Mục đích của bài viết: Giúp mình và cả các bạn giảm sự bất an , dù ít hay nhiều và có cái nhìn đúng đắn về cuộc đời
__________________________________________________________________
Mình khảo sát thấy hầu hết các bạn vẫn còn mông lung về cuộc đời của mình, đã xác định được ngành mình học, công việc mình làm nhưng vẫn lo sợ cho tương lai của mình, và thế là .. các bạn vùi đầu vào học hành, làm những công việc mà các bạn hay làm chỉ để tạm thời gạc bỏ nỗi lo và cố đánh lừa bộ não rằng bạn vẫn ổn. Xung quanh cuộc sống mình, những con người từ bỏ các cuộc hội nhóm bạn, hay thay vì dành thời gian quây quần bên gia đình, cắm đầu vào sách vở hay kiếm tiền, và họ là những người mang nhiều nỗi lo nhất, tại sao lại như thế? Tại vì hành động thường ngày của các bạn không giải quyết được nỗi bất an trong tiềm thức của chính bản thân bạn.
Trước khi tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề thì phải biết nguyên nhân gây ra vấn đề đó, nhưng mấy ai làm theo phương pháp này, thậm chí có người biết nhưng vẫn lơ đi, vì họ không tìm ra được nguyên nhân, cuộc sống mông lung lại thêm xì trét không tìm ra được cái gây cho cuộc sống mình trở nên như vậy, nên là lấy đại một cái giải pháp mà mình tự nghiệm ra, rồi áp dụng nó hằng ngày, cứ thấy bản thân bận rộn, tưởng phương pháp này hay, này đúng, rồi tiếp tục làm mãi một hành động như thế, đến khi vấn đề không thể kéo dài thêm được nưa, phải đối mặt trực diện thì đứng im luôn, không nhúc nhích được, tại vì không biết bản thân tiếp theo phải làm gì nữa, tưởng là mình cố gắng nhưng mình xui nên sự việc không thành, đâm ra buồn, trầm cảm
Nghe quen không?
Nếu quen, thì hãy tìm ra giải pháp, vấn đề và nguyên nhân, hãy đến với nguyên nhân trước. Mình cũng chẳng khá hơn gì mọi người mấy, cũng đang rất vô định trên con đường phía trước, vẫn chưa biết mình yêu gì, mục đích sống của mình là gì. Vậy nên bài viết này không mang khuynh hướng self - help, chỉ là một góc nhìn chủ quan từ nguyên nhân đến vấn đề, giải pháp, nhưng cũng chẳng phải viết riêng cho mình, vì mình thấy hầu hết mọi người đều mắc phải 3 cái nguyên nhân này
Học ở trên trường không hiệu quả ( trường cấp ba)
Thẳng thắn mà nói thì hệ thống giáo dục công lập tại Việt Nam chưa có chính sách phát triển một cách hiệu quả. Phương pháp giảng dạy mang khuynh hướng một chiều, thầy giảng - trò nghe, dẫn đến học sinh luôn mang tâm thế bị động, thầy nói gì nghe nấy, có không hiểu bài học đi chăng hay thắc mắc thêm thì cũng ráng ngồi nghe hết tiết rồi về tự tìm hiểu, chớ có ai dám mở miệng ra mà nói " Thưa thầy/cô em chưa hiểu chỗ này lắm đâu?" hay táo bạo hơn là " Em không đồng ý với quan điểm này!" . Chỉ cần một người dám đứng lên là nguyên cả hội nhìn chằm vào mình với ánh mắt 3 phần ngỡ ngàng 7 phần như 3.
Mất động lực học
Chính vì học sinh không thoải mái khi nêu quan điểm của mình nên đâm ra mất hứng học, con người ai mà không muốn quan điểm, tư tưởng của mình được mọi người công nhận, ai mà chẳng mong mình đóng góp gì đó cho mọi người?. Rõ là vậy, nhớ rõ những tháng ngày trên ghế nhà trường, cứ 10 phút là tụi bạn thi nhau nhìn lên chiếc đồng hồ nhỏ xinh được treo ngay giữa vị trí của lớp, mãi đến ra chơi, mới nạp lại được xíu năng lượng để chuẩn bị cho tiết học buồn chán tiếp theo. Học như thế thì chẳng thà mình đi đây đi đó, vừa được trải nghiệm, lại thư giãn hơn là cứ gồng mình ráng chịu đựng cho qua tiết học. Cũng chẳng thể đỗ lỗi cho phía người giảng dạy, vì họ cũng phải dạy hết cho học sinh những chương tình bộ giáo dục bắt buộc, họ cũng muốn dạy học sinh những kỹ năng thiết yếu lắm chớ, nhưng thời gian có hạn mà điều cần học lại vô hạn, dạy xong những kiến thức trong sách là đã hết ngay 35-40 phút, học sinh giờ sự buồn chán của nó đã lên đến cực điểm rồi, nói nữa nó cũng không nghe đâu.
Nhụt chí niềm say mê học hỏi và tính tò mò
Nếu phương pháp giáo dục này không thể đem đến sự hứng thú cho người học, vậy thì nói nó vùi dập óc tò mò của ta cũng chẳng phải là sai. Cái tánh hiếu kỳ, ham học hỏi chỉ được phát huy tối đa khi người ta được học lĩnh vực mình yêu thích, hỏi xem có ai đam mê toán học mà lại đi mày mò tìm hiểu về" hiện tượng tiến hóa" hay xác nhận tính đúng sai của "học thuyết đacuyn"? Chỉ có hệ thống giáo dục ép buộc ta phải ráng mà nhồi mà nhét, để " thi" mà thôi. Được vài ba bạn học may mắn, đam mê đúng cái môn có trong chương trình dạy của trường, trở nên xuất sắc trong lĩnh vực đó, là nhân tài trong mắt thầy cô, là kho báu của cha mẹ, rồi lấy mấy bạn này ra làm ví dụ cho " Con nhà người ta", nghĩ vừa thương các bạn này lại cũng rất xót cho các bạn bị đem ra so sánh với con nhà người ta, người được vinh quang lại sợ thất bại, người bị so sánh lại ghét bản thân, hoặc ráng làm cái bóng của con nhà người ta, vì người ta học bằng sự say mê, còn mình chỉ có cái mác "chăm chỉ" thôi có thích cái môn đó đâu mà đòi sánh bằng?
Học mà không tò mò, không thắc mắc, không tìm hiểu thì đó không phải là học, cái " học" mà bao giáo viên cho rằng đó là cái căn bản , chỉ nằm ở mức " học để biết/ học để thi "thôi, chớ để đạt đến " học để hiểu " thì mục đích học của ta sẽ không còn là nhiệm vụ nữa, mà nó sẽ chuyển thành mục đích và đam mê. Đáng buồn thay, Nhà trường và nơi tôi sinh sống vẫn chưa có chính sách nào giúp kích thích niềm ham học hỏi của học sinh, trọng tâm vẫn là cày đề để ôn thi, đạt điểm cao rồi vào đại học tốt. Tôi nhớ như in cái câu như kim chỉ nam của bao thầy cô, cha mẹ " ráng học đi để vào đại học tốt " mà chẳng ai nói cho tôi biêt rằng học đại học tốt để làm cái gì, cứ như thể đại học là đích đến cuối cùng của một đời người vậy. Cũng chính vì cái câu này mà bao học sinh đã hiểu sai đi định nghĩa của việc học, muốn biết từ học được định nghĩa trong tâm trí một người là như thế nào, hãy hỏi họ " mày học nhiều như này để làm gì?". câu trả lời của họ sẽ là bảng thống kê rõ ràng nhất. Mấy ai nói tao học nó vì tao yêu nó, hay để làm giàu văn hóa cho bản thân đâu
Rèn luyện kỹ năng ... cóp-pi
Tâm sự với mấy cô em chú bác cậu dì thì bảo là ngày nay phương pháp tiến bộ rồi còn gì, chú thấy các con được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm nhóm quá trời ấy mà. Vâng, chú ở ngoài nhìn vào nó vậy, chứ bên trong nó nghèo lắm, tụi con lấy nội dung của người khác rồi dán vào slide của mình là đã thành một bài thuyết trình hoàn hảo, rồi chèn thêm mấy cái nhạc, cái video cũng của người khác cho nó sinh động. Người thuyết trình còn dễ làm hơn cả người phụ trách thiết kế slide, chỉ cần một giọng nói to và rõ và một con mắt nhìn rõ dòng chữ trên ti vi là đã được phong ngay cái danh "presenter".
Kỹ năng tư duy, teamwork ( làm việc nhóm), thuyết trình đâu không thấy, thấy toàn kỹ năng sao chép đỉnh của đỉnh.
Kỹ năng tư duy, teamwork ( làm việc nhóm), thuyết trình đâu không thấy, thấy toàn kỹ năng sao chép đỉnh của đỉnh.
Giáo viên dạy văn của tôi đã mở bát 2 tiết học đầu tiên trong năm rất ấn tượng, cô cho các bạn tự do viết những gì mình suy nghĩ hay quan tâm, để tiết sau lên chia sẻ, cũng nhờ cô mà mình mới thấy được thói quen học ở trường đã mài giũa các bạn tthành những người như thế nào, có đúng 2 bạn đứng lên bảng, trình bày to rõ, tự tin mà không cần cầm vở, còn lại tất cả, kỹ năng thuyết trình lẫn độ tự tin của mấy bạn còn quá yếu, ai cũng đứng im như tượng, nhìn chằm chằm vào quyển vở, tui nói tui nghe, bạn thích nghe hay không thì tùy bạn. Dù sao cũng là từ trên mạng mà ra, ai đam mê hay tò mò thì lên mạng đọc sẽ dễ hơn nghe tui nói. Được cái nhận xét là mấy bạn nghe, không có hờn giận , mà nghe thì nghe thôi chứ mấy bạn không có mài giũa lại, tại vì họ đề cao việc học các kiến thức trọng tâm trên trường hơn chứ họ nghĩ những kỹ năng đõ chưa cần , để vào đại học rồi rèn cũng không muộn. Thế là bao buổi tranh luận, bao buổi thuyết trình, .. đều thành công cốc. Trong khi hơn nửa lớp chọn ngành kinh doanh, thương mại, kinh tế, truyền thông, chạy sự kiện,... toàn những ngành đòi hỏi kỹ năng trên, mà lại không lo trao dồi nó, chỉ lo cho con điểm " ngỗng " to tròn trong sổ điểm tại không học bài, sợ rớt đại học là không theo đuổi được ngành mình yêu thích.
Tóm lại, học trên trường đúng là có đem lại lợi ích, chứ không thì 12 năm ăn học của mình phí tiền sao, văn dạy ta cách viết đơn , quy trình làm một bài luận, Ngoại ngữ ít nhiều cho ta vốn kiến thức cơ bản để giao tiếp, toán giúp những người lười tư duy cũng phải động não,.. nhưng để nói chúng thực sự giúp chúng ta tồn tại trong thế giới khắc nghiệt này thì chưa chắc, nhà trường hay đại học chỉ là nơi cung cấo kiến thức và mối quan hệ mà thôi, còn lại tất cả ... nằm ở chính bản thân mình.
Mỗi lần ai hỏi mình mày học tiếng anh bằng cách nào , mình chỉ nói họ ít học trong sách vở lại, không có cơ hội gặp ông bà Tây thì mình lên Cambly ấy, giao tiếp với gia sư nước ngoài hằng ngày, tự động nó lên trình à, sáng học ngữ pháp trên trường, tối luyện nói, bảo đảm nói mượt sau 6 tháng, chỉ cần kiên trì. Hay ai mà hỏi mình sao mày học toán tốt vậy , thì mình nói thẳng luôn là mình đi trải nghiệm nhiều, gặp khó khăn thì bắt buộc mình phải suy nghĩ thôi chứ ai cứu, cứ động não mãi thì bộ não tự động khôn lên, khi giải toán mình cũng sáng tạo ra nhiều cách mới chứ không phải lấy phương pháp sách giáo khoa hay của thầy của cô làm kim chỉ nam. Vừa học vừa chơi lại thêm kinh nghiệm, mà chả ai chọn.
Những con rối công nghệ tiềm năng
Steve Jobs hay Bill Gates, cả hai người họ là tiên phong trong việc tạo ra những chiếc phone, chiếc máy tính thời thượng lại đa tiện hơn bao giờ hết, chính vì họ là người sáng tạo ra, hiển nhiên họ hiểu tường tận từ quy trình tạo ra nó, đặc điểm , tính năng, ưu và nhược của chúng. Với niềm am hiểu sâu sắc mảng công nghệ đến vậy, họ đã giáo dục những đứa trẻ của mình. Vào năm 2007, với Bill gates, ông tuyên bố rằng ông sẽ không cho cọn của mình cầm trên tay chiếc điện thoại cho đến khi chúng đủ 14 tuổi. Với Steve Jobs, ông khắc khe hơn nhiều, Jobs đã trả lời một bài phỏng cấn của tờ New York Times rằng ông cấm hẳn những đứa trẻ của mình sử dụng sản phẩm do chính mình tạo ra - Apple, đáng buồn là ông đã an nghỉ năm 2011. Nhưng từ ví dụ về 2 ông trùm công nghệ trên, ta cũng đã thấy được điểm chung trong cách giáo dục những đứa trẻ. À quên nữa, cả 2 CEO Apple và Microsoft hiện nay là Tim Cook và Satya Nadelia cũng từ chối cho phép những đứa trẻ sử dụng điện thoại khi chúng vẫn còn quá nhỏ nữa nhé
“So, your kids must love the iPad?” I asked Mr. Jobs, trying to change the subject. The company’s first tablet was just hitting the shelves. “They haven’t used it,” he told me. “We limit how much technology our kids use at home.” - New York Times ( 2014)
Tim Cook, the C.E.O. of Apple, said earlier this year that he would not let his nephew join social networks. Bill Gates banned cellphones until his children were teenagers, and Melinda Gates wrote that she wished they had waited even longer. Steve Jobs would not let his young children near iPads. - New York Times (2018)
Lướt tik tok hay facebook một hồi, chắc hẳn mấy bạn sẽ tự động thấy những video truyền động lực chủ yếu đến từ trung quốc , những video các bạn học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm để học bài, chèn thêm cái câu quote để tiếp động lực là ra video truyền cảm hứng, các bạn muốn bật dậy ngồi vào bàn ngay, nhưng nếu lướt thêm nữa, sẽ thấy những video về sức khỏe, khuyên ngủ đúng giấc sẽ cải thiện năng suất công việc, lúc này là 11 giờ tối, thôi đi ngủ để giữ sức chứ học gì nữa, rồi đến clip những con người mạnh mẽ, khám phá thế giới bên ngoài, mở mang trải nghiệm. Sau đó nổi hứng rủ tụi bạn một ngày nào đó cùng đi khám phá nơi xa xôi. Thời gian đấu tranh bởi những cái video mang đa sắc thái và mục đích đối lập đã rút cạn năng lượng của mọi người rồi, thời gian và năng lượng đâu nữa mà tập trung mà chuyên tâm học hành. Nhìn không khác gì con rối, chỉ có con rối mới không làm chủ được bản thân, người ta vặn sao thì vẹo về bên đấy. Mình là con người mà , phải có chính kiến chớ.
Có thể bạn đã biết mà vẫn lơ nó đi, đồng ý nội dung các clip truyền cảm hứng thúc đẩy con người bạn hứng đến một phiên bản tốt hơn , nhưng những con người truyền cảm hứng trên mạng xã hội ấy, họ phát tán nó cũng chỉ với mục đích:
Trong khi mỗi cá thể, mỗi cuộc sống, mỗi hoàn cảnh, mỗi ước mơ, mỗi tuổi tác, mỗi giới tính, mỗi nền văn hóa, mỗi mục đích sống,... rất nhiều yếu tố tác động đến cuộc sống của ta, mà chỉ gói gọn qua những hành động được thể hiện trên video trên là thành công sao. Có người họ ưu tiên cho gia đình nên lên mạng khuyên các cháu phải biết quý người thân bên mình, sau này họ rời xa thì mình cũng không phải quá hối hận, còn số cá nhân coi trọng sự nghiệp , ưu tiên học hành đầu tiên, nên khuyến khích các bạn cày ngày cày đêm, số còn lại lo muốn sống trọn vẹn, bèn bảo mọi người hãy trải nghiệm cuộc sống vì ta chỉ sống có một lần. Đấy, mới chỉ tính riêng mục đích sống thôi đấy, và còn vô vàn kiểu người với hàng nghìn thông điệp khác nhau được đăng lên mạng xã hội nữa.
Áp lực thành công lớn:
Mấy bạn trẻ ngày nay rất năng động và tài năng, học cũng tốt mà làm cũng giỏi, năng suất làm việc cao hơn hẳn các ông bà ngày xưa. Đúng rằng chí cầu tiến thì có mà kinh nghiệm chưa nhiều, mình mới học được cái gì đấy, thấy thời gian tiến bộ của mình vượt hẳn nhiều người mới nhập môn, nên đâm ra sinh cái ảo tưởng, ảo tưởng "thành công sớm". Vội vội vàng vàng xin đi làm công ty lớn, hay khởi nghiệp, bắt tay vào là mớ rối ren ập đến, nếu kinh doanh thì nào là marketing, làm bản báo cáo tài chính , thuê nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm, suy nghĩ bể cái đầu luôn mà vẫn không ra nổi cái idea, rồi không bắt kịp thị trường, tâm lý chưa đủ vững, thế là phá sản.
Những câu nói " tuổi trẻ dám nghĩ dám làm " hay " nếu thử thì xác suất thành công là 50%, còn không thử thì cả thành công và thất bại là 0%" đều mang tính chất self-help nhưng mấy ai dạy ta làm thế nào để giảm rủi ro. Nếu như ai cũng bắt tay vào làm và thành công ngay thì các CEO, các nhà quản trị người ta dành cả năm trời học đại học làm chi?
Đầu tư vào thứ gì cũng thế, dù kiến thức, tài chính đều cần phải suy nghĩ , lập kế hoạch cẩn thận chớ cái đầu mới nghĩ ra ý tưởng xong cái 5 giây sau bắt tay vô làm luôn thì rủi ro vô cùng. Không phải cứ thử là thành công và thất bại lúc nào cũng 50 - 50 đâu nhé. Chưa tìm hiểu kỹ càng cách vận hành doanh nghiệp, chưa học một khóa học báo cáo tài chính nào, chỉ xem vài cái video mấy bạn trẻ khởi nghiệp sớm, lên google dành khoảng 2 tiếng để tìm hiểu các bước mở doanh nghiệp rồi tự tin mình sẽ thành công thì chết. Lúc đó tỉ lệ thành công còn dưới 5% nữa kìa, người ta dành cả năm nghiên cứu sản phẩm của mình mà còn chưa chắc thành công của mình đạt đến 50% huống chi là con sâu mới như chúng ta.
Xin đừng lấy Steve Jobs, Bill Gates và anh Mark ra làm ví dụ mà phản biện lại quan điểm của mình. Trong cuốn sách "Những kẻ xuất chúng" của Gladwell, tác giả đã chỉ rất rõ ràng sở dĩ Jobs và Gates được sinh ra trong một thời đại hoàn hảo dành riêng cho họ, khi ấy kỷ nguyên công nghệ chỉ mới ngoi lên, không bùng nổ mạnh mẽ như bây giờ, cũng không mờ nhạt, vừa hay họ cũng rất may mắn gặp cơ duyên với công nghệ khi tuổi còn trẻ, và một người bạn đồng hành hết sức chân thành, những yếu tố ngẫu nhiên này không phải ai cũng có cơ may gặp được. Dĩ nhiên bạn cũng biết rằng, 1 người, cùng tuổi tác, cùng tài năng, cùng đam mê như Gates, nhưng anh ta được sinh ra và lớn lên ở một đất nước như Việt Nam thì sao nhỉ? Ắt hẳn kết quả sẽ rất khác.
Nếu như nói đến tỷ phú mà quên Jeff Bezos và Elon Musk thì quả là một thiếu sót lớn ,Jeff Bezos và Amazon đã vượt xa thị trường bán sách trực tuyến và tốc độ tăng trưởng giá trị vốn hóa thị trường trong tương lai của Amazon đạt mức cao nhất khi Bezos 45 tuổi.
Với Musk, năm 2012, Elon Musk lần đầu xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes ở tuổi 41 với tài sản 2 tỷ USD. Đến nay, tỷ phú sinh năm 1971 là người giàu nhất thế giới với khối tài sản 217 tỷ USD. Những nhà sáng lập nổi bật này không đạt đến đỉnh cao khi còn trẻ. Một thực tế nữa là 2 vi tỷ phú này đã từng thất bại thê thảm trước khi thành lập nên các doanh nghiệp vĩ đại như bây giờ
Nếu bạn vẫn không tin, vậy thì số liệu dưới đây sẽ là minh chứng cho khởi nghiệp khi tuổi còn trẻ sẽ ít khả năng thành công bền vững hơn những người đã qua tuổi 30 , được lấy từ báo Havard Business
Trong số 0,1% doanh nghiệp khởi nghiệp hàng đầu thế giới dựa trên sự tăng trưởng trong 5 năm đầu,  những người sáng lập đã thành lập công ty, trung bình, khi họ 45 tuổi.
Trong số 0,1% doanh nghiệp khởi nghiệp hàng đầu thế giới dựa trên sự tăng trưởng trong 5 năm đầu, những người sáng lập đã thành lập công ty, trung bình, khi họ 45 tuổi.
Độ tuổi trung bình phụ thuộc rất nhiều vào ngành. Đối với các công ty phần mềm, độ tuổi trung bình là 40, nhưng cũng không hiếm các nhà sáng lập trẻ tuổi. Tuy nhiên, trong các ngành công nghiệp khác như dầu khí hoặc công nghệ sinh học thì hiếm người trẻ tuổi hơn, độ tuổi trung bình của các ngành này gần 47. 
Người ta cứ nghĩ những nhà sáng lập trong những lĩnh vực này là những nhà trẻ tuổi, có thể bởi vì họ đã quen với những hình ảnh trong ngành CNTT, như là mạng xã hội (tiếp xúc trực tiếp với người dùng). Họ hiếm khi biết đến các ngành công nghiệp nặng hoặc kinh doanh.
 So với những nhà sáng lập không có kinh nghiệm, thì những người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trước đó trong cùng một ngành với công ty họ khởi nghiệp, có khả năng thành công lên đến 85%
So với những nhà sáng lập không có kinh nghiệm, thì những người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trước đó trong cùng một ngành với công ty họ khởi nghiệp, có khả năng thành công lên đến 85%
và cả cuốn sách này đã phê phán Mark Zugerberg vì để quảng bá thương hiệu cá nhân và Facebook mà đã tuyên truyền cho người trẻ rằng tuổi trẻ tài cao, thôi thúc các người trẻ thử sức như mình trong khi chưa tìm hiểu kỹ càng những người  khởi nghiệp thành công là những người đã có độ tuổi trải đời và dày dặn kinh nghiệm
và cả cuốn sách này đã phê phán Mark Zugerberg vì để quảng bá thương hiệu cá nhân và Facebook mà đã tuyên truyền cho người trẻ rằng tuổi trẻ tài cao, thôi thúc các người trẻ thử sức như mình trong khi chưa tìm hiểu kỹ càng những người khởi nghiệp thành công là những người đã có độ tuổi trải đời và dày dặn kinh nghiệm
Nhiều bạn theo chủ nghĩa hoàn hảo, nghĩ học tốt ở đại học thì mình cũng có khả năng làm tốt ở trường đời, không có trang bị kỹ năng gì hết, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề, yếu nhơ yếu nhớt luôn, ra đời cha mẹ đâu có giúp được nữa, tự bơi một hồi rồi thấy đuối, vẫn còn năng lượng nên bơi tiếp, kiên trì còn hơn cả thời còn đi học mà sao thành tựu chưa đến , chỉ thấy cái hồn không xác trong gương, rồi khóc, rồi bỏ cuộc, trong khi mới kiên trì được có 2 năm đã than là mình nỗ lực lâu lắm rồi mà không thành công nên ngành này không hợp với mình, mà cũng chẳng cầm nổi cuốn sổ lên để viết ra nguyên nhân , vấn đề cốt lõi, giải pháp nữa. Tại vì nhà trường, cha mẹ đâu có dạy, mà chính bản thân cũng không ham học hỏi, không mê đọc sách nữa, không chịu ra ngoài học hỏi nữa.
Bài viết chỉ nói lên nhược điểm của giáo dục nơi chúng ta sống, không phải bắt bộ giáo dục thay đổi nguyên cái chính sách dạy, mà để cho mình và các bạn biết được mình cần cải thiện cái gì, những cái mà nhà trường hay gia đình không dạy, mình phải tự học, chớ giờ có oán trách cũng được gì đâu, thay đổi mình trước, thấy mình tiến bộ, tích cực, từ từ người ta nghe theo, người ta học hỏi mình. Và cũng đừng vì mong muốn đạt thành tựu sớm mà điên cuồng theo đuổi tiêu cực, trèo cao thì ngã đau, kỳ vọng quá lớn sẽ dẫn đến thất vọng nhiều, cứ từ từ mà đi, chậm hay nhanh rồi cũng sẽ đến nơi mình muốn. Lập bản kế hoạch kỹ càng, thấy được vấn đề rồi thì viết ra nguyên nhân và giải pháp, phải biết nguyên nhân từ đâu để tìm ra giải pháp phù hợp và tiết kiệm công sức nhất. Bảo đảm kỹ năng giải quyết vấn đề ( cái kỹ năng đang rất cần thiết và được đại học hàng đầu ưu tiên) tiến bộ liền
Học sẽ theo ta suốt cả đường đời, chứ không phải tập trung cao độ vào khoảng thời gian rồi đâm ra cho rằng công sức mình bỏ ra xứng đáng để nhận quả ngọt. Hầu hết các bạn chỉ được dạy rằng ráng học để vào đại học tốt, khi vào được đại học mình muốn rồi thì học tiếp để có tấm bằng xuất sắc, dễ xin được việc. Tầm nhìn của mình chỉ có chừng đó nên quên mất các kỹ năng nó quan trọng hơn nhiều so với kiến thức. VÌ kiến thức có thể là vinh quang ở hiện tại, nhưng lại lạc hậu ở tương lai, chỉ có kỹ năng sinh tồn , kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề và bồi dưỡng một tâm hồn đẹp mới là thứ đầu tiên ta cần trao dồi.
_________________________________________________________________________ End.