3. Tổng quan vị trí công việc và cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing và Communication:



3.1. Vị trí công việc tại Client: 
* Brand Manager: 
Brand Manager là vị trí mơ ước của rất nhiều bạn trẻ yêu thích làm Marketing và định vị thương hiệu. Tuy nhiên, công việc của Brand Manager như một người “mẹ” chịu trách nhiệm từ A đến Z về ngành hàng. Phân tích báo cáo nghiên cứu thị trường, phỏng vấn tìm insight khách hàng, xây dựng kế hoạch chiến lược từng giai đoạn, làm việc với agency và các phòng ban, thu thập ý kiến khách hàng, lên ý tưởng cải tiến sản phẩm,... 

Đọc thêm:

Người làm vị trí Brand Manager phải nắm được các chỉ số về thương hiệu như Brand Share (share of volume, share of value), Brand Health; chỉ số về kế hoạch thương hiệu như Brand Plan, Brand Innovation, Brand Communication hay các chỉ số về tài chính như Brand Sale (đảm bảo các chỉ số về doanh thu như primary sales target hay secondary sale target), Brand Profit & Lost. 
Có thể nói vị trí Brand Manager là một công việc cực kỳ vất vả và đòi hỏi kinh nghiệm lớn về insight ngành hàng, tư duy phân tích dữ liệu. Chính vì thế, tại các tập đoàn lớn Brand Manager được đào tạo từ các vị trí Brand Officer hay Assistant Brand Manager thông quan các chương trình Tập sự của công ty. 
Lộ trình nghề nghiệp thường gặp:
Assistant Brand Manager → Brand Manager → Group Brand Manager
*Trade Marketing Manager: 
Không giống như Brand Manager, Trade Marketing Manager sẽ chịu trách nhiệm về ngành hàng, thay vì chỉ một nhãn hàng. Nhiệm vụ của Trade Marketing Manager là lên ý tưởng, xây dựng và triển khai các kế hoạch thúc đẩy bán hàng, trưng bày sản phẩm, kích hoạt thương hiệu, khuyến mãi,.. tại các điểm bán. Nếu Brand Manager có vai trò gia tăng thị phần, thì Trade Marketing Manager chịu trách nhiệm trực tiếp về doanh số bán hàng. 
Khi làm những công việc của Trade Marketing hay muốn đạt được vị trí Manager của phòng Trade, bạn cần nắm bắt được các chỉ số và nhiệm vụ sau: Customer Development, Category Development, Shopper Engagement và Company Engagement. Ngày nay, một số tập đoàn lớn đã đổi Trade Marketing thành Shopper Marketing (theo chị Diệu Anh - Managing Director tại AIM Academy) bởi Shopper Marketing mang hàm nghĩa rộng hơn (làm việc với cả shoppers và customers thay vì chỉ làm việc với customers theo định nghĩa của Trade Marketing) 
Do tính chất công việc của Trade Marketing, do đó, tùy từng mô hình công ty mà phòng Trade có thể được nằm dưới phòng Marketing, hoặc dưới phòng Sale, hay tách ra làm một phòng riêng. Tuy vậy tính chất của phòng Trade và các chỉ số liên quan đều không thay đổi. 
Lộ trình nghề nghiệp thường gặp:
Sales →  Trade Marketing Manager → Trade Marketing Director 
*Bộ phận Support Service: 
 Trong các tập đoàn lớn, trong phòng Marketing ngoài Brand Manager và Trade Marketing Manager còn có các vị trí khác được gọi là Support Service chịu trách nhiệm chính là làm việc, quản lý và kiểm soát các công việc của các Agency liên quan như Market Research & Analytics Manager, Media Manager, Assistant Manager, và các Executive. Đối với các công ty Startup hay công ty SME, thì gần như những đầu việc này sẽ do Brand Manager phụ trách chính. 
Ngoài những bộ phận trên, trong Client còn một vị trí vô cùng quan trọng đối với các sinh viên là Intern Marketing. Vị trí Intern này có thể giúp các bạn sinh viên đặt một chân vào cánh cổng của những tập đoàn lớn, hay được trang bị những kiến thức vững chắc để thăng tiến trong công việc. 

Đọc thêm:

3.2. Vị trí công việc tại Agency: 
Với mỗi Agency sẽ có những vị trí khác nhau tùy từng nhiệm vụ. Tuy nhiên, xét về góc độ tổng quát, trong một Agency vẫn sẽ có những vị trí sau: 
*Account Manager: 
Account Manager chính là người tiên phong “ra trận”, đứng đầu tiền tuyến trong các Agency. Trách nhiệm của Account là mang hợp đồng về cho công ty, là bộ mặt thương hiệu của Agency. Chính vì thế Account Manager thường là người giao tiếp tốt, giỏi thiết lập mối quan hệ, và có tầm nhìn xa trông rộng. 
Ban đầu khi làm ở vị trí Account, bạn thường sẽ làm Account Executive - người phối hợp cùng các vị trí khác trong Agency thực hiện hợp đồng đó. Account Executive có nhiệm vụ nhận yêu cầu từ khách hàng, phân phối công việc về các phòng ban, đồng thời, là “người phiên dịch” giữa khách hàng và team để triển khai dự án. Để có thể làm được vị trí Account Manager và Account Executive, buộc các bạn phải là “người chịu thương chịu khó”, chăm chút từng tí một cho cả khách hàng lẫn các thành viên trong công ty của mình để giúp cho dự án thành công. 
Lộ trình nghề nghiệp thường gặp:
Account Executive → Account Manager → Account Director

Đọc thêm:

*Strategic  Planner: 
Strategic Planner chính là người hoạch định chiến lược truyền thông. Công việc chính của một Strategic Planner là lên kế hoạch thực hiện sản phẩm, làm việc với các team Designer, Copywriter…, tính giá cho mỗi dự án và kiểm tra thành phẩm trước khi giao hàng cho khách.
Strategic Planner phải làm việc với hầu hết tất cả mọi người trong và ngoài nội bộ công ty, từ Data Analysts, Art Director, Digital Strategist, Media Planner, Copywriter cho tới cả khách hàng. Ngoài ra còn tham gia vào rất nhiều khâu trong Marketing, từ quá trình phát triển sản phẩm mới, xây dựng kịch bản, lựa chọn người nổi tiếng, quản lý dự án, nắm bắt những xu hướng về ẩm thực, thời trang, giải trí, công nghệ. Do vậy, bạn cần có kỹ năng Giao tiếp tốt và biết xử lý các tình huống tốt để vừa có thể thuyết phục khách hàng vừa giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc;
Lộ trình nghề nghiệp thường gặp:
Strategic Planner → Senior Strategic Planner → Strategic Planning Manager
*Copywriter: 
Chắc bạn đã biết đến slogan “hãy nói theo cách của bạn” của Viettel hay câu “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới Prudential. Tất cả những slogan mà hầu như ai cũng biết, chính là thành quả sáng tạo của các Copywriter (người sử dụng ngôn từ khéo léo để tạo sự thu hút từ khách hàng).
Các nhãn hàng hay tập đoàn nổi tiếng thường thuê các Agency (các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, Marketing…) thực hiện các chiến dịch truyền thông, các clip quảng cáo thay họ. Và tất nhiên nội dung, câu chữ của toàn bộ các quảng cáo ấy là do các Copywriter “vắt óc” nghĩ ra. Ngoài khả năng viết tốt, nắm chắc các kiến thức về các dạng bài viết, hiểu về tâm lý khách hàng, hiểu sản phẩm và thương hiệu của nhãn hàng chính là điểm mấu chốt để các copywriter “sản xuất ra các content chất lượng.
Lộ trình nghề nghiệp thường gặp:
Junior Copywriter → Senior Copywriter → Creative Director (CD)
Creative Director là người có trách nhiệm xây dựng lên hình ảnh thương hiệu, thực hiện các công việc có liên quan đến hình ảnh, thông điệp của các nhãn hàng hay các công ty thông qua các kênh giao tiếp và truyền thông.
*Graphic Designer:
Nếu Copywriter là những người tạo ra câu chữ, thì Graphic Designer là những người tạo ra hình ảnh, video tới khách hàng. Công việc của Graphic Designer thường là thiết kế POSM (bộ nhận diện) theo yêu cầu; phối hợp cùng Creative team thiết kế các nội dung Digital (Facebook photos, Infographics…) thuộc các chiến dịch truyền thông Marketing cho khách hàng; làm việc cùng nhóm dự án tham gia xây dựng, đề xuất các ý tưởng sáng tạo về thiết kế phục vụ cho các mục tiêu chiến dịch; nghiên cứu tìm hiểu, cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả các sản phẩm thiết kế.

Đọc thêm:

Lộ trình nghề nghiệp thường gặp:
Graphic Designer → Art Director
Art Director là người đảm bảo cho các chuyên gia trong tổ sáng tạo sản xuất và hoàn thành các công việc theo đúng thời gian và hài lòng yêu cầu của khách hàng. Art Director chủ yếu quyết định các yếu tố hình ảnh của dự án như: đội ngũ người mẫu, tinh thần dự án, màu sắc,... 
Trên đây là những vị trí cơ bản trong Client và Agency, bài viết này mình chỉ có mong muốn gợi mở cho các bạn những vị trí này để các bạn có thể tìm được vị trí phù hợp với bản thân mình. Với các vị trí Manager, Director hay Planner đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng và kinh nghiệm lớn cả về kỹ năng quản lý, tư duy lập kế hoạch chiến lược và cả kỹ năng thấu hiểu ngành hàng,.. Chính vì thế, nếu bạn chỉ là một Junior mới tìm hiểu về ngành Marketing, hãy chọn cho mình vị trí khiêm tốn hơn như là Copywriter, Content Marketing, Design hay Account Executive để thử sức bạn nhé! 
---------------
- Bài viết được tổng hợp từ chia sẻ của chị Diệu Anh - Managing Director tại AIM Academy tại chương trình Chuyện người trong nghề 3 (3/10/2018), bài viết về vị trí công việc của Agency và Client của Tomorrow Marketer
- Trong bài mình không đề cập tới lương vì theo mình, mức lương của bạn sẽ tùy thuộc vào giá trị của bạn nằm ở đâu và những gì bạn cống hiến được cho công ty. Do đó, tiền lương của bạn sẽ nằm gọn trong tay của bạn. 
- Bài viết chỉ sơ qua một vài vị trí trong ngành Marketing, còn có rất nhiều vị trí khác và đang ngày càng mở rộng như Copywriter, Content Marketing, Creative, Video Edittor, Event... (mình sẽ cố gắng tổng hợp và viết trong thời gian sớm nhất), cơ hội nghề nghiệp của các bạn trong ngành vô cùng lớn nếu bạn có tinh thần học hỏi, đặc biệt là Tiếng Anh tốt. 
- Mình sẽ tổng hợp danh sách các công ty Client, Agency cho các bạn cũng như nói về những ưu, nhược khi làm việc tại công ty lớn, nhỏ freelancer trong bài “Bức tranh nghề nghiệp ngành Marketing và Communication (3)”