Những năm vừa qua, dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cách thức hoạt động với sự lên ngôi của thương mại điện từ (TMĐT). Việt Nam cũng trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Có thể nói với những wanna-be sellers, việc dấn thân vào TMĐT là điều không thể tránh khỏi. Bài viết này, vì vậy, sẽ đem đến góc nhìn tổng quan về xu hướng phát triển cũng như lời khuyên cho các “tấm chiếu mới” dựa trên những số liệu cụ thể về các sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam. 

Từ điển cho “dân trong ngành”

Ông bà ta có câu “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, bạn muốn làm về TMĐT nhưng bạn có chắc mình hiểu rõ về định nghĩa, thuật ngữ của “dân trong ngành”? 
Thương mại điện tử: Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,…(ĐMX

Sàn thương mại điện tử

Sàn giao dịch TMĐT là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó, Ví dụ một số cái tên như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đang vô cùng thành công khi triển khai hình thức này. (luatminhkhue)

Affiliate Marketing

Được dịch sang tiếng Việt là “tiếp thị liên kết”. Thuật ngữ này dùng để chỉ một phương pháp tiếp thị 3 bên: nhà cung cấp, người quảng cáo và người tiêu dùng. Người quảng cáo có nhiệm vụ giới thiệu khách hàng đến trang web của doanh nghiệp để mua hàng bằng Affiliate links (đường dẫn liên kết). Nếu khách hàng đồng ý mua sản phẩm qua đường link ấy, người quảng cáo sẽ nhận được khoản hoa hồng nhất định.

Conversion Rate (CR)

Phần trăm lượng người dùng truy cập trang web của doanh nghiệp và chuyển đổi thành khách hàng so với tổng lượt truy cập vào trang nói chung.

Call to Action (CTA)

Tạm dịch: nút kêu gọi hành động - những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong các thông điệp quảng cáo hoặc kịch bản bán hàng có khả năng kích thích người đọc, người nghe thực hiện hành động ngay lập tức. Một số CTA được sử dụng phổ biến trong tiếp thị và quảng cáo là: “Mua ngay”, “Gọi ngay”, “Nhấp vào đây”,… (Tino)

Thương mại điện tử Việt Nam: Cú tăng trưởng thần tốc 

“Biết người” rồi, giờ đến lúc “biết ta”: Đâu là những con số bạn cần ghi nhớ về thị trường TMĐT Việt Nam? 

Những con số biết nói 

Theo Southeast Asia eCommerce market size by Statista, thị trường TMĐT Việt Nam tăng trưởng bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và được các chuyên gia dự báo sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. 
Tính tới nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị. Tỷ lệ người dùng TMĐT Việt Nam có xu hướng tăng cao với 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. 
Từ sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, giá trị chi tiêu bình quân mỗi người trong năm 2020 ở Việt Nam dành cho mua sắm trực tuyến đạt khoảng 240 USD tương đương 5.520.000đ/ năm, tăng gần 42% so với năm 2016 thì tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm từ 1 - 3 triệu đồng, 3 - 5 triệu đồng và trên 5 triệu đồng được ghi nhận tăng cao.
Số liệu từ DataReportal năm 2021 cũng cho thấy, tại Việt Nam có hơn 85% người dùng số trong độ tuổi từ 35 - 44, gần 84% người dùng số từ 45 - 54 tuổi và hơn 75% người dùng số trong độ tuổi từ 55 - 64 tuổi đã mua trực tuyến ít nhất một sản phẩm vào tháng 1/2021. Điều này cho thấy sự phổ biến của thương mại điện tử đối với mọi thế hệ, trái ngược với suy nghĩ thông thường rằng “chỉ có giới trẻ mới mua sắm trực tuyến”.
Bên cạnh đó, tỷ lệ  thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) đã giảm từ 86% trong năm 2019 xuống 78% trong năm 2020, người tiêu dùng lựa chọn hình thức thanh toán kỹ thuật số qua ví điện tử, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ do thay đổi thói quen sau đại dịch Covid-19  

Đọc số ra chữ: Hướng đi nào với xu thế TMĐT hiện tại

Khách hàng đa dạng hơn sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn: Tận dụng nền tảng mạng xã hội, KOL
Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.
Khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.

Thanh toán kỹ thuật số phát triển

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng. Các điểm kinh doanh offline cũng nhận thức được xu hướng này và ngày càng thân thiện hơn với các giải pháp thanh toán kỹ thuật số. (vnexpress)

Gợi ý cho những nhà bán hàng tương lai

Sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người tiêu dùng mới và nhu cầu mua sắm ngày càng cao trên các nền tảng TMĐT đã thu hút số lượng lớn nhà bán hàng tham gia vào thị trường này trong các năm vừa qua. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, việc “lên sàn” kinh doanh đã trở thành giải pháp chiến lược quan trọng cho nhiều thương hiệu. Vậy làm sao để bạn cạnh tranh với số lượng “đối thủ” đông đảo như vậy? 

Bước đầu tiên: Hiểu rõ chân dung khách hàng 

Theo khảo sát, người tiêu dùng ngày càng cao có tiêu chí cao khi mua sắm trực tiếp do sự đa dạng về lựa chọn hàng hóa. Tiêu chí hàng đầu là uy tín của sàn TMĐT và các chính sách ưu đãi có lợi dành cho người mua, sau đó mới đến tính đa dạng, chất lượng hàng hóa và trải nghiệm mua hàng. 
Đọc thêm:

Bước thứ hai: Xác định loại hàng, phân giá để chốt sale 

Ngành hàng Làm Đẹp, Thời trang Nữ, Gia dụng – Đời sống là top 3 ngành hàng được quan tâm nhiều nhất trên cả 4 sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Đặc biệt vào dịp Tết có nhiều các đợt giảm giá và thời gian dãn cách xã hội, khách hàng có nhiều thời gian rảnh, nghỉ ngơi để quan tâm đến chăm sóc sắc đẹp và mua sắm vật dụng gia dụng cần thiết để chuẩn bị đón Tết.
Phân khúc giá 200.000đ - 500.000đ dễ “chốt đơn” nhất trên tất cả các sàn TMĐT. Những sản phẩm có giá trị cao, cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm tại cửa hàng, showroom uy tín. 
Một tip cho bạn để tham khảo mức giá chung của sản phẩm trên các sàn TMĐT là truy cập website BeeCost.vn - website sử dụng các thuật toán Big Data để tổng hợp lại tất cả thông tin về sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay. BeeCost phân tích các mức giá đã bán của sản phẩm trong quá khứ, rồi kết luận mức giá hiện tại là giá tốt hay giá cao. BeeCost sẽ nhờ vào tính năng phân tích lịch sử giá này để gắn thẻ "Sale xịn", "Sale ảo" cho mỗi sản phẩm. Từ góc độ người bán hàng, bạn có thể tham khảo thông tin từ BeeCost để quyết định mức giá, mức sale tốt nhất cho sản phẩm của mình. 

Bước thứ ba: Chọn chốn dung thân

Trong nửa đầu năm 2022, Shopee hiện đang là sàn TMĐT được biết đến rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay với doanh số được ghi nhận trên nền tảng Metric.vn chiếm đến 72% tương ứng hơn 43.118 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là Lazada tuy nhiên tỷ lệ chỉ chiếm 20,9% tương ứng hơn 12.539 tỷ đồng. Tiki và Sendo đang bị bỏ khá xa so với 2 đối thủ còn lại.
Dựa trên những số liệu trên, bạn có thể chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn loại hình sản phẩm và sàn TMĐT phù hợp cho mình. 
Tổng kết lại, “Cú hích” từ dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn 2020-2021 đã mang lại những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, xu hướng mua sắm online chắc chắn sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. 
Vì vậy, để thành công trên thị trường vô cùng cạnh tranh này, việc tìm hiểu kỹ về số liệu, các nền tảng hay hình thức dịch vụ từ những người đi trước là vô cùng quan trọng. Một giải pháp mà bạn có thể tham khảo là Metric.vn - đơn vị chuyên thu thập và phân tích số liệu chuyên sâu về thị TMĐT Việt Nam - cũng là nguồn số liệu được trích dẫn khá nhiều trong bài viết. 
Chúc bạn “buôn may bán đắt” trên hành trình chinh phục TMĐT!
Đọc thêm: