nguồn: harvard edu
"Tôi cảm thấy tội lỗi khủng khiếp."
Lời thú tội từ Chamath Palihapitiya - cựu phó chủ tịch đảm nhiệm công việc phát triển người dùng tại Facebook. Anh ta đang trả lời một sinh viên Standford về việc khai thác hành vi người sử dụng, công việc của anh khi còn làm việc. 
"Trong một thời gian ngắn, các vòng lặp phản hồi dopamine mà chúng tôi tạo ra đang phá hủy cách xã hội hoạt động."
Anh ấy nói trong Palihapitiya's talk.
Chamath đã nhấn mạnh một điều rất quan trọng mà nhiều người thờ ơ, smartphone và mạng xã hội đang thực sự biến chúng ta thành những con nghiện. Các nền tảng như Facebook, Snapchat, Instagram... Sử dụng các thủ thuật giống như máy đánh bạc, game... Để gia tăng số thời gian bạn sử dụng sản phẩm của họ nhiều nhất có thể. Hãy cùng xem xét một chút khoa học về điều đó, có thể sẽ giúp bạn dừng lại vài giây suy ngẫm khi điện thoại rung. 
1. KẾT NỐI
Nếu bạn từng để lạc smartphone, có lẽ đã từng cảm nhận một chút hoảng sợ cho đến khi nó được tìm thấy.
Khoảng 73% người mỹ xác nhận họ từng trải nghiệm cảm giác độc nhất này. Nó thật có ý nghĩa khi ta biết trung bình người lớn tại US bỏ ra trung bình 2-4 giờ đồng giờ để táp, gõ, lướt trên thiết bị của mình. Tổng cộng lên tới 2600 cái chạm mỗi ngày. Hầu hết chúng ta đều trở nên gắn bó với đời sống kỹ thuật số, tới nỗi đôi lúc ta cảm nhận điện thoại rung trong túi quần ngay cả khi chúng không ở đó.  
Thực tế tác nhân gây nguyện không nằm ở bản thân điện thoại, mà là một môi trường xã hội quá mức mà chúng cung cấp. Các nền tảng như Facebook đã cho phép chúng ta mang theo một môi trường kết nối xã hội không giới hạn ở mọi lúc, mọi nơi. 
Mặc dù loài homo đã tiến hóa để sống cùng nhau - một đặc điểm dẫn tới sự thành công của chúng ta. Nhưng các đặc điểm của xã hội khiến mỗi cộng đồng thường chỉ chứa 150 cá thể. Con số này quả thực nhỏ bé so với 2 triệu kết nối xã hội tiềm năng ta mang theo bên mình hằng ngày. Không nghi ngờ rằng smartphone mang lại rất rất nhiều lợi ích cho xã hội. Nhưng cái giá ta phải trả đang ngày càng hiện rõ và chẳng thể làm ngơ được. 
Rất nhiều các nghiên cứu đã và đang chứng minh mối liên hệ giữa cách sử dụng smartphone và sự gia tăng của mức độ lo lắng, chứng trầm cảm, chất lượng giấc ngủ thấp và tai nạn xe hơi. 
Rất nhiều chúng ta đã từng nỗ lực để dành ít thời gian hơn cho smartphone. Nhưng nhận ra thật khó để ngừng mân mê trên màn hình. Vì sao smartphone giống lũ mèo đang làm nũng thế? Và vì sao ta thật khó để vứt chúng qua một bên để làm điều gì đó có ý nghĩa hơn? 
2. DOPAMINE VÀ PHẦN THƯỞNG CHO SỰ KẾT NỐI XÃ HỘI. 
Dopamine là một chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi. Nó được tiết ra khi ta cắn một miếng bánh đầy socola, solo 1-1 trên giường, sau khi tập thể dục và quan trọng hơn, khi ta tương tác xã hội một cách thành công. Trong bối cảnh tiến hóa, bộ não tưởng thưởng một mớ hormone cho các hành vi nó nghĩ là có lợi để thúc đẩy chúng ta lặp lại. 
Bộ não chứa 4 con đường dopamine chính, chính là những phần khác nhau của não bộ hoạt động như những con đường để truyền đi tín hiệu hóa học. Mỗi con đường đều có chức năng và các khu vực ảnh hưởng riêng. 
3 con đường là: mesocortical, mesolimbic và nigrostriatal được biết tới là những "reward pathways" trong não. Chúng chịu trách nhiệm giải phóng dopamine tới các vùng não khác nhau và điều chỉnh cách hoạt động của các khu vực đó. Các reward pathways này được biết là sẽ rối loạn chức năng trong hầu hết các nghiên cứu liên quan tới bộ não người nghiện.

Mặc dù 3 con đường có khác nhau về mặt cấu trúc giải phẫu. Tất cả đều hoạt động tích cực khi biết trước hoặc trải nghiệm các sự kiện mang tính phần thưởng với não. Đặc biệt, nó tăng cường kết nối giữa kích thích cụ thể hoặc chuỗi hành vi và cảm giác sung sướng sau khi thực hiện. 
Mỗi khi ta phản ứng với một kích thích một cách khoái lạc. Những liên kết này trở nên mạnh mẽ hơn thông qua một quy trình gọi là long-term potentiation (tạm dịch: tăng cường liên kết khớp thần kinh dài hạn). Quá trình này củng cố các kết nối được sử dụng thường xuyên bởi các neuron, bằng cách tăng cường cường độ phản ứng với các kích thích cụ thể. 
Mặc dù không "mạnh" như cocaine, các kích thích xã hội sẽ có kết quả tương tự khi giải phóng dopamine, thúc đẩy bất cứ hành vi nào làm giải phóng chúng. Những nhà khoa học thần kinh nhận thức đã cho thấy rằng các kích thích mang tính phần thưởng từ social media như icon cười, đánh giá tích cực bởi những người đồng trang lứa, tin nhắn từ những người yêu thương đều làm khởi động các con đường phần thưởng. Smartphone đã cung cấp cho chúng ta hầu như không có giới hạn các kích thích như vậy, cả tiêu cực lẫn tích cực. Tất cả các thông báo, bất kể là một tin nhắn, 1 like trên tấm ảnh bạn vừa post... đều trở thành một kích thích xã hội và giải phóng dopamine. 
3. SÂN CHƠI TÌM KIẾM PHẦN THƯỞNG  
Bởi vì hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều miễn phí, chúng cần dựa trên các nhà quảng cáo để lấy thu nhập. Hệ thống này hoạt động cho tất cả mọi người ngay từ cái chạm đầu tiên vào biểu tượng trên màn hình, nhưng nó đã tạo ra một cuộc đua giành giật sự chú ý và thời gian của bạn. Cuối cùng thì, người thắng thường nghiêng về những lập trình viên tài ba, người đã khai thác các đặc điểm của hệ thống phần thưởng trong não. 
Các nghiên cứu trên reward learning (tạm dịch: học tập phần thưởng) và nghiện gần đây tập trung vào một đặc điểm của các tế bào thần kinh dopamine gọi là reward prediction error (tạm dịch: lỗi dự đoán phần thưởng). [lời người dịch: lỗi dự đoán phần thưởng là sự chênh lệch giữa mức độ phần thưởng và độ mong đợi. Ví dụ như học tập thường bị đánh giá thấp nhưng học xong thấy rất phê, chơi game thường được đánh giá cao nhưng chơi xong thấy tội lỗi vl :(( ] 

Các lỗi dự đoán này phục vụ như một tín hiệu phản hồi (và thúc đẩy hành vi) qua trung gian là dopamine trong não. Đặc điểm này đã được sử dụng bởi các casino trong nhiều năm. Nếu bạn đã từng chơi vòng quay diệu kì, có lẽ bạn đã trải nghiệm một sự mong đợi mãnh liệt khi các bánh xe đang quay. Khoẳng khắc khi đợi kết quả cuối cùng là đủ để dopamine vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Tạo một cảm giác vui vẻ chỉ bằng cách chơi game. Sẽ không có gì vui nếu thua, nhưng nếu cảm giác tiêu cực tích tụ, thiếu vắng dopamine sẽ khiến não khuyến khích ta từ bỏ. Vì vậy, cân bằng giữa cảm giác tích cực khi chờ đợi và tiêu cực khi thua là mánh khóe quan trọng để giữ não bị thu hút. 
Vậy làm thế nào để các mạng xã hội tận dụng chiến lược điều khiển dopamine này? Tương tự như máy đánh bạc, các nền tảng triển khai một mô hình phần thưởng được tối ưu hóa để giữ bạn cắm mặt vào ứng dụng của họ nhiều nhất có thể. Năm 1930, variable reward schedules  (tạm dịch: lịch trình phần thưởng bất định) được giới thiệu bởi nhà tâm lý học Skinner. Cơ chế của nó là sẽ có phần thưởng sau một số lượng bất định phản hồi, vì không có mất gì cả nên các đối tượng sẵn sàng bấm bấm và bấm để thử vận may. 
Trong cuộc thí nghiệm của mình, ông nhận thấy rằng các con chuột phản ứng thường xuyên nhất với các "phần thưởng được liên kết với các kích thích" khi phần thưởng được phân phát một cách ngẫu nhiên. Cụ thể, các con chuột sẽ bấm nút để nhận bánh, cái bánh thứ nhất rơi xuống sau 5 lần, cái thứ 2 sau 3 lần và cái thứ 3 sau 11 lần. Tuy chả biết khi nào có phần thưởng, nhưng chuột vẫn cứ bấm vì không có trừng phạt. 
Tương tự với con người, nếu ta nhận thức phần thưởng (thứ được liên kết với thông báo) sẽ được giao tới một cách tình cờ trên bảng thông báo, và chỉ cần một chút nỗ lực để nhận. Chúng ta sẽ thường xuyên kiểm tra theo thói quen. 
Nếu bạn để ý một chút thì, bạn có thể sẽ thấy bản thân đang kiểm tra các mạng xã hội trong một thời khắc sự buồn chán nhỏ nhất xẹt qua, hoàn toàn trong vô thức. Các lập trình viên đã phải làm việc cực kì chăm chỉ sau màn hình để giữ bạn làm chính xác như vậy. 
4. MỘT TRẬN CHIẾN CHO THỜI GIAN CỦA CHÚNG TA
Nếu bạn đã dùng Facebook được vài năm, có lẽ bạn biết các thông báo đã và đang ngày càng nở rộng tiêu chuẩn của chúng. Khi bạn mới tham gia, các thông báo tập trung xung quanh các kết nối bạn hình thành ban đầu. Nhưng khi ta sử dụng nhiều hơn và thường xuyên tương tác các nhiều với các hội nhóm, nghệ sĩ, page, sự kiện... Trung tâm thông báo cũng theo đó ngày càng tích cực hoạt động. 
Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có thể mở app ở mọi lúc, mọi nơi và mong chờ một cách hợp lý để nhận phần thưởng. Kết hợp với chuyện ta chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, bạn sẽ có động lực khá lớn để check check và check bất cứ khi nào có thể.
Một ví dụ điển hình nữa để nhấn mạnh rằng một nỗ lực có tính toán được thực hiện để độc quyền thời gian của bạn bởi các app. Hãy cùng xem xét sự bổ sung của Instagram vào bảng phần thưởng ngẫu nhiên. Như được giải thích trong "60 minutes interview", các thông báo tự động của Instagram đôi lúc "giấu" đi những "likes" trên ảnh của bạn để cộng dồn lại. Vì thế đôi lúc bạn đăng ảnh và cảm thấy thất vọng vì số "likes" ít hơn mong đợi, cho tới khi vỡ òa vì hàng "chùm likes" được gửi tới sau đó. 
Trung tâm dopamine của bạn sẽ thực sự ngây ngất trước chiến thuật "xã lũ" như vậy. Cách sử dụng này của "variable reward schedule" thực sự tác động mạnh mẽ khi dopamine của chúng ta được biết tới là khao khát sự công nhận từ xã hội. Và nó tối ưu hóa sự cân bằng giữa các tín hiệu phản hồi tiêu cực và tích cực cho đến khi bạn trở thành một người sử dụng thường xuyên. 
Smartphones và các ứng dụng chẳng thể thay đổi phương thức của họ để khiến người dùng bớt "nghiện" đi, vì một tương lai tươi sáng cho toàn nhân loại kiểu kiểu vậy. Vì vậy hãy tự quyết định thời gian dành cho chúng. Trừ khi phương thức kiếm lợi nhuận dựa trên quảng cáo thay đổi, còn không thì những công ty như Facebook vẫn sẽ cố gắng làm mọi thứ để gắn mắt bạn vào với màn hình thường xuyên nhất có thể. 
Bằng cách sử dụng các thuật toán để tính trung bình lượng dopamine theo một lý thuyết mạch (nguyên văn: dopamine-driven reward circuitry, dịch giả level đồng nên mọi người thông cảm). Họ đã chơi gian lận cùng với não, chống lại chúng ta. Nhưng nếu bạn muốn dành ít thời gian hơn cho smartphones, có rất nhiều cách để thực hiện. Từ dễ dàng như vô hiệu hóa thông báo, tới việc hơi khó một tý như đặt giới hạn cho thời gian truy cập trên bảng routine chẳng hạn. Trên tất cả, hãy sử dụng công nghệ một cách có nhận thức, đó là thứ hữu ích nhất bạn có. Vậy, lần tới khi tính cầm điện thoại lên trong khi hơi cảm thấy buồn chán, hãy để ý xem smartphones cỡ nào đáng sợ khi thực sự hút hết tâm trí ta và tap tap một cách vô thức.
Còn nếu không thì cứ là bò trên thảo nguyên xanh đi. 
nguồn: từ hiệp hội những con bò vắt ra số lần nhìn thấy quảng cáo.
-References: ở bài viết gốc nha mọi người.