Một ngày mùa xuân năm 1907, bầu trời xám xịt và cau có, không khí rỉ ra như đang nỉ non vì ẩm ướt, từng bầy sương mù lượn lờ diễu qua từng góc phố, ấp ủ bao toan tính tập kích khách đi đường. Có thể nói đó là một ngày mùa xuân tươi đẹp, hứa hẹn vô số an lành như mọi ngày mùa xuân tươi đẹp khác của nước Anh.
Nhưng với cụ ông nọ, người sống ở trung tâm thành phố London và cũng vừa tổ chức sinh nhật 85 tuổi cách đây không lâu, đây lại là một ngày đặc biệt. Nó được chọn để cụ thực hiện một quyết định hơi kỳ quặc ở tuổi ấy, đó là rời bỏ ngôi nhà êm ấm nơi thủ đô để làm một chuyến du hành dài ngày về miền Tây.
Đích đến là thành phố Plymouth, nơi sắp tổ chức hội chợ thường niên về Triển lãm Gia súc và Gia cầm, cơ hội cho những ai có nhu cầu chiêm ngưỡng đủ thể loại vật nuôi được trưng bày và trao giải. Tại hội chợ huyên náo đó, ông cụ thành thị của chúng ta đã có dịp theo dõi một cuộc thi thú vị:
Một con bò đực béo tốt được đem ra trưng bày, một đám đông xếp hàng cá cược về trọng lượng của nó, phần thưởng sẽ được trao cho người dự đoán chính xác nhất.
Tám trăm người đã cùng thử vận may, một số là nông dân và làm nghề giết mổ thịt, nhưng cũng có cả nhiều người không am hiểu gì về gia súc, những người mà “như những kẻ không có kiến thức chuyên sâu về ngựa song vẫn cá cược trong các cuộc đua ngựa theo định hướng của báo chí, bạn bè và ý thích nhất thời của bản thân.”
Cụ ông đã chờ đến hết màn trao giải, để mượn lại từ ban tổ chức những tấm vé ghi dự đoán. Từ đây cụ lọ mọ tính giá trị trung bình của tất cả, con số có thể coi là ước đoán đại diện của cả 800 người chơi kia.
Theo ước đoán ấy, con bò sẽ nặng 1197 pound.
Trọng lượng con bò thực tế là 1198 pound.
Tức là, chênh 0.09% so với ước lượng của đám đông.
Tức là, ước lượng của đám đông đã tốt hơn bất kỳ ước lượng nào của các chuyên gia mổ bò trong đám.
Nhân vật chính của chúng ta thực ra chẳng quan tâm nhiều đến loài vật, nhưng câu chuyện về đoán trọng lượng bò này đã làm thay đổi nhãn quan từng tồn tại trong 1/4 thế kỷ của cụ với con người.
1. The few over the many?
Cụ ông của chúng ta chính là Francis Galton, nhà thống kê, di truyền học, nhân chủng học nổi tiếng người Anh. Cụ còn kiêm nhiều nhà nữa, nhưng được nhớ nhiều nhất nhờ ý tưởng áp dụng 3 ngành trên để “chủ động nâng cao chất lượng loài người”.
Cụ thể thì Francis Galton đã là người đầu tiên nghiêm túc tìm hiểu cơ sở khoa học nào giúp tạo nên các vĩ nhân và thiên tài. Ông chính là cha đẻ của khái niệm ưu sinh - Eugenic (tiếng Latin: well born - Dòng giống tốt). Từ đây ra đời Eugenicism, học thuyết cho rằng cần hạn chế truyền giống ở các cá thể yếu ớt và hỗ trợ truyền giống cho những cá thể ưu tú nhằm cải thiện chất lượng chung của quỹ gen quần thể.
