Xã hội hiện đại, công nghệ phát triển và "những chiếc tai nghe" ra đời. Mình hoàn toàn không phủ nhận những tác dụng mà chiếc tai nghe đem lại tuy nhiên đối với mình, tác hại mà nó đem lại thì lấn át toàn bộ những tác dụng của nó. Mình sẽ nói rõ hơn về trường hợp của mình. Mình vốn dĩ đi học xa nhà từ năm 15 tuổi. Và đúng là "với một đứa trẻ con" từ một vùng quê xa xôi hẻo lánh lên Hà Nội sống thì thực sự là một thử thách cực kì căng thẳng đối với mình. Vốn sống trong vòng tay gia đình, ngày nào cũng được giao tiếp với mọi người cuộc sống thoải mái thì giờ đây mình co mình lại trước cuộc sống mới. Và rồi cảm giác cô đơn bắt đầu xuất hiện. Mình tin đây là nguyên nhân sai khiến não bộ mình sử dụng các công cụ mạng xã hội ảo như Facebook hay Youtube với tần suất cao hơn. Điều tồi tệ nhất là đến năm lớp 12 khi mình không thể tìm được tiếng nói chung với các thành viên trong phòng thì mình đã thu mình lại với thế giới của riêng mình với chiếc tai nghe và mạng xã hội. Lúc ăn, lúc học, trước khi ngủ, trên lớp, mình đều dùng đến tai nghe. Đối với mình thì chỉ cần không nghe tai nghe trong khoảng thời gian ngắn thì mình chẳng còn động lực muốn làm bất kì điều gì. Và rồi điều này tiếp diễn cho đến hết năm 1 đại học của mình tại Hàn Quốc. Ở đây mình bắt đầu nhìn thấy rất nhiều người cũng giống như mình (thật may là ở Việt Nam cũng có nhưng có vẻ ít hơn nhiều - ít nhất là trong phạm vi mình sống). Họ đeo tai nghe, cầm điện thoại lúc ăn, lúc đợi xe bus, lúc học, và thậm chí lúc họ nghỉ ngơi. Và ôi thật tuyệt vời mình cùng như vậy :) Thế nhưng khủng hoảng bắt đầu xuất hiện vào đầu năm thứ 2. Khối lượng học hành của mình tăng lên. Vì vừa học kiến thức khó vừa đeo tai nghe lúc học nên mình gần như mỗi lần học xong mình đều rất đau đầu và hiệu suất học cũng không cao. Thế nhưng mình không thể nào "cai nghiện" tai nghe. Mình luôn có một cảm giác "tai nghe" như một phần để an ủi cho cuộc sống cô đơn của mình ở nơi xa lạ vậy.  Trở về với việc học, mình thường dành cả ngày để học trên thư viện mà còn chẳng có thời gian làm việc gì khác thế nhưng vẫn chẳng thể nào xong được việc học hành. Một ngày nọ bởi vì quá đau đầu và không chịu được nữa mình đã bỏ tai nghe xuống. Điều kì lạ là chỉ sau đúng 30 phút não mình bắt đầu hoạt động tốt trở lại và mình đã quyết định không đeo tai nghe nữa mà học với tinh thần như thế. Hệ quả của hành động đó là hiệu suất mình tăng lên một cách kinh-khủng-khiếp. Mình đọc và tóm tắt hai chương sách trong một buổi tối (mặc dù trước đấy bị đau đầu) và mình đã nhớ chúng đến tận bây giờ. Động lực này đã thúc đẩy mình quyết định thử bỏ tai nghe xuống sau đó giống như là một sự trải nghiệm mới lạ. Và rồi cuộc sống mình bắt đầu dịch chuyển. 
Facebook


Việc bỏ tai nghe đối với mình không đơn đem lại lợi ích về productivity mà còn đem lại cho mình rất nhiều thứ khác cái mà đã và đang dịch chuyển cuộc sống của mình gần đây. Đến giờ mình đã bỏ được tai nghe trong vòng 2 tháng rồi. Và mình sẽ tóm tắt một số hệ quả mình đạt được sau khi mình bỏ tai nghe ra:
1. Lắng nghe bản thân mình nhiều hơn: Bạn hãy thử làm một bài test nhỏ. Hãy đeo tai nghe với âm thanh lớn và thử hỏi rằng bạn thực sự có mơ ước gì ở thời điểm hiện tại. Và rồi bỏ tai nghe và nghĩ lại về điều đó. Bạn có nhận ra điều gì không? Mình nhận ra rằng mình đã mất kết nối với chính bản thân mình từ rất lâu rồi. Điều này được minh chứng rõ khi mình khi đứng trước một bài test tâm lý mà phân vân giữa tất cả những đáp án vì mình chẳng biết rốt cuộc con người mình sẽ chọn cái nào. Việc mất kết nối này dẫn đến sự mất định hướng trong cuộc sống điều mà là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một cuộc đời ý nghĩa. Nếu bạn muốn hiểu thêm về giá trị bản thân mình recommend các bạn xem vid này: https://www.youtube.com/watch?v=PQeetPA19uI (Nguồn: Nguyễn Hữu Trí Youtube)
2. Productivity: Theo nghiên cứu khoa học, não người chỉ có thể single task chứ không thể multiple-task như máy tính hay các loại máy móc đa nhiệm được, vì vậy nếu vừa sử dụng tai nghe vừa làm một việc gì đó theo mình là hiệu quả của nó sẽ cực kì thấp. Có thể ở thời điểm hiện tại bản đang cảm thấy ổn với điều đó nhưng tin mình đi sau chỉ 2-3 năm bạn liên tục làm điều đó thì đến một lúc não bạn sẽ trở nên mất tập trung vô cùng và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ (như mình là thường xuyên bị đau đầu khi vừa học vừa nghe nhạc). Vì vậy theo mình tốt nhất cách ly được với chiếc tai nghe lúc làm việc (cụ thể là với âm thanh phát ra từ chiếc tai nghe) thì hiệu suất công việc sẽ tăng cường đáng kể. 
3. Vấn đề liên quan đến tai: Vì nghe quá nhiều tai nghe nên tai của bạn có dấu hiệu "lão hóa sớm" và có thể gây ra các tổn thương về tai như điếc hay đau tai. Bạn có thể nói rằng bạn bật nhỏ volume nhưng theo mình thì dù có bật nhỏ hay to thì bản thân nghe chúng nhiều trong một thời gian dài thì ảnh hưởng tiêu cực tiêu cực chắc chắn xuất hiện dù ít hay nhiều. 
4. Làm chủ cuộc sống của bản thân: Cuộc sống cảm xúc của mình phụ thuộc hoàn toàn vào tai nghe. Ví dụ như nếu mình ra thư viện mà quên đem theo tai nghe thì mình học hành vô cùng buồn chán và tẻ nhạt. Mình luôn cảm thấy việc học thật chán ngán và chẳng thú vị nhưng khi bỏ tai nghe ra, nhờ vào việc single task và deep work mình đã hệ thống lại các kiến thức mình học với cuộc sống một cách rõ ràng hơn cái mà cho mình thấy việc học thật sự có ý nghĩa với bản thân mình. ~~~
5. (Đối với mình) Cai nghiện tai nghe = Phát triển bản thân: Mình không còn đeo tai nghe lúc đợi xe bus hay lúc ăn nữa, thay vào đó mình sẽ dành thời gian suy nghĩ về những vấn đề của mình, hay đơn giản là quan sát thế giới và tận hưởng nó. Vì mình sống ở một ngôi trường nằm trên núi với cảnh trí vô cùng thiên nhiên nên mình cực kì thích lắng nghe tiếng chim và ngắm cảnh buổi sáng buổi sáng của trường mình. Điều này cho mình những động lực sống vô cùng dồi dào. Chính vì dành thời gian cho chính mình nhiều hơn mà mình nhận ra những vấn đề của bản thân và luôn động viên mình để sửa đổi nó. Lấy một vài ví dụ như mình nhận ra cách học của mình có vấn đề (mình đã tìm đến các phương pháp như deepwork hay pomodoro,...); các mối quan hệ xung quanh mình đều có vấn đề (do mình thực sự thiếu quan tâm đến họ,...)
... 
Cảnh trường mình vào mùa xuân
Thật ra còn rất nhiều tác dụng từ việc bỏ tai nghe nhưng theo mình đó là những cái lớn nhất đã thay đổi cuộc đời mình. Vì vậy mình muốn viết ra đây để có thể phần nào cảnh tỉnh "nhẹ" cho những "con nghiện tai nghe" như mình. Việc bỏ tai nghe không đơn thuần là muốn bỏ là bỏ được. Vì nó gồm cả một quá trình dài với nhiều nhiệm vụ cần phải làm. Vì vậy sẽ rất khó để nói rằng như thế nào để bỏ tai nghe nhưng mình có thể cho các bạn một vài gợi ý nhỏ. 
Thứ nhất hãy thử nhìn nhận lại những ảnh hưởng tiêu cực mà tai nghe đã đem lại cho bạn. Hãy thử một hôm bỏ tai nghe và trải nghiệm. Sau đó quay trở lại để viết những điều mà bạn cảm thấy tốt hơn nếu không đeo tai nghe. Nếu vẫn thấy nó chẳng ảnh hưởng gì thì chắc bạn chưa sẵn sàng cho sự thay đổi rồi :) 
Thứ hai, bản thân phải cho tai nghe biến mất khỏi tầm mất của mình càng lâu càng tốt. Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng thì khi sử dụng xong hãy cất nó đi luôn. Đồng thời mỗi ngày hãy ghi ra những điều tích cực mà việc bỏ tai nghe đem lại cho bạn. Điều này giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về việc từ bỏ tai nghe. 
Thứ ba, đừng cố set up các mục tiêu dài hạn cho việc cai nghiện thay vào đó hay focus vào ngày hôm nay. Hôm nay bạn sẽ cai nghiện nó như thế nào :) Tự bạn phải trả lời cho nó. Vì khi bạn trả lời được thì bạn mới có khả năng "cai nghiện tai nghe"
Cuối cùng, đây thực sự là một bài viết mang tính cá nhân cao vì vậy nếu bạn có bất kì góp ý gì có thể để lại comment nhé. ~~ 

Đọc thêm: