Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người...
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người khác là động lực để mỗi cá nhân phát triển hơn từng ngày. Xã hội lại được tốt hơn bởi ai ai cũng cố gắng giỏi hơn từng ngày.
Nhưng mà các nhà tâm lý học lại khám phá ra rằng không phải ai cũng lựa chọn phương cách là cố gắng thay đổi tốt hơn khi thấy ai đó giỏi hơn mình. Họ cho rằng có những người sẽ cảm thấy tự ti, khép nép hoặc trở nên cực đoan trong mắt người khác trước những tình huống như vậy.
Nhưng mà các nhà tâm lý học lại khám phá ra rằng không phải ai cũng lựa chọn phương cách là cố gắng thay đổi tốt hơn khi thấy ai đó giỏi hơn mình. Họ cho rằng có những người sẽ cảm thấy tự ti, khép nép hoặc trở nên cực đoan trong mắt người khác trước những tình huống như vậy.
1.Định nghĩa
Theo hiệp hội tâm lý học Mỹ (A.P.A), định nghĩa về mặc cảm tự ti như sau:” Cảm giác không tương xứng và không an toàn xuất phát từ những thiếu sót thật sự hay tưởng tượng'’
Hay nói đơn giản hơn là cảm giác ám ảnh với việc thua kém người khác. Khi bạn mắc hội chứng mặc cảm tự ti thì tiếng nói trong bản thân bạn luôn tìm cách hạ thấp giá trị chính mình và luôn đề cao người khác quá mức cần thiết
Thông thường, những người mắc hội chứng mặc cảm tự ti sẽ hướng tới hai cách phản ứng: Rút lui hoặc Lấn át.
Những người có xu hướng rút lui rất dễ bị nhận xét là tự ti, ngại ngùng, hay né tránh. Mình sẽ liệt kê một số biểu hiện rõ hơn như sau.:
Tự ti trước người khác
Họ là những người ít nói, dè dặt, khép nép khi giao tiếp. Họ nhiều lúc không muốn giao tiếp quá nhiều không phải tại vì họ hướng nội mà là mặc cảm tự ti không cho phép. Inferiority complex làm cho bản thân chính người đó phải giấu đi những thiếu sót của mình nên họ rất hiếm khi tham gia các hoạt động mang tính thi đua bởi nếu họ thua thì suy nghĩ người khác sẽ biết được mình thua kém hơn họ.
Nghi ngờ bản thân
Tiếng nói tiêu cực bên trong bạn luôn tìm cách hạ thấp giá trị quan của bạn. Bạn khó hài lòng với bất cứ thứ gì bạn làm và luôn nhận phần lỗi về mình khi một việc gì đó hư hỏng. Bản thân sẽ luôn nằm trong trạng thái “không biết mình làm đúng chưa ta, làm vậy có sao không".
Tìm kiếm sự hài lòng, công nhận từ người khác
Yêu những người này rất sướng bởi chưa nói gì nhiều đã biết mình muốn gì, cần gì. Mặt trái của tuýp người tinh tế, hiểu chuyện này là luôn bị ám ảnh, mệt mỏi với việc hiểu từng cử chỉ lời nói dù vô tình hay cố tình từ đối phương. Họ luôn cố gắng làm hài lòng người khác để bản thân cảm thấy còn “hữu dụng", “ an toàn" và “hoàn hảo".
Còn những người mang xu hướng lấn át người khác khi ai đó hơn mình thì sẽ bắt gặp nhiều hơn bởi vì văn hóa xã hội Việt Nam có thể đã nuôi dưỡng nó, tạo cho nó cơ hội để phát triển.
Hạ thấp giá trị quan
Mục đích của việc hạ thấp giá trị quan người khác là để che giấu cái thiếu sót, khiếm khuyết của mình. Chỉ cần người đó dở hơn bạn, xấu hơn bạn ở chỗ này thì họ sẽ lấy đó làm điểm tựa xỉa xói bạn để lòng mình được yên. Ví dụ: Đồng nghiệp bạn làm project đó nhanh hơn, ok hơn bạn. Bạn không hài lòng với chuyện đó, sau lưng thì nói xấu con nhỏ này abcxyz sao mà tốt được như mình, đại loại vậy đó.
Thích thể hiện
Trong xã hội Việt Nam giá trị của một con người có thể được đo bằng đôi giày đó mua nhiêu tiền, chiếc xe đó là số hay tay ga, cái bóp là Gucci 30 triệu hay 300k đồ Quảng Châu. Đôi lúc phải đặt cái sĩ diện lên đầu vì lớp ngoài đó là thứ người khác sẽ nhìn vào và đánh giá. Những ánh sáng khoe khoang ảo đó sẽ che lấp rằng bạn ngoài mấy cái đó ra bạn trống rỗng, không một chút kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống.
Những kiến thức, kinh nghiệm đó tồn tại cả đời chứ mấy cái chiếc SH, mấy cái túi Louis rồi cũng tàn phai. Bạn tìm sự tôn trọng từ tiền bạc thì tới lúc bạn hết tiền thì bạn hết được tôn trọng, mà theo mình thấy thì xã hội Việt Nam lại đang đi theo hướng đi này.
2.Nguyên nhân
1.Tuổi thơ bất hạnh
Tuổi thơ là khoảng thời gian đủ lớn để quyết định chúng ta là con người như thế nào trong tương lai. Những đứa trẻ lớn lên trong sự cười chê, so sánh ác ý hay sự dạy con khắc nghiệt thì đứa trẻ lớn lên với sự tự ti không hề nhỏ. Bởi những sự so sánh đứa trẻ ấy với con nhà người ta hay những cười chê của bạn bè về một khuyết điểm nào đó trên cơ thể đủ kéo tự tin của nó xuống sâu và xin nói thêm là cũng cần rất nhiều thời gian và hỗ trợ mới có thể vực dậy nó lại được.