Eugenic đã từng thịnh hành ở Mỹ và châu Âu nửa đầu thế kỷ 20. Mỹ khi ấy có chương trình triệt sản ép buộc và hạn chế kết hôn dành cho những nhóm người mà chính phủ xếp vào nguy cơ “gây thoái hoá” như người nghèo, tàn tật, tâm thần, một số nhóm chủng tộc, cả người đồng tính. Ở châu Âu, Đức quốc xã dùng Eugenic xây dựng thuyết “Aryan thượng đẳng” với các thử nghiệm lai giống (đàn ông Đức với phụ nữ Đức da trắng, tóc vàng, mắt xanh) nhằm đạt được “chủng tộc Bắc Âu thuần chủng”, và thông qua Điều lệnh T4 để tiêu diệt những dòng giống “kém mạnh khoẻ hơn”.
Đáng nói nữa, Galton cũng có thể coi là một minh hoạ cho ý tưởng về “dòng giống tốt”. Là một thần đồng khi bé, ông có không ít người họ hàng cũng xếp vào kiệt xuất, nổi tiếng nhất là người anh cùng ông khác bà Charles Darwin.
Dài dòng thế chỉ để kết luận, nếu có nhà khoa học nào nên được những người theo chủ nghĩa tinh hoa tôn thờ, nếu có nhân vật nào hội đủ kiến thức lẫn tư cách để ngồi chiếu trên bàn về “chất liệu cơ bản làm nên vĩ nhân, thiên tài, xuất chúng”, nếu ai thấm nhuần hơn cả logic đằng sau việc “hy sinh số đông tầm thường để phục vụ sự sinh tồn của số ít ưu tú”, người đó phải là Galton.
Mà Galton đến Plymouth chính với động cơ như vậy.
Những thử nghiệm đo đạc trước đây về trí lực của người bình thường đã khiến nhà khoa học này ngao ngán “Sự ngốc nghếch và tính ương ngạnh của nhiều người, nam lẫn nữ, lớn tới không thể tin nổi", hệ quả “Galton tin rằng chỉ khi quyền lực và kiểm soát nằm trong tay một thiểu số cá nhân tinh hoa, đặc tuyển, con nhà nòi thì xã hội mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững”.
Quan sát nhóm người cá cược trọng lượng bò nọ, với Galton, thật ra chính là một phép thử trực quan về hiệu quả của chế độ phổ thông đầu phiếu, trong đó mọi người, dầu mang những năng lực và lợi ích khác nhau, vẫn sở hữu quyền có ý kiến ngang nhau, một hệ thống huy động trí tuệ đám đông mà đến thời điểm đó Galton luôn nghi ngờ.
2. The many over the few?
Rõ ràng kết quả cuộc thi này đã làm ông sửng sốt.
Làm sao kết quả trung bình từ đám đông lại có thể chính xác như thế? Người bình thường có thể thông minh như thế ư?
Đáp án cho những thắc mắc trên là: Galton không sai khi xét đoán năng lực loài người, và đa phần chúng ta đúng là ương ngạnh, ngu ngốc và đáng ngán. Điều Galton chưa nghĩ đến chỉ là: Năng lực của một tập thể không nhất thiết bằng đúng tổng năng lực của các thành viên, mà có thể ưu việt hơn nhiều tổng ấy.
Trên là nhận xét của cuốn sách The wisdom of crowds (Trí tuệ đám đông) của James Surowiecki.
Surowiecki cho rằng, mặc dù một đám đông có thể chứa những cá thể bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường, nhưng dưới một số điều kiện, đám đông ấy vẫn có thể thông minh, thậm chí có lúc thông minh hơn cả những người thông minh nhất trong đám.
Theo lý thuyết này, kết quả trò chơi đoán trọng lượng bò được lý giải như sau:
Xét đoán của mỗi người chơi là tổng hợp của cả thông tin lẫn sai lầm, vậy xét đoán của nhóm 800 người chơi sẽ bằng tổng lượng thông tin + tổng lượng sai lầm cả nhóm đóng góp.
Một khác biệt của thông tin với vật chất là thông tin có tính bảo toàn khi chia sẻ. Tôi cho anh kẹo lạc thì tôi mất cái kẹo lạc, còn tôi cho anh thông tin thì nghĩa là hai ta cùng nắm giữ thông tin ấy. Và như vậy, tổng lượng thông tin chia sẻ của cả nhóm nếu chia trung bình lại vẫn sẽ bằng chính tổng ấy, tức là lớn hơn thông tin của bất kỳ cá nhân nào khi chưa chia sẻ. Kể cả các chuyên gia cũng không biết hết mọi thứ, và đám đông khi ấy lại có thể cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thế giới, ở đây là con bò, đầy đủ hơn bất kỳ chuyên gia nào trong nhóm.
Chúng ta tất nhiên cần xét cả sai lầm cộng gộp do đám đông này sinh ra nữa. Do những cá nhân tay mơ có các mảnh thông tin hỗn độn đôi lúc ngẫu nhiên về con bò nên các sai lệch của họ cũng như vậy, ngẫu nhiên và hỗn độn. Mặc dù thế, đúng hơn là chính nhờ thế, nếu đám đông đủ lớn, các ý kiến đủ phân tán thì độ nhiễu của chúng có thể trái ngược do đó có thể sẽ tự triệt tiêu bớt dẫn đến giảm tổng sai lệch.
Như vậy, thông tin thu thập nhiều hơn, mà sai lầm thu thập có thể bị triệt tiêu, từ đó dẫn đến kết quả chính xác hơn.
3. Wisdom of which crowds? To serve morality or practicality?
Song không phải đám đông nào cũng thông minh và Surowieki đưa ra 4 tiêu chuẩn:
i. Đám đông phải đa dạng ii. Từng thành viên phải được độc lập khi phát biểu. iii. Quá trình xử lý thông tin phải phi tập trung, nghĩa là không có ai đứng ra điều phối. iv. Tồn tại một cơ chế cộng gộp các kết quả
Trong đó 3 tiêu chuẩn đầu chính là để đạt đến các độ nhiễu ngẫu nhiên, tự do, phân tán và do đó nhiều khả năng sẽ tự triệt tiêu khi cộng gộp.
Nếu thoả mãn những tiêu chí nêu đây, đám đông có thể phát huy trí tuệ của tất cả. Surowieki đã cung cấp nhiều vd minh hoạ như sự thành công của Google, cá cược thể thao, chiến lược của loài ong, ... , song trực quan nhất là trò chơi “Ai là triệu phú”.
Ở trò chơi này, mỗi khi gặp thế bí, người chơi được phép có 3 sự trợ giúp: 50/50, gọi điện cho người thân và hỏi ý kiến khán giả trường quay. Hãy quan tâm tới 2 sự trợ giúp cuối. Người thân mà người chơi chọn liên lạc đa phần là người mà anh ta tin tưởng nhất về mặt kiến thức. Người ta tính được xác suất trả lời đúng của các “chuyên gia” này là 65%, một xác suất không tệ. Nhưng nó hoàn toàn mờ nhạt khi so sánh với kết quả từ ”khán giả ở trường quay”, một người chơi vô hình mà lịch sử “Ai là triệu phú” cho thấy có xác suất chính xác lên đến 91%. Và “khán giả ở trường quay” là gì nào, nếu không phải một đám đông tạp nham chuyên gia cũng có mà tay mơ cũng nhiều?
Nhưng không chỉ có ích với các trò chơi, cuốn sách này cũng giúp làm sáng rõ một trong những giá trị cơ bản của văn minh.
Tất cả những ai từng mở miệng tôn vinh “tinh hoa đặc tuyển” và chê bai “đám đông bầy đàn” liệu có bao giờ tự hỏi: Vậy ở một khung cảnh khác, nếu bạn lại muốn kêu gào văn minh dân chủ, thì không phải đang răng tự cắn lưỡi ư? Nếu hiệu ứng đám đông luôn luôn làm người ta ngu đi so với khi đơn lẻ, chẳng phải sáng kiến cho toàn dân đi bầu cử sẽ thành trò nghịch ngu vĩ đại nhất trong lịch sử hay sao?
Không thể tồn tại những nghịch lý ấy. Bầu cử không thể là một món quà đạo đức sinh ra chỉ để ban phát sự công bằng. Đơn giản bởi chả thứ gì bám vào mỗi đạo đức mà tồn tại được lâu dài. Bầu cử tồn tại đến tận giờ bởi chứng tỏ được hiệu quả, nó củng cố logic cho rằng quyết định độc lập của một tập hợp đủ lớn đủ phân tán các cử tri, sẽ cho ra kết quả nếu không tốt nhất thì cũng đủ tốt, y như đám đông 800 người với năng lực hoàn toàn chênh lệch khi đặt chung nhau đã ước lượng được gần như hoàn hảo trọng lượng con bò ở hội chợ.
4. Elitism vs. Mobocracy aka Between the Devil and the Sea.
Thực ra tôi không tôn thờ các sách pop-science lắm dù vẫn thấy chúng có ích nhất định. Góc nhìn của Surowieki giá trị là nhờ nó được đặt trong bối cảnh hiện tại. Đám đông rõ ràng có thể ngu dốt, song nhắc nhở nhau đề phòng “đám đông ngu dốt ” thì ở Vn người ta gõ mòn phím rồi, phải nghe tên cụ Le Bon thêm lần nào nữa chắc tôi sẽ ngửa mặt lên giời hú 3 tràng thê lương lạnh lẽo mất. Để khỏi bên trọng bên khinh, có lẽ lúc này ta cần dành thêm chút spotlight cho chiều ngược lại, đó là hiểu rằng các linh tính của số đông tuy chân phương song ngẫu nhiên có lúc lại đúng, và nên đề phòng sự bầy đàn, ngu dốt, bất chính, từ cả phía những người tinh hoa.
Đây đều là những kịch bản mà lịch sử có lưu bằng chứng. Gần gũi nhất là kết quả bầu cử Mỹ 2016: Hiện trạng nước Mỹ và châu Âu khi ấy là sự bỏ quên common sense để lạc lối trong ma trận của các lý thuyết cấp tiến màu mè, điều mà triết gia Bonevac, như bài dịch ở đây có nói “đó là một thế giới quan thu hút giới trí thức với lời hứa hẹn về tính hợp lý và cám dỗ họ bằng khả năng thể hiện quyền lực. Tuy nhiên, như Dostoevsky từng cảnh báo, trong thực tế nó nhằm thỏa mãn sự tự đại đạo đức của giới tinh hoa và khuyến khích sự coi thường dành cho tất cả những người khác.” Theo cách này, giới elite với trợ giúp truyền thông đã tạo ra một môi trường quản lý tập trung từ đó kéo theo vô số poll dự đoán chắc như ăn bắp Hillary đắc cử. Thắng lợi của Trump, mà không chuyên gia nào dự đoán trúng, do đó khẳng định lại quy luật đám đông điều khiển phân tán lẫn báo hiệu sự thức tỉnh của nước Mỹ: The silent majority is not silent anymore.
Tôi mua The Wisdom of Crowds cách đây mười mấy năm khi transit ở Changi. Đến giờ suy nghĩ thay đổi cũng nhiều, nhưng tôi vẫn coi trọng nó. Giá trị ở đây không phải là ”Đám đông luôn thông minh” mà ở mở cánh cửa để mỗi người biết cách tìm kiếm ở đâu những đám đông thông minh. Hơn nữa, các tiêu chuẩn đảm bảo đám đông thông minh của Surowieki -- đa dạng, độc lập, phân tán; cũng chính là các tiêu chuẩn phản ánh tính cá nhân của thành viên đám đông đó. Nói cách khác, cuốn sách ca ngợi các kỳ tích từ quyết định tập thể này cũng là cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của ý chí tự do. Nghịch lý ấy có lẽ chính là lời giải cho một nghịch lý khác, đó là sự bầy đàn của đám đông lại rất hay được dẫn dắt bởi những người tinh hoa mang động cơ không tinh hoa.
Quay về với Galton. Mặc dù là cha đẻ của thuyết Eugenic, Galton chỉ đơn giản là một nhà khoa học hứng thú tìm hiểu về loài người, chắc ông chả ngờ học thuyết của mình mai sau có thể bị bóp méo thành nhiều thứ kinh khủng thế. Được cái, chính do không thiên kiến, cụ đầu trứng này cũng dám nhìn lại nhận định của mình, như đã nắn nót ghi vào sổ tay như sau:
“Kết quả đoán trọng lượng bò dường như ca ngợi tính tin cậy của sự phán đoán dân chủ còn hơn mức có thể mong đợi.”
Thừa nhận sai lầm đã khó, ghi lại sự đầu thú đó bất chấp rủi ro hậu thế đánh giá càng hiếm gặp. Có thể, bên cạnh di truyền hay nỗ lực, thì phẩm chất trung thực bình thản chào đón mọi phán xét từ tương lai này, cũng là chất liệu cơ bản đã trao tặng cho nhân loại nhiều tinh hoa thiên tài.
Nhìn về mặt thống kê thì đám đông cho ta quy luật, còn tinh hoa cho ta đột biến. Mà để nghiên cứu thấu đáo bất kể vấn đề gì, không chỉ về xã hội học, thì cả hai mặt quy luật và đột biến đều cần thiết cả.
Trên thực tế thì nghiên cứu về đột biến không chỉ để tạo ra đột phá, mà còn để phòng tránh rủi ro. Mà một trong những rủi ro đấy chính là "sự bầy đàn của đám đông lại rất hay được dẫn dắt bởi những người tinh hoa mang động cơ không tinh hoa."
UH, vì đột biến đâu phải lúc nào cũng tốt. Nó là chất liệu cho tiến hoá, đồng thời cũng là nguồn gây bệnh. Nói chung là cả 2 góc nhìn đều cần thiết. Chẳng qua góc nhìn này ít đc nói nên giờ nói, chứ ko có nghĩa nó là lớn hơn góc nhìn kia.
Còn một cách nhìn nữa, có vẻ hơi ngược điều trên, là tinh hoa đại diện cho các tri thức hiển ngôn, phân tích được hay formalizable và đôi khi hướng đến tuyệt đối hoá; còn đám đông là cho nhiều thứ tri thức đôi khi bản năng, linh tính, ko thể diễn tả bằng logic, mà chỉ biết là heuristically lịch sử chứng tỏ nó hiệu quả.
Với mình tinh hoa cũng đại diện cho điều khiển tập trung còn đám đông là quản lý phân tán, chân lý tự dậy lên trong sự hỗn loạn tự điều tiết. Tức nó là cơ sở cho nhiều thứ khác như free market hay free speech, các nguyên lý này giá trị thực ra ko hề vì chúng đạo đức mà vì sự hiệu quả, và ko phải hiệu quả tức thời tuyệt đối, mà nếu xét về lâu dài.
Quan điểm về tinh hoa đại diện cho điều khiển tập trung của bạn là một quan điểm mình cũng gặp khi đọc cuốn The Power Elite của C. Writh Mills viết về sự chuyển đổi về mặt quyền lực ở Mỹ từ giai đoạn nội chiến đến chiến tranh Việt Nam. Xin mạn phép giới thiệu nếu như bạn chưa đọc.
Cám ơn bạn về 1 bài viết rất hay, và cái tâm, cái dụng ý đưa đến 1 quan điểm, 1 lập trường hoàn toàn khác cho đọc giả :)
Nhưng có 1 thứ mình vẫn muốn bổ sung, sau 1 thời gian rất lâu ngẫm về Le Bon, (còn Surowieki thì mình chưa đọc), theo mình tác hại thực sự của đám đông là mỗi người mất đi sự tĩnh tâm để có suy nghĩ của riêng mình. Đám đông, sự cộng hưởng của tất cả các nguồn thông tin để tạo ra cái trung bình (như trong ví dụ bò) có thể sẽ chẳng có tác dụng gì nếu mục đích cuối cùng là 1 quyết định mà đám đông ấy phải đưa ra và thống nhất, hay nói cách khác cái trung bình ấy ít khi được hỏi, công bố, biết đến và có áp dụng thực tiễn.
Vì vậy mà theo mình đám đông thực sự là có hại và nên tránh nếu có thể tránh được.
Thì nó cần một cơ chế để cộng gộp, không nhất thiết bằng cách họ phải tham gia một cuộc thi. Thực ra mình nghĩ big data ngày nay có thể là một cơ chế sẽ giúp truy soát ra trí tuệ đám đông thanh nhã nhất.
