Hôm nay, tớ xin phép được viết về trải nghiệm thay đổi bản thân của mình!
Ta đa! đó chính là việc duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. 
Sau chuỗi ngày lên xuống, lúc lười biếng, lúc thì vô cùng hăng hái, tớ tóm tắt được một số ý giúp tớ duy trì được việc tập luyện. Hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Ok bắt đầu nào.
Trước khi đi vào quá trình thay đổi, mình xin phép chia sẻ về khái niệm động lực, nó là thứ giúp bạn bắt đầu cũng như duy trì và thúc đẩy bạn việc hoàn thiện sự thay đổi.
Như tác giả Steven Pressfield đã viết trong cuốn sách, The art of war như sau: Ở mỗi thời điểm nào đó, cảm giác khó chịu của việc không làm gì cả lớn hơn nỗi đau của việc làm gì đó khác. Một cách hiểu nào đó khác, chính là việc bạn cảm thấy dễ dàng hơn tiếp nhận sự bất tiện, cơn đau khi tập luyện hơn là việc phải ngồi yên một chỗ. Hay là việc bạn chấp nhận mệt rã cả người sau hành trình dài chạy xe về quê ngay trong đêm để kịp gặp mặt người thân sắp mất của bạn. 
Tiếp theo hãy tới với các giai đoạn trong quá trình thay đổi:
Giai đoạn 1: Nhận thức bản thân: 
Đây là giai đoạn khá là quen thuộc với phần đông mọi người. Thường bắt đầu bằng một sự kiện nào nó đánh thức, tạo ra nhu cầu thay đổi bản thân ở bạn. Ví dụ: một ngày bạn có một lịch hẹn với sếp để báo cáo nội dung cuối năm - tất nhiên vô cùng quan trọng với bạn. Nhưng không may chiếc xe mà bạn dùng để di chuyển lại bỗng nhưng gặp vấn đề trục trặc và bạn phải gọi xe ngoài để di chuyển và việc này tốn thời gian hơn bạn nghĩ. Nếu may mắn bạn có thể tới kịp lúc cho bản thuyết trình hoặc là..... bạn biết đấy bạn sẽ nhớ rất lâu về sự kiện này... tất nhiên lúc bạn đã có được lý do để thay đổi. 
Giai đoạn 2: Kế hoạch & hành động:
Sau khi hừng hực, bạn nóng lòng lên kế hoạch rằng bản thân thay đổi, làm việc này việc kia, trở thành người như thế này. Bắt tay vào việc lên kế hoạch thực hiện. Mình gọi giai đoạn này là Kế hoạch & hành động, bao gồm 2 thành phần: mục tiêu & thực hiện. Đối với mục tiêu , bạn tìm hiểu kiến thức về lịch bảo dưỡng, các chi tiết cần bảo dưỡng thay thế dựa khoảng cách hoặc thời gian di chuyển của bạn. Kế hoạch hành động, bạn thực hiện theo các bước, ví dụ sau 1500km hoặc 30 - 45 ngày di chuyển bạn sẽ tiến hành thay thế nhớt một lần.
Giai đoạn 3: Tận hưởng thành quả: 
Xong, cứ làm theo kế hoạch bạn vẽ ra và rồi điều gì đến cũng sẽ đến. Tất nhiên không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như bạn nghĩ. Sự thật nó thế này. Đó chính là việc bạn bỏ qua các lịch hẹn kiểm tra định kỳ vì một cuộc hẹn quan trọng hay yêu cầu công việc khiến bạn tăng ca thường xuyên. Bạn quá mệt mỏi sau ngày dài chỉ muốn trở về nhà để ngủ ngay khi có thể,... và tất nhiên muôn vàn các lý do khác mà bạn có thể có.
Vậy tớ vượt qua khó khăn trên như thế nào? Cụ thể là với việc tập luyện của mình. 
Thứ nhất, bạn nên tìm ra điểm cân bằng của bản thân. Cân bằng giữa các ưu tiên của bản thân? Bạn khó có thể luyện sau một ngày dài làm việc cũng như buổi tối vui chơi say mèn tới sáng được. Thế nên bắt đầu đánh giá lại một ngày của bản, loại bỏ những việc vô ích nhưng tốn nhiều thời gian, năng lực của bạn và bắt đầu việc bố trí sắp xếp quỹ thời gian, sự chú ý của bạn vào các thứ quan trọng hơn. Hay là việc cân bằng về yếu tố cảm xúc của bản thân: đừng quá get high rồi sau đó kiệt sức đi kèm chuỗi ngày nghỉ ngơi bất tận. Như ảnh dưới đây mình mô tả quá trình tập chạy bộ của mình. Sau thời gian luyện tập sẽ có những ngày bạn rất khỏe, rất hằng dường như không biết mệnh là gì, có thể chạy nhanh hơn, lâu hơn nhiều lần so với mọi khi, thì đây cũng là lúc bạn nên nhận thức được sự cân bằng cần phải có,... nếu không sẽ dẫn tới sự mất cân bằng.  
Thứ hai, tìm kiếm lý do đủ lớn để bạn luôn phải tiếp tục vì bạn biết rằng cơn đau chỉ là tạm thời, còn hậu quả của việc không làm thì vô cùng kinh khủng. Ở đây lý do khiến bản thân mình tập thể dục đó là có đủ sức khỏe để sẵn sàng nhận thêm công việc, linh động với các yêu cầu công việc và nhanh chóng hồi phục sau các đợt chạy bứt tốc với deadline. Để đủ sức khỏe phụ giúp mẹ mình sau ngày dài đi làm về nhà. Để đủ sức khỏe cho các trải nghiệm khác mà bản thân muốn. Để đủ sức khỏe chăm sóc cho mẹ mình trong 10, 20 năm nữa khi mẹ đã lớn tuổi. Tất nhiên để không phải rơi vào tình trạng ốm đau, bệnh tật chẳng làm được gì ngoài việc nằm một chỗ,.. chán chết đi được. Tìm kiếm lý do gắn liền với các việc bạn làm hàng ngày với nhau. 
Thứ ba, hãy bắt đầu hành động ngay càng sớm, mỗi khi hành động sẽ mang lại cho bản một trải nghiệm có thể tốt hoặc xuất nhưng đó sẽ là dữ liệu để củng cố cho bạn về những việc bạn nên và không nên để duy trình được quá trình thay đổi. Không làm gì đồng nghĩa với việc chẳng có gì thay đổi. Nếu tớ không bắt đầu tập thể dục tớ không biết được rằng, một thằng bé trước đây cứ định kỳ một năm phải bị sốt vài lần hoặc là cậu bé bị cho rằng bị bệnh tim vì cứ đứng lâu một chỗ hay vận động mạnh là sẽ bị ngất đi lại có thể hoàn thành cự ly marathon. Nếu tớ không bắt đầu chạy thì tớ đã không biết được khả năng của bản thân nằm ở đâu cả. Không cần khởi đầu bằng một kế hoạch dày đặc. Đơn giản là những phần thật nhỏ hàng ngày. Như tác giả của cuốn sách Atomic Habits, Jame clear có nhận định  rằng việc nhỏ lặp đi lặp lại hàng ngày có thể mang giá trị vô cùng to lớn. 
Cuối cùng, là đừng quá quan trọng vào kết quả mà bạn đạt được, hay quan trọng việc lặp đi lặp lại các hành động đúng. Vì khi bạn không đạt được kết quả như ý nó có thể sẽ trở thành rào cản khiến bạn dừng lại.  
Đây là những điều mình đúc kết được sau quá trình trải nghiệm của bản thân. Hi vọng giúp ích được cho mọi người.