Trước đây cũng như số đông mọi người, mình chỉ nghĩ Yoga đơn thuần là những động tác uốn dẻo, khó nhằn.
Nhưng ở thời điểm sức khoẻ mình xuống cấp nhất (đau đầu kinh niên, tiêu hoá kém, viêm dạ dày, đau đại tràng, vai cổ gáy nhức mỏi, đau lưng mạn tính đủ cả, bonus thêm bệnh tâm lý), cơ duyên đã đem mình đến với Yoga, đặc biệt ở trường phái Sivananda - Yoga Cổ Điển. Sivananda Yoga cho mình một hệ thống khung đỡ gồm 5 điểm mà sau hơn một năm thực hành theo thì những vấn đề thể chất của mình gần như được hồi phục, nếu tái phát thì cũng biết cách để giải quyết mà không cần dùng thuốc. Khi thể chất cải thiện thì tinh thần cũng tốt lên theo, các vấn đề tâm lý từ từ được tháo gỡ. Đó là lúc mình quyết định theo đuổi đời sống Yoga lâu dài hơn.
.
Hơn thế, cơ duyên đã cho mình gặp được hai HLV sáng lập ra Shanti Yoga Vietnam là HLV Nguyễn Bảo Ngọc & Hằng Lâm, là những y sĩ, bác sĩ đã hoàn thành chương trình đào tạo chính quy. Họ đã kết hợp các kiến thức y học (Tây Y và Đông Y) vào Yoga, lấy học viên làm trung tâm, dựa vào sức khỏe của mỗi người để đưa ra các bài tập, dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp với từng học viên. Ở Shanti Yoga, học viên sẽ được đảm bảo:
1. Tư vấn sức khỏe định kỳ đầu và cuối khoá thông qua các chỉ số huyết áp và đường huyết bởi HLV và y bác sĩ.
2. Trang bị các kiến thức cơ bản về Y học để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị một số bệnh thường gặp về: cột sống, huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
3. Thực hành trường phái Sivananda Yoga cổ điển - một trong những trường phái lâu đời và lớn nhất thế giới.
.
Với cá nhân mình, dựa trên 5 điểm Yoga và các kiến thức y học mà mình đang áp dụng thì hệ thống khung đỡ cho sức khoẻ và tinh thần được tóm gọn như sau: 
Sức khoẻ của chúng ta dựa trên 3 yếu tố liên kết chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau:
30% là chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ.
30% là chế độ tập luyện thể thao, vận động.
40% là sức khoẻ tinh thần, ý chí, cảm xúc.
Tinh thần là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất nhưng lại dễ gặp vấn đề nhất. Đừng nói đến những sang chấn tâm lý hay tổn thương nặng nề đi, ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhịp độ gấp gáp, áp lực công việc, deadline, cơm áo gạo tiền cũng đã đủ khiến tinh thần của chúng ta căng thẳng, mệt mỏi. Kéo theo đó là chúng ta không còn thời gian chăm sóc sức khoẻ thể chất, chế độ sinh hoạt không điều độ, không tập luyện vận động.
Ở chiều ngược lại, khi thể chất không đảm bảo, tinh thần cũng dễ bị ảnh hưởng, dễ chán nản, tiêu cực, lý do vì sao thì khi tham gia học bạn sẽ được HLV giải thích kỹ hơn về cơ chế sinh lý. Có thể nói đây chính là bài toán con gà - quả trứng, bạn không thể ưu tiên cái nào mà nên dành sự quan tâm chăm sóc cho tinh thần và thể chất ngang bằng nhau.
.
Chia sẻ một chút kinh nghiệm cá nhân, khi 40% tinh thần đang suy yếu, tức là mình đang có 1 vấn đề bế tắc, ngồi không nghĩ mãi cũng không ra được cách giải quyết, thì mình sẽ quay về làm mạnh 60% kia, tức là ăn ngon ngủ kĩ tập đều, nhờ đó đầu óc tỉnh táo và sáng suốt hơn. Ví dụ cụ thể là khi vẫn đang đi làm công việc sáng tạo, ngày mai deadline, hôm nay vẫn chưa nghĩ ra idea, ngày xưa chắc sẽ thức đêm vật lộn, còn giờ mình quyết định đi ngủ lúc 9h tối, sáng 3h dậy đón idea vào nhà (cách này đã work rất nhiều lần nên mình tự tin đảm bảo). Ngay cả chuyện giận người yêu cũng thế, từ lúc sống đời sống yoga, mình “hiền dịu” với người yêu hơn rất rất nhiều, tất nhiên là không hoàn toàn vì vẫn đang trong quá trình tu tập mà. Thôi, tóm cái váy lại, bài này chỉ là 10% những gì mình có thể lải nhải chia sẻ trong 1 khoá học với mọi người thôi, nên nếu cơ duyên đủ đầy, mong sẽ có ngày bạn gặp Ly ở phòng tập nha!
SG, 7.2020
Ly Sei / a beautiful mess