Ừm, mình chưa đọc cuốn Wisdom of crowd, nên sẽ chỉ nhận xét dựa trên bài viết của bạn.
Về cơ bản khi Surowieki nói về 4 tiêu chuẩn của đám đông, trong đó có điều 2 "Từng thành viên phải được độc lập khi phát biểu" thì nó đã trái ngược hẳn với Le Bon rồi :v. Đám đông của Le Bon là một khối, những con người nằm trong đó tưởng như mình có lựa chọn, nhưng thật ra không hề có lựa chọn. Đạo đức của họ là đạo đức của đám đông, công lí của họ là công lí của đám đông, đám đông trở thành một nhất thể. Về Surowieki bạn có thể hỉnh dung kiểu như mỗi con người trong đó được "đặt" vào một chiếc buồng tưởng tượng ngăn cách với những người khác vậy. Khi đó việc đưa ra những quyết định hay ý kiến sẽ hoàn toàn độc lập, anonymous, nên có thể cho kết quả "tốt hơn".
.
Với điều kiện như vậy, bạn mới có thể đem ví dụ "bỏ phiếu" ra so sánh, vì trong bối cảnh "đám đông" như thế mới có chuyện "độc lập khi phát biểu". Bạn đem ví dụ này để phản biện "đám đông" của Le Bon là sai, vì lí do đã nói ở trên. Khán giả ở trường quay Ai là triệu phú cũng thuộc dạng "đám đông mà mỗi cá nhân độc lập". Về cơ bản đám đông ở đây không còn là đám đông nữa, mà là "đám đông của mỗi cá nhân". Chính điều này mới ủng hộ luận điểm "dân chủ" vì nếu mỗi người dân được độc lập thì kết quả đầu ra của đám đông đó mới "tốt".
.
.
Góp ý riêng về bài viết để rõ ràng hơn, nếu được thì bạn nên dẫn nguồn nói về các sự kiện lớn như "thịnh hành ở Mỹ và châu Âu", "triệt sản ép buộc", vân vân. Này là góp ý thôi nha :v.
KHông, mình không phản biện Le Bon đâu, thực ra hồi xưa mình có viết một bài về bầy đàn nữa đó.
Có lẽ chính nhờ viết như thế này nên mới có bạn góp ý và người ta sẽ hiểu rõ ý của Le Bon khi nói về "đám đông ngu dốt" (triết lý của bọn điên - la philosophie des foules).
Còn ở Vn nhiều ng ko hiểu vậy đâu, họ cứ lặp đi lặp lại câu "đám đông bầy đàn" mà ko hiểu context của nó. Đôi khi còn do cả đặc trưng ngôn ngữ luôn bị mất mát hay distorted qua trao đổi, bởi yếu tố context luôn là ngầm hiểu.
Hai nữa sự độc lập của Su là tương đối thôi, vì rõ ràng ngay vd đoán bò, mọi người cũng có nghe ngóng hỏi han nhau, hay cả sự bầu cử, thực ra người ta có trao đổi nghe ngóng nhiều trước khi bước vào voting booth. Ý nghĩa của sự độc lập có lẽ chỉ là, ko ai có thể kề dao vào cổ lúc họ đang vote.
Ở thời đại ngày nay, Su cũng có cập nhật, đúng hơn là làm rõ, quan điểm của ổng: đó là khi trên mạng xuất hiện các KOL, và con ng khó mà độc lập đc hoàn hảo, thì tiêu chí trên có thể trở thành thế này: hẵng cố gắng exposed bản thân với càng nhiều nguồn tin, càng nhiều KOLs, trái ngược càng tốt, và hiệu ứng của họ sẽ cancel out nhau ít nhiều, khi đó con ng có thể coi là độc lập tương đối.
Trong điều kiện thông tin cân bằng như bài viết, phản ứng của số đông là hiệu quả. Nhưng nếu thông tin bất cân xứng xảy ra và có người lợi dụng bất cân xứng thông tin để phục vụ lợi ích cá nhân. Quyết định đám đông sẽ kém hiệu quả.
Lượng thông tin cần để đoán trọng lượng bò khác quá xa lượng thông tin cần để kinh doanh. 2 case dẫn chứng: Trên thị trường tài chính, đám đông luôn là kẻ thua cuộc. 90% tài sản thế giới trong tay 1% giàu nhất
Bên trên là lý thuyết, trong 4 giả định của hiệu quả đám đông, a thấy không đủ. Chỉ cần xảy ra thông tin bất cân xứng - cho dù quá trình xử lý phi tập trung thì đám đông sẽ kém hiệu quả.
Bên dưới là dẫn chứng về thị trường tài chính và kinh doanh để chứng minh luận điểm. Thông tin thị trường rất nhiều và phi tập trung đến mức hỗn loạn, đám đông cực kỳ đa dạng, và quyết định cá nhân mang tính cá biệt cao, nhưng kết quả thì cuối cùng số đông là kẻ thua.
Chỉ thay đổi phép thông kê sang kinh doanh là sai lệch, thì suy ngược ra thì thử nghiệm "cân bò" không phù hợp để làm học thuyết cho phát triển xã hội.
Những vụ khủng hoảng kinh tế đúng là đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế học cổ điển mà cụ thể là lý thuyết bàn tay vô hình, tuy nhiên nó cũng thể hiện sự bất lực của giới tinh hoa vì về sau các mô hình kinh tế có bàn tay hữu hình vẫn dẹo như thường.
Em nghĩ đám đông vẫn đủ cho thế giới vận động ở độ phức tạp tương đối, còn khi xuất hiện thiên nga đen thì nó sẽ sập.
Theo em thì đám đông đảm bảo một tấm nền cơ bản, còn giới tinh hoa thì lấy đầy dần dần giúp nó cứng cáp hơn.
Những vụ khủng hoảng kinh tế đúng là đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế học cổ điển mà cụ thể là lý thuyết bàn tay vô hình, tuy nhiên nó cũng thể hiện sự bất lực của giới tinh hoa vì về sau các mô hình kinh tế có bàn tay hữu hình vẫn dẹo như thường.
Em nghĩ đám đông vẫn đủ cho thế giới vận động ở độ phức tạp tương đối, còn khi xuất hiện thiên nga đen thì nó sẽ sập.
Những vụ khủng hoảng kinh tế đúng là đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế học cổ điển mà cụ thể là lý thuyết bàn tay vô hình, tuy nhiên nó cũng thể hiện sự bất lực của giới tinh hoa vì về sau các mô hình kinh tế có bàn tay hữu hình vẫn dẹo như thường.
Em nghĩ đám đông vẫn đủ cho thế giới vận động ở độ phức tạp tương đối, còn khi xuất hiện thiên nga đen thì nó sẽ sập.
Các quốc gia Đông Á, hoạt động nền kinh tế theo cấu trúc tinh hoa kiểu cũ không dẹo nhé, Nhật, Hàn, Sin, và gần đây là TQ vẫn phất như diều gặp gió. Giới kinh tế học nước ngoài đặt một cái tên rất kêu cho mấy quốc gia Đông Á: Phép màu kinh tế.
Có mỗi mấy ông tinh hoa ở VN đu theo học thuyết dân chủ, làm ăn như hạch...
Chỉ số thể hiện tư tưởng xã hội rõ ràng nhất là Gini: chỉ số bất bình đẳng. Lý Quang Diệu ngày xưa còn lập hẳn cả 1 cơ quan nhà nước để đè mức lương lao động xuống thấp nhất có thể - thấp hơn tất cả các NICs trong Châu Á, nhằm tạo đòn bẩy công nghiệp :))
Mình cảm thấy có chút băn khoăn khi bạn lấy việc bỏ phiếu làm dẫn chứng. Đầu tiên, về trò chơi đoán cân nặng của bò, cũng như gameshow Ai là triệu phú, các câu hỏi đều có đáp án chính xác để có thể so sánh là dự đoán của đám đông có chính xác hay không. Còn về việc bỏ phiếu, bạn không thể biết được kết quả bỏ phiếu này có chính xác hay không. Ở việc bỏ phiếu, bạn thiếu mất cái mà 2 ví dụ trên có, đó là 1 kết quả chính xác và xác định được. Đám đông vote cho Trump, nhưng không/chưa có tiêu chuẩn nào để nói quyết định này đúng.
Thứ 2, về mặt điều kiện để đám đông đưa ra quyết định, đưa ra dự đoán cân nặng của con bò hay trả lời 1 câu hỏi trong ctrinh Ai là triệu phú là 1 quyết định tương đổi nhanh, nó chỉ đơn giản là biết hay không biết nên mới có thể thoả mãn điều kiện các cá nhân độc lập về ý thức. Còn về bầu cử, người ta có rất nhiều thời gian để suy nghĩ, cân nhắc, tham khảo ý kiến từ người khác trước khi đưa ra quyết định, chưa kể bị ảnh hưởng bởi truyền thông.
Thứ 3, bản chất của việc bỏ phiếu khác với 2 trường hợp còn lại. 1 cái chỉ đơn giản là thu thập ý kiến của đám đông, 1 cái là lại là cá cược với đáp án có sẵn.
Anw, ngoài phần này ra thì mình thấy bài viết rất thú vị. :D
Còn một cách nhìn nữa, có vẻ hơi ngược điều trên, là tinh hoa đại diện cho các tri thức hiển ngôn, phân tích được hay formalizable và đôi khi hướng đến tuyệt đối hoá; còn đám đông là cho nhiều thứ tri thức đôi khi bản năng, linh tính, ko thể diễn tả bằng logic, mà chỉ biết là heuristically lịch sử chứng tỏ nó hiệu quả.
Với mình tinh hoa cũng đại diện cho điều khiển tập trung còn đám đông là quản lý phân tán, chân lý tự dậy lên trong sự hỗn loạn tự điều tiết. Tức nó là cơ sở cho nhiều thứ khác như free market hay free speech, các nguyên lý này giá trị thực ra ko hề vì chúng đạo đức mà vì sự hiệu quả, và ko phải hiệu quả tức thời tuyệt đối, mà nếu xét về lâu dài.
Có lẽ chính nhờ viết như thế này nên mới có bạn góp ý và người ta sẽ hiểu rõ ý của Le Bon khi nói về "đám đông ngu dốt" (triết lý của bọn điên - la philosophie des foules).
Còn ở Vn nhiều ng ko hiểu vậy đâu, họ cứ lặp đi lặp lại câu "đám đông bầy đàn" mà ko hiểu context của nó. Đôi khi còn do cả đặc trưng ngôn ngữ luôn bị mất mát hay distorted qua trao đổi, bởi yếu tố context luôn là ngầm hiểu.
Hai nữa sự độc lập của Su là tương đối thôi, vì rõ ràng ngay vd đoán bò, mọi người cũng có nghe ngóng hỏi han nhau, hay cả sự bầu cử, thực ra người ta có trao đổi nghe ngóng nhiều trước khi bước vào voting booth. Ý nghĩa của sự độc lập có lẽ chỉ là, ko ai có thể kề dao vào cổ lúc họ đang vote.
Ở thời đại ngày nay, Su cũng có cập nhật, đúng hơn là làm rõ, quan điểm của ổng: đó là khi trên mạng xuất hiện các KOL, và con ng khó mà độc lập đc hoàn hảo, thì tiêu chí trên có thể trở thành thế này: hẵng cố gắng exposed bản thân với càng nhiều nguồn tin, càng nhiều KOLs, trái ngược càng tốt, và hiệu ứng của họ sẽ cancel out nhau ít nhiều, khi đó con ng có thể coi là độc lập tương đối.
Thứ 2, về mặt điều kiện để đám đông đưa ra quyết định, đưa ra dự đoán cân nặng của con bò hay trả lời 1 câu hỏi trong ctrinh Ai là triệu phú là 1 quyết định tương đổi nhanh, nó chỉ đơn giản là biết hay không biết nên mới có thể thoả mãn điều kiện các cá nhân độc lập về ý thức. Còn về bầu cử, người ta có rất nhiều thời gian để suy nghĩ, cân nhắc, tham khảo ý kiến từ người khác trước khi đưa ra quyết định, chưa kể bị ảnh hưởng bởi truyền thông.