18 năm đầu đời bộ não con người như một tờ giấy trắng, những gì viết trên tờ giấy ấy sẽ là nền móng cho những trang sách cuộc đời sau này. Bạn lại phí phạm từng khoảng trắng để viết vào đầu con bạn những sự hà khắc, cay nghiệt mà trong thâm tâm nghĩ là để cho con mình tốt hơn nhưng lại vô tình hủy hoại đi ước mơ, đam mê hay niềm vui của trẻ. Đứa trẻ ấy sau này có mắc chứng mặc cảm tự ti hay không thì câu trả lời nằm ở tuổi thơ rất nhiều.
2.Định kiến xã hội
Một xã hội càng bảo thủ thì định kiến xã hội càng được đề cao cũng như khó mà sửa chữa cho phù hợp với từng thời đại. Những câu như con gái phải công dung ngôn hạnh hay con trai phải có đủ nhân lễ trí nghĩa tín của các cụ nó không sai hoàn toàn mà chỉ là cần thay đổi để tốt hơn. Những định kiến xã hội nó như là một chiếc xe hơi vậy, lúc nó mới sản xuất thì chạy rất ngon, tốt, nhưng theo thời gian máy nó phải yếu đi, thắng nó phải mòn dần, quy luật tự nhiên không có gì tồn tại mãi. Vậy nên mấy hãng xe mỗi năm cứ phải ra mẫu mới bởi để tân trang, phát triển mẫu cũ và để bắt kịp với xu hướng đi xe bây giờ.
3.Khó khăn về tài chính
Khi chúng ta đi học thấy ai mà có điện thoại mới hơn mình, đôi giày mắc tiền mắc hơn mình hay nó có những thứ vật chất mắc tiền mà mình chưa thể có thì dĩ ai cũng sẽ hơi ganh tị chút, rồi chuyển qua buồn trong lòng. Đó là cảm giác tự ti, thiếu tương xứng trước một ai đó hơn mình mà ở đây là tài chính.
3. Tác động
1.Mất cảm giác tự tin
Đó là chuyện dĩ nhiên rồi.
2.Có thể dẫn đến trầm cảm
Những cảm xúc tiêu cực như ám ảnh, thất vọng tràn trề, buồn rầu trong thời gian đều không dẫn đến tương lai nào khả quan cho bạn. Một người không thể nào suốt đời buồn all time được, đời phải có vui buồn lẫn lộn xen kẽ với sợ, với ngạc nhiên, với giận dỗi,...vv
3.Thiếu gắn kết với xã hội, gia đình
Vì khi mắc hội chứng inferiority complex, bạn sẽ luôn mặc cảm rằng mình luôn dở, luôn thua người khác. Vậy nên bạn sẽ ngại tiếp xúc người ngoài nhiều. Không giống người hướng nội là họ cần không gian riêng cho bản thân nên họ muốn ở một mình nhiều hơn.
4.Dùng các chất kích thích để xoa dịu nỗi đau
Đây là một trong những cách coping mechanism-cơ chế đối phó. Khi gặp phải nỗi lo âu hay căng thẳng nào, mỗi người sẽ có mỗi cách khác nhau để xoa dịu chúng. Nếu người mắc phải hội chứng mặc cảm tự ti mà không được hỗ trợ đúng cách có thể họ phải “mượn rượu giải sầu” trong một khoảng dài đó.
4. Cách đối phó
1.So sánh với mình ngày hôm qua
Bạn hơn được người này thì cũng sẽ có người khác hơn lại bạn cái kia, giống câu “Núi cao có núi cao hơn". Cá nhân mình nghĩ rằng chỉ cần so sánh với bản thân ngày hôm qua là đủ rồi, mỗi ngày tốt hơn thì sau 1 năm hay 10 năm tốt hơn vậy thì bản thân bạn sẽ thay đổi rất nhiều đó.
2.Viết ra những điều khuất mắt bạn
Mình không nhớ có một thống kê này ở đâu nhưng mà cho rằng phụ nữ có tuổi thọ nhiều hơn đàn ông vì phụ nữ họ khóc nhiều hơn. Bởi khi khóc họ được giải tỏa căng thẳng, phiền muộn trong lòng nhiều hơn giống như rác trong người giữ chỉ hại thân vậy thoát nó ra chẳng phải tốt hơn sao. Viết hay trò chuyện tâm sự cũng một cách giải tỏa cảm xúc cực kỳ đấy.
3.Tìm đến chuyên gia tâm lý
Đây là phương án đáng lưu tâm trong quá trình đối phó với hội chứng mặc cảm tự ti. Nếu bạn cảm thấy những cách giải quyết của mình không đủ “áp phê" thì bạn nên đi gặp chuyên gia tâm lý để được tham khảo.
Lời cuối
Vấn đề về tâm lý hay sức khỏe tinh thần ở Việt Nam chưa được quan tâm ở mức cần thiết. Mình viết bài viết nhằm gửi đến những ai cũng hay mặc cảm, tự ti trước người khác ( trong đó có mình) để họ có thể sống một cuộc đời hạnh phúc, trọn vẹn hơn. Bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức cung cấp kiến thức nên sẽ có những sai sót không đáng có, nên mong các bạn giúp mình chỉ ra để các bài viết sau được tốt hơn.
Nguồn:
Đọc thêm :
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất