CHÚ CHIM NON
Khi bạn đứng trước sự phân vân liệu mình có nên làm hay không làm điều gì đó...
+Mẹ mẹ ơi, mẹ dạy con loài chim chúng ta là loài thuộc về bầu trời, Tạo hóa ban cho loài chim khả năng bay, vậy con xin phép mẹ cho con bay như mẹ được không?
- Đúng là tạo hóa ban cho con khả năng bay, nhưng việc con bay được hay không không phụ thuộc vào việc mẹ cho phép con bay hay không.
-Ngay cả bây giờ mẹ đồng ý cho con bay, những nếu con chưa đủ lông đủ cánh, tập bay đủ, con cũng không thể bay được.
-Còn khi con đủ lông đủ cánh, tập bay đủ, mẹ có cấm con không được phép bay, mẹ có đánh giá con chưa đủ trình độ bay thì cũng không thể cản được con bay.
-Khi con đủ lông đủ cánh, lúc đó con có không muốn bay cũng không được
-Vì vậy việc con bay được hay không, không phụ thuộc vào việc mẹ có đồng ý hay không. Khi con còn hỏi mẹ câu đó nghĩa là con chưa đủ điều kiện bay mà cần hội tụ đủ nhân duyên. Còn khi đã hội tụ đủ nhân duyên rồi, đủ lông đủ cánh con sẽ tự bay mà không cần phải hỏi một ai hết, cũng không ai cấm cản được con bay.
===========================
Rùa và thỏ.
Rùa_ Này thỏ, tớ bơi được qua sông, tớ được mẹ dạy bơi, tớ học đầy đủ lý thuyết, hiểu cách bơi, và đã thân chứng được việc bơi qua sông. Vì vậy tớ đủ năng lực để dạy cậu bơi qua sông, câu yên tâm, tớ không lý thuyết suông đâu....nào cùng nhảy xuống với tớ nhé.
Thỏ_ Này Rùa, tớ nhún một cái là chạy được 10 mét đấy, tớ cũng được mẹ tớ dạy đủ lý thuyết, hiểu cách thức chạy, thân chứng chạy thành công. Vì vậy tớ cũng tin rằng mình đủ năng lực để dạy cậu chạy nhanh như tớ. Yên tâm đi, tớ cũng không lý thuyết suông như mấy ông viết sách đâu... Nào cậu thử bỏ cái mai xuống, chạy thử với tớ mà xem, dễ ợt.
============================
2 Câu chuyện ẩn dụ để nói rằng:
1. Chúng ta có quyền nói, đưa ra thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tương tác thông tin với người khác, nhưng mỗi người khác nhau sẽ có hiểu biết tri thức kinh nghiệm khác nhau, tâm biết ý thức khác nhau, tính cách khác nhau, thói quen, tố chất, lập trình cài đặt mọi thứ khác nhau. Vì vậy điều đúng với bạn không có nghĩa đúng với người khác và ngược lại. Vì vậy không thể áp đặt và kỳ vọng người khác giống bạn. Và bạn có muốn giống như người khác cũng chưa chắc đã làm được.
2. Một bậc hữu học cần hiểu rằng, việc chúng ta quyết định thế nào trước mỗi sự vât hiện tượng, phụ thuộc vào tâm biết ý thức của chúng ta tại thời điểm đó, chúng ta hiểu biết thế nào, năng lực chúng ta ở mức độ nào, mức độ phù hợp với chúng ta như thế nào. Không thể áp mức độ trải nghiệm, hiểu biết, mức độ pháp thành của Bậc A La Hán để làm hệ quy chiếu áp cho chính mình và người khác phải làm thế nào với lý lẽ vì điều đó đúng với chân lý được.
3. Thậm trí ở ví dụ trên , thì ngay cả 2 bậc hữu học cũng sẽ có những hành động khác nhau dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mỗi người, mức độ phù hợp của mỗi người, mức độ hiểu biết và thành quả trong tu tập của mỗi người. Hiểu được điều này thì chúng ta có thể chia sẻ trải nghiệm cá nhân, chứ đừng áp cho người khác phải hành xử giống ta, và kỳ vọng ta giống được như người khác.
4. Hiểu được điều này, tự chúng ta sẽ có câu trả lời cho chính mình về điều chúng ta băn khoăn trăn trở liệu có nên làm hay không. Có thể học hỏi, tham khảo thêm ý kiến từ những người chúng ta tin tưởng, nhưng quyết định đúng nhất, phù hợp nhất với chúng ta, chỉ có chúng ta mới biết được thôi.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất