Điều mà một developer cần : Nói và viết
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó” - Albert Einstein Đối với...
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó” - Albert Einstein
Đối với một developer thì nói và viết chính là con đường dễ nhất để dẫn lối suy nghĩ của mình đến với người khác (trừ khi bạn là Charlie Xavier 😀). Từ ngữ có thể là một trong những hình thức thuần túy nhất để diễn đạt một ý nghĩ, vì vậy không có lí do nào để một developer bỏ qua những kỹ năng tối quan trọng này.

Một developer không thể tránh khỏi việc phải giao tiếp với manager, team leader, với các developer khác, với fresher, với những người không phải là developer, với gái (lúc chém gió 😌) thì kỹ năng diễn đạt suy nghĩ hay hùng biện sẽ giúp cho việc trên trở nên trơn tru và hiệu quả hơn. Khả năng giao tiếp tốt trong một team không chỉ giúp đảm bảo hoàn thành công việc mà còn cho nhóm của bạn hoạt động hiệu quả và tích cực hơn. Hơn thế nữa, một phần của tiêu chí để trở thành một developer giỏi là biết cách truyền đạt các yêu cầu kỹ thuật và thông số kỹ thuật cho các bên liên quan. Thậm chí đôi khi kỹ năng giao tiếp mới là yếu tố chính để giải quyết công việc.
Ngoài giao tiếp thì viết lách cũng là một kỹ năng mà mỗi developer nên quan tâm và chú trọng nó. Nó chính là một chất xúc tác cho sự thành công. Những lợi ích mà chúng ta có thể có được khi qua việc thường xuyên viết lách :
1. Kỹ năng viết tốt sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp
2. Hiểu đối tượng người đọc giúp bạn document tốt hơn
3. Cải thiện kỹ năng code
4. Tạo cơ hội để bạn áp dụng những gì mình được học
5. Giải tỏa cảm xúc
Các developer khi viết blog chính là cơ hội tuyệt vời để nâng cao trình độ bản thân và giúp cộng đồng dev phát triển. Mỗi người thường có một góc nhìn riêng độc đáo và mới lạ về một vấn đề qua đó những người đọc khác có cơ hội bổ sung thêm cho mình những điều mới. Nhờ vào việc viết blog, bạn không chỉ giúp người khác học hỏi (tích góp công đức 🤘) mà còn đang tự ôn lại những kinh nghiệm quý giá ấy cho chính bản thân. Đó cũng là cơ hội để bạn show mình ra thế giới và lợi ích mang lại không hề nhỏ, blog của bạn chính là một bản tự giới thiệu bản thân tuyệt vời nhất mà bất cứ nhà tuyển dụng nào muốn nhận hay những dòng comment tích cực mang tính đóng góp hay khen ngợi cũng mang lại những nguồn động lực càng thúc đẩy chúng ta phát triển.
There’s nothing to writing. All you do is sit down at a typewriter and bleed.

Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Treponema Pallidum
Well, bài viết khá hay, cám ơn vì đã chia sẻ. Nhưng mà câu đầu bài không phải của Einstein, mấy cái qoute này thường được viết bởi những người vô danh và gắn vào một người có sức ảnh hưởng. Và mình cực không thích câu này, có rất nhiều điều không thể giải thích được cho một đứa trẻ 6 tuổi, ví dụ như lượng giác, hạt nhân, sinh học phân tử cho dù bạn có cố gắng bao nhiêu. Thứ nhất, đối tượng hướng đến phải có một nền tảng kiến thức nhất định, đó là lý do của giáo dục. Không phải tự nhiên mà học sinh lớp 11 mới được học lượng giác. Thứ 2, việc cố giải thích một vấn đề đòi hỏi người nghe có kiến thức nền cho một đứa trẻ con không khác gì thực hiện một ca mổ xẻ mà không giết chết bệnh nhân. Có rất nhiều thứ không còn là nó nếu như bạn đơn giải hoá vấn đề. Tương tự, trong công việc, đôi khi việc ai đó không hiểu bạn nói gì không phải là lỗi ở mình bạn, còn phải xem lại khả năng tiếp thu của người nghe.
- Báo cáo

JohnnyBravo
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết
, mình sẽ k bàn chuyện có phải của Einstein hay không =))) lý do là mình thấy nó cũng k quá quan trọng. Và những luận điểm của bạn cũng không hề sai. Nhưng theo mình, ý nghĩa của cái quote đó không phải sát quá sát nghĩa đen về chuyện explain cái gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi mà nó chỉ là "nói quá" lên một chút về việc giải thích một điều gì đó thực sự dễ hiểu cho bất cứ đối tượng nào. "Bất cứ đối tượng nào" ở đây không đơn thuần chỉ nói là bất cứ ai mà nghĩa là với mỗi đối tượng khác nhau họ sẽ hiểu vấn đề đó một cách nhất định. Ví dụ như: một đứa trẻ sẽ biết đó là con chim, một người trưởng thành hơn biết đó là con chim sẻ và một người am hiểu về động vật biết nó là một loài chim thuộc bộ sẻ (Passeriformes). Nghĩa là dù cho nó là đứa trẻ 6 tuổi đi chăng nữa thì vẫn có thể có cách giải thích cho nó hiểu về khái niệm ở mức độ, khía cạnh nào đó. Have a nice Saturday !!

- Báo cáo