lý tưởng của họ, nhưng rõ chủ nghĩa dân tộc ở họ rất cao.
Tôi nghĩ là bất cứ thành công nào cũng cần có nhiều bên tham gia. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên tài mà không có đất dụng võ thì coi như phí. Sự hòa bình của một dân tộc mà không có các bên nói hộ thì cũng không có ngày hòa giải. Chắc chắc sẽ có những người phá hôi cuộc làm lành này vì sự không cam tâm cho những thứ quyền lực đã lỡ tích lũy từ sự chia rẽ và thù hằn.
Chỉ là liệu các Lucifer này có được nhìn ra hay không? Có được cho một cơ hội để chuộc lại lỗi lầm nào đó bằng tài năng và thiện chí của mình hay không? Nhiều lúc Lucifer đã có tất cả rồi, nhưng chỉ thiếu một vòng tay vỗ về cho sự cô đơn của mình và sự chấp thuận từ Cha để quay lại con đường chính đạo.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất