BẢN CHẤT CỦA VIỆC CHƠI CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
(Post này mình viết không hề có ý đả kích bất cứ ai là những nhà đầu tư kiệt xuất của Việt Nam theo chính ngạch & trình độ) Sau cái...
(Post này mình viết không hề có ý đả kích bất cứ ai là những nhà đầu tư kiệt xuất của Việt Nam theo chính ngạch & trình độ)
Sau cái post hôm trước về “Trò chơi tài chính, tiền luôn về tay kẻ giàu”, mình có được nhiều người hỏi về việc chơi chứng khoán trong giai đoạn này. Mình đã nói rất rõ vấn đề: mình đã đứng ngoài thị trường từ rất lâu, giờ mình chỉ là quan sát viên, cộng với những kinh nghiệm trong 6 năm tham gia thị trường, mình chỉ nhận định chủ ý về thị trường chứ không đưa ra được phân tích kỹ thuật chính xác nữa. Hôm nay mình viết post này chủ yếu để chia sẻ cho mọi người về việc Học chứng khoán ở Việt Nam & Thực tế chơi chứng khoán ở Việt Nam.
Sau cái post hôm trước về “Trò chơi tài chính, tiền luôn về tay kẻ giàu”, mình có được nhiều người hỏi về việc chơi chứng khoán trong giai đoạn này. Mình đã nói rất rõ vấn đề: mình đã đứng ngoài thị trường từ rất lâu, giờ mình chỉ là quan sát viên, cộng với những kinh nghiệm trong 6 năm tham gia thị trường, mình chỉ nhận định chủ ý về thị trường chứ không đưa ra được phân tích kỹ thuật chính xác nữa. Hôm nay mình viết post này chủ yếu để chia sẻ cho mọi người về việc Học chứng khoán ở Việt Nam & Thực tế chơi chứng khoán ở Việt Nam.
Như đã giới thiệu, mình có học về Tài chính. Trong quá trình học về Môn Chứng khoán nói riêng (còn về Tài chính thì nhiều vô kể), tụi mình sẽ phải học và hiểu sơ bộ các thể loại này về Chứng khoán: Thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, chứng khoán phái sinh, Cổ phiếu,trái phiếu, chứng chỉ quỹ, Quyền mua cổ phần, chững quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán,hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc hợp đông chứng khoán, danh mục đầu tư, báo cáo thường niên, các loại lệnh, các thể loại và kỹ thuật phân tích…và rất nhiều thứ khác. Đọc đoạn này có thằng tự dưng chết não giống mình hồi học. Hô hô
Nói qua về các loại thuật ngữ vậy nhé, về lý thuyết thì có mà nói bằng cả mấy cuốn sách. Có học thì phải có hành, và hành là mở tài khoản mà thực hiện đầu tư. Như mình đã kể ở tập trước, đầu tư ban đầu nhỏ nên mình chỉ chọn các loại CP của các cty uy tín để dễ phân tích (google các công ty top nhé), việc phân tích cũng khá giản đơn theo chu trình học, được-mất cũng là con số nhỏ nên không bị phân tâm quá nhiều. Nhưng càng vào sâu càng máu kiếm tiền, và đến lúc vào sâu quá mới hiểu ra những vấn đề sau:
Lý thuyết phân tích kia đúng, nhưng chỉ đúng với số nhỏ các công ty niêm yết trên sàn, không đúng cho tất cả. Mớ lý thuyết kia chỉ phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn, có lập trường, có vốn tốt, và các nhà đầu tư lão luyện. Còn lại hầu hết mọi người tham gia thị trường theo kiểu lướt sóng, và với ham muốn kiếm tiền, với tư duy rất Việt Nam truyền thống của đại đa số “Lười làm nhưng muốn ăn to”. Khi đã máu chó kiếm tiền thì kịch bản thường thấy là “bất chấp, bất chấp, bất chấp và tất tay”, nghĩa là nhiều khi tiền không có đâu, kiến thức không có đâu nhưng thấy anh A nhà bên cạnh giàu lên từ CK, thế là cắm nhà bán xe, vay lãi ngân hàng rồi tất tay vào chứng khoán với ước mơ sẽ giàu gấp đôi anh A trong mấy tháng tới. Trong các kịch bản truyền thông, số đông thường chiếm ưu thế, nhưng trong các kịch bản chứng khoán, số đông lại là những con lừa dễ bị phủ dụ, vì số đông trong CK chỉ nhắm mắt đưa chân với mong ước “kiếm tiền”, chứ mấy người tỉnh táo mà thoát được canh bạc lớn này. Nói thế để hiểu, thị trường CK Việt Nam nó không theo quy luật lý thuyết được học, bạn có học đằng giời thì thị trường là thị trường, mà lý thuyết là lý thuyết, mà muốn quen với thị trường thì chỉ có cách bỏ tiền ra mà trải nghiệm, hoặc có một mentor thiệt lão luyện chỉ lối cho. Bạn cứ nghĩ thị trường CK Việt Nam ra đời từ 2006, mà đến tận 2009 mới ra luật, mà luật mà ra thì rất sơ sài. 3 năm đó bao nhiêu người đã xanh cỏ vì CK?
Nói qua về các loại thuật ngữ vậy nhé, về lý thuyết thì có mà nói bằng cả mấy cuốn sách. Có học thì phải có hành, và hành là mở tài khoản mà thực hiện đầu tư. Như mình đã kể ở tập trước, đầu tư ban đầu nhