𝐌𝐨̂̃𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐚́𝐢 đ𝐞̀𝐧
Spotlight effect (tạm dịch: hiệu ứng đèn sân khấu) dùng để ám chỉ hiện tượng rằng mọi người thường “cường điệu hoá” sự chú ý của người khác về mình. Hay nói cách khác, chúng ta luôn tưởng tượng rằng có một chiếc đèn sân khấu trên trời rọi xuống mình, khiến ta trở thành tâm điểm của xã hội, mọi việc mình làm, mọi điều mình nói ra sẽ đều là cơ sở cho người khác đánh giá mình. Họ luôn chú ý đến mình. Ví dụ như sáng nay bạn quên tắm rửa trước khi ra đường, bạn sẽ nghĩ mọi người xung quanh sẽ để ý đến điều đó và đánh giá bạn, bạn trở nên dè chừng. Hoặc khi bạn vừa lỡ lướt thấy một tấm ảnh sexy trên newfeed, bạn liền nghĩ mọi người xung quanh đều đang quan sát màn hình điện thoại của bạn, bạn ngó xung quanh để kiểm chứng.

𝗛𝗲̣̂ 𝗾𝘂𝗮̉ 𝗰𝘂̉𝗮 𝘀𝗽𝗼𝘁𝗹𝗶𝗴𝗵𝘁 𝗲𝗳𝗳𝗲𝗰𝘁
Spotlight effect sẽ khiến chúng ta trở nên hành xử “lạ lùng”. Chúng ta dành nhiều thời gian để dò đoán suy nghĩ của người khác về mình hơn là dành thời gian cho bản thân. Do nghĩ mọi người đang quan sát mình, nên đôi khi bạn sẽ tự ép buộc phải làm những điều bạn không thích. Một ngày của bạn trôi qua là để giữ “hình tượng của chính mình trong xã hội”.

Đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗯𝗮̣𝗻 𝗻𝗲̂𝗻 𝗹𝗮̀𝗺
Tệ hơn, spotlight effect còn cản trở quá trình phát triển của bạn. Đã bao giờ bạn không dám làm điều gì đó, ví dụ như mở kênh podcast, youtube hay streamer chẳng hạn, chỉ vì bạn sợ sự đánh giá của bạn bè xung quanh chưa. Nếu có thì hãy lặp lại theo mình “Không ai quan tâm bạn làm cái gì đâu.”

Mãi đến khi bạn nhận ra, mỗi người đều có một ánh đèn riêng, mối lo riêng thì bạn sẽ tự nới lỏng mình hơn. Khi đó, việc của bạn chỉ là toả sáng trên sân khấu riêng của chính mình.

“𝑵𝒆̂́𝒖 đ𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒖̛̣ 𝒉𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒍𝒂̀ 𝒕𝒂̂𝒎 đ𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒈𝒊𝒐̛́𝒊. 𝑯𝒂̃𝒚 𝒕𝒉𝒂̂́𝒚 𝒕𝒐̣̂𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒂̉𝒏 𝒕𝒉𝒂̂𝒏 𝒗𝒊̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒃𝒂̣𝒏 đ𝒂̃ 𝒃𝒐̉ 𝒍𝒐̛̃.”