Thực sự, các ngành nghề, các bộ phận trong các công ty khởi nghiệp, xu thế tất yếu phải là “cộng tác liên chức năng”. Có thể hiểu rằng, công việc nghiên cứu “research” trước đây là của bộ phận R&D, Content thì thời gian gần đây, designer cũng phải đảm nhận, thậm chí, một số Marketing phải có khả năng design, và design có khả năng của content writer hay thậm chí đã có những trường hợp designer đã đảm nhận strategic planner. Điều này, đã bắt gặp ở một số công ty nhỏ, vừa và đang là xu thế, vì vậy, với tư duy “thuần sáng tạo” khiến một số designer gặp áp lực và chưa có những định hướng thay đổi, mong muốn rằng, bài viết này, sẽ là “giọt nước làm tràn ly”, một là bỏ nghề, từ bỏ đam mê, hai là cố gắng thay đổi mình để dấn thân vào cuộc chơi mới hơn, với nhiều thách thức hơn nữa.
Designer hiện đang làm gì?
Tạm bỏ qua những designer hiện đang có định hướng, làm những mảng chuyên biệt, số đông các freelancer design hiện đang phải cắm mặt vào màn hình với các các sản phẩm như bộ nhận dạng thương hiệu, logo, leaflet, brochure, banner…lắm lúc phải chiến đấu cứu đói bằng “cover, ảnh fanpage”. Xu thế tất yếu, những sản phẩm “tạm gọi là lặt vặt” này sẽ bị Marketer biết Design giành mất, nếu xem qua các chức danh, các công việc của design mới thì phải tiếp cận với những khái niệm, công việc cao hơn như UX/UI, Product Desgin, UX Architect, UX Dev…và khu vực cấm “design research” và “information architect”. Vậy, để có thể dấn thân vào những cuộc chơi lớn hơn, những designer “lặt vặt” cần phải làm gì?
#1 Kỹ năng và phương pháp nghiên cứu
Theo xu thế chuyển dịch, nghiên cứu là một điều rất cần và dần dần bắt buộc đối với mọi designer nếu muốn làm nghề “một cách khác biệt”. Trước đây, mọi design đều nghĩ rằng, magic luôn nằm ở phần design trong quy trình research-desgin-development, bây giờ thì pháp màu vẫn nằm ở đó, nhưng câu hỏi đặt ra rằng “nếu không research tốt” thì phép màu liệu đó đủ màu nhiệm?
#2 Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống cung cấp một viễn cảnh mới mạnh mẽ, một ngôn ngữ riêng và một tập các công cụ có thể dùng để đề cập tới những vấn đề hóc búa nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày. Tư duy hệ thống là cách hiểu thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, thay vì chỉ bản thân các bộ phận. Dựa trên lĩnh vực nghiên cứu có tên là tính năng động hệ thống, tư duy hệ thống có giá trị thực tế dựa trên nền tảng lý thuyết chắc chắn.
#Tất cả cho design và cũng là design
Xuất phát từ tư duy Analytical-Technical-Creative, sẽ có những câu trả lời về mặt bản chất rằng hiện tại “tư duy độc tôn” về thuần công cụ hay thuần sáng tạo của một số designer cần được chấn chỉnh lại và một designer cần phải đứng ở thế chân vạc “nghiên cứu phân tích”-“sáng tạo”-“công cụ” từ đây họa may có thể đứng vững trong xu thế designer bị chèn ép bởi “marketer biết design”, các trí thông minh nhân tạo và các công cụ “ăn ngay” trên internet.
Tóm lại, các designer cần phải cố gắng hơn nữa!!!