TL; DR: Tôi định viết cái cmt giả lời topic trên thôi mà dài vãi nên thôi viết thành bài luôn tiện cho thảo luận. Bài nhiều khả năng ko làm đẹp lòng bất kỳ bên nào, bao gồm cả tinh hoa lẫn quần chúng, và cả dân lẫn quan. Tôi ko phải người thích gây hấn với toàn thiên hạ như bạn @Tornad, dưng hôm nay tôi cho phép mình làm điều này. Vì cần thiết. 


ĐÁM ĐÔNG HAY TINH HOA



Câu chuyện định hướng nội dung của spiderum tôi cũng từng nghe admin @please nói ít nhiều, dạo đó còn có chém gió với cả Scarlett, hình như vừa cũng gần lúc tôi viết xong bài luận về trí tuệ đám đông ở dưới đây

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mọi mạng xã hội đều cần tận dụng trí tuệ đám đông. Lý do giản dị đến tầm thường là nếu lấy tinh hoa thì đâu ra cho xuể, nhất là content ở Spiderum đòi hỏi đầu tư hơn chỉ là một hai dòng status hay cái ảnh. Mặc dù lý do của tôi muốn ủng hộ spiderum đa dạng hoá thẳng thừng là vì hiệu quả, và có cơ sở khoa học đằng sau, chứ không vì tôi tôn thờ chủ nghĩa đại đồng hay coi đây là một nghĩa vụ đạo đức.
Khi đó tôi nói với Please về ý để Spiderum thành sân chơi chung cho tất cả để tận dụng trí tuệ tập thể này, và Please trả lời cũng đã luôn nghĩ thế. Dưng sau này, và cụ thể vụ spiderama gần đây cho thấy mặt khác hướng đi này tưởng là đơn giản hơn, mà cũng sinh ra khó khăn riêng. 
Cụ thể, một thể chế xây dựng nội dung kiểu bottom up và có màu sắc thị trường tự do sẽ chỉ hiệu quả khi mọi thành viên của thị trường ấy đều phải chủ động trong việc sử dụng quyền tác động vào thị trường của họ. Y như thể chể dân chủ thực ra chỉ phù hợp với các nước mà dân có ý thức cao về việc làm chủ.
Cơ chế của thị trường tự do là nguồn vốn xã hội sẽ được điều chuyển vào kênh nào sinh nhiều lợi nhuận aka được thị trường ủng hộ nhất. Với spiderum, đó là những content được cộng đồng yêu thích sẽ có cơ hội đc hỗ trợ, và kế đó tạo ra một trend những content tương tự. We vote with our interactions.
Nhưng có vẻ như sự bất mãn từ cả 2 phe (hàn lâm, bình dân, lãng mạn, duy lý) thời gian qua cho thấy thực tế đã chẳng diễn ra như lý thuyết trên. Vì sao lại thế? 
Tôi vẫn muốn tin vào nguyên lý thị trường tự do aka trí tuệ tập thể, nhưng nhận ra có lẽ ở đây có một chỗ hổng. Song lại chả nằm ở người viết, bao gồm cả các bạn hay viết tâm sự lẫn các bạn hay viết luận. Thật sự, ở đây, những người bán hàng không ai có lỗi cả. 
Mà đơn giản nằm ở các bạn đọc, những người mua, vốn đã không hề tận dụng quyền điều tiết thị trường của họ. Nếu thị trường ì ra đó không làm gì, thì sự tự do của thị trường bỗng chả khác gì không có tự do.
Điều đó cũng nghĩa là, để thị trường thật sự tận dụng được quyền lực của sự tự do, với các bạn spiderum, có thể có một vài gợi ý sau để xem xét, tất nhiên nếu các bạn thực mong góp một tay vào tạo ra spiderum như các bạn muốn:  

1. Bỏ quan tâm mục bạn không thích. Chuyện này rất đơn giản và cũng khá là văn minh. Khi bạn không thích ý kiến gì, có những lựa chọn sau: a. Lờ đi; b. Tranh luận lại; c. Cấm người ta nói. Trong đó b là lựa chọn tích cực nhất, a là vô thưởng vô phạt nhất, và c là độc đoán nhất.

2. Tự tham gia vào làm tốt hơn nội dung. Ko thể duy ý chí muốn spiderum phải nảy ra đúng bao nhiêu writer mỗi ngày đó viết đủ quota bao nhiêu bài chất lượng đó như bạn muốn được.

3. Nếu ko tham gia viết được thì tham gia support cho nội dung các bạn thích, không chỉ writer các bạn thích hay các bài viết đủ tiêu chuẩn mà cả các bài viết tuy còn nhiều chuệch choạc hay mới bỡ ngỡ trên spiderum nhưng ít ra đi theo thiên hướng nào đó mà các bạn thích. Dần thì mới khuyến khích dàn writer viết về hướng đó dày dặn lên, viết năng suất lên, viết tốt hơn. Nhiều người mua hơn, nhiều người trả giá tích cực hơn, tự động nhiều người bán món hàng đó - loại content bạn thích hơn. Hơn nữa, chẳng ai viết hay ngay từ đầu. Dao có mài mới sắc, ngọc bất trác bất thành. 

BETTER VOTE WITH INTERACTIONS, NOT WITH CONFESSIONS 



Theo cách trên, mỗi nhóm độc giả đều support cho thiên hướng họ thích, cuối cùng thiên hướng nào nổi lên là do free market quyết định, và có thể tất cả các thiên hướng đều cùng tồn tại và có lượng khán giả riêng, dưng cung chỉ phát triển khi cầu phát triển, mà cầu phát triển ở đây nghĩa là bạn phải lên tiếng để người ta biết có một thị phần như thế tồn tại.
Song theo tôi lên tiếng ở đây, dù ủng hộ hay phản đối, cũng không nên bằng dùng confession. Cần làm rõ, không có nghĩa ko thể dùng nó (ai có thể cấm nhau chứ), dưng theo tôi mọi người ko nên coi đó là phương tiện chính để bày tỏ quan điểm.

 Cũng thật tình qua cái spiderama này tôi mới biết vào spiderum confession và đọc thử. Có thể tôi già nên lẩm cẩm dưng tôi đặc biệt không thích cách dùng confession với ý nghĩa như ở trường hợp này. Bản thân confession là để nói những điều khó nói, tỷ như nói ngoài đời có thể gây xấu hổ hay ảnh hưởng đến người khác, dù người ta vẫn cần một cái hố nào đấy để hét vào. Nói cách khác, confession sinh ra nên là để bảo vệ mọi người trong cuộc, bao gồm cả người nói lẫn người được nói tới.
Nên confession không nên là chỗ để người ta chỉ trích sau lưng mà thực chất vẫn thẳng mặt, chỉ là lại nặc danh, về nhau. Nếu các bạn thật sự tin điều các bạn nghĩ, nó có thể đúng hay sai dưng tự các bạn tin nó đúng, thì nên nói ra thẳng thắn, lịch sự, sòng phẳng, và chịu luôn rủi ro của việc phát biểu ấy. Điều đó cũng có tác dụng góp ý cao hơn so với cằn nhằn ở một góc kín khác - mà người kia vẫn nghe được. Bởi vì chắc chắn là người bị bạn cằn nhắn sau lưng sẽ không phục. Họ cảm thấy bị tập kích, và rằng họ, qua các nguồn tin khác nhau hay trực tiếp đọc confession biết là họ bị chửi, nhưng lại không thể công khai tự vệ bằng cách tranh luận đến cùng với người chửi họ. Đó là còn chưa kể chắc gì các bạn đã cằn nhằn đúng. Việc đẩy mọi ý kiến vào confession sẽ tránh cho các bạn trách nhiệm bị phản biện, cũng nghĩa là bạn, và mọi người, đều có thể sẽ ko bao giờ biết đâu là sự thật.

ELITISM OR MOBOCRACY, aka, THE DEVIL OR THE SEA?



Ý cuối cùng, lẽ ra tôi định viết như trên là dừng, dưng viết xong quay vào top đọc lại đủ comment lại thấy cần bỏ nhỏ thế này:
Ý niệm trí tuệ đám đông không phải để counter lại ý niệm “ đám đông bầy đàn”, mà để counter lại sự thống trị của tư tưởng kia. Cũng có nghĩa, tư tưởng của Gustave Le Bon không hoàn toàn sai, nó chỉ không hoàn toàn đúng. Cần cân bằng đúng mực và mở ra khả năng cho cả 2 bên, chứ tôi không có nhu cầu tôn vinh số đông lẫn số ít. Cả 2 xu hướng ôm chân kẻ mạnh và nịnh bợ kẻ yếu đều buồn tẻ và giả trá như nhau.
Độc lập tư tưởng là biết mình muốn gì và sẵn sàng hành động vì nó, chứ không phải cố tỏ ra thuộc về số ít để được tiếng tinh hoa, lẫn không phải cố tỏ ra giống thiên hạ chỉ để được tiếng hoà đồng. Điều quan trọng không phải bạn thuộc về số ít, cũng chả phải thuộc về số đông, mà là bạn có tin vào điều bạn làm và có dám hành động cho nó không? Người ta ko nên thấy ngạo mạn, lẫn ko nên thấy ngượng, chỉ vì mình thuộc về bất kỳ nhóm nào ở trên.
Một xã hội mà vì quyền lợi số ít chà đạp và chèn ép số đông, bắt số đông phải theo luật kẻ mạnh, là một xã hội độc tài kiểu elitism.
Một xã hội mà vì quyền lợi số đông quay ra bỉ bôi mọi sự khác biệt, dù là xuất sắc hay quái dị, thì cũng là một xã hội độc tài kiểu mobocracy.

Nói chung đến khi đọc xong đủ comment ở topic kia thì tôi thấy ngứa mỏ thêm một đoạn bẻ ngoặt luôn ý vừa viết. Đúng là ko gì dẫn ra sự phản tỉnh nhanh bằng sự cực đoan của phe mình. Dường như người ta không bao giờ thích đạt đến sự cân bằng, đâm hết coi thường sự bình dân lại đến quay ra lên đồng dè bỉu sự tinh hoa, chả khác muốn thay ung thư bằng đột quỵ.

Tất nhiên có thể mục đích một số comment như vậy là nhắm vào các thành phần tinh hoa mà dám coi thường giới bình dân thôi, dưng chắc chắn các comment này không làm nổi rõ được ý đó mà lại gợi cảm giác đang dè bỉu tất cả những ai dám viết tử tế. Sự mập mờ này có thể vì các bạn hoặc thực lòng coi thường giới tinh hoa thật -- điều khá tệ; hoặc cũng chả coi thường đâu dưng đang muốn xoa dịu quần chúng phẫn nộ nên phải nói vài câu chửi tất bọn tháp ngà để quần chúng thấy hả lòng hả dạ -- điều còn tệ hơn.
Với tôi kịch bản này thực chất chả khác gì một cuộc đấu tố văn hoá như trong quá khứ, khi các biểu hiện dám "viết lách khó hiểu, cao xa, hàn lâm" đều sẽ bị quy kết là "xa rời quần chúng, không đi theo đúng chủ trương tôn vinh nền văn hoá chân chất mộc mạc gần gũi của nhân dân cần lao".

Sự cực đoan theo chiều ngược lại này vừa thiếu chân thành, lẫn không hề là khiêm tốn, khi nó thực ra phản ánh một thái độ khinh mạn ngầm với quần chúng như sau:

Dường như quần chúng là một lũ ngốc quá dễ để bị phỉnh phờ, lẫn quá yếu ớt để tiêu hoá nổi sự thật.


VERDICT 



  • Cơ chế trí tuệ đám đông khả thi lẫn hiệu quả hơn với mô hình spiderum.
  • Song, cũng đừng nhầm lẫn cổ suý độc tài kẻ yếu là tôn vinh trí tuệ tập thể. Đừng nhầm lẫn bao dung với xuê xoa. Đừng quy kết khác biệt là tinh tướng. Tóm lại, đừng nhảy thoát một cái bẫy cực đoan để rơi vào một cái bẫy cực đoan khác. 
  • Quan trọng do đó không phải đưa ra một tiêu chuẩn quý tộc hay một tiêu chuẩn hoà cả làng, không phải chuyện tôn vinh hàn lâm hay bình dân, mà là tất cả mọi người đều nên tích cực hoặc viết, hoặc ủng hộ lối viết mà họ muốn.
  • Hiện trạng để thị trường quyết định. Song chính thị trường phải chủ động trong quyết định của mình. Các bạn nên cmt nhiều, đầu tư hơn, tựu chung là có đọc cũng nên đọc kiểu có tính tương tác hơn. Bởi vì đó không chỉ là hành động thể hiện cảm xúc thích ghét mà còn là 1 cách các bạn tác động vào thế giới. Không thể ngồi một chỗ rồi hy vọng có 1 thế lực vô hình trên cao đảm bảo mọi sự hợp lý như các bạn muốn (mà còn chưa chắc cái các bạn muốn đã thực sự là hợp lý), cần phải nhúng tay vào make that happen.
  • In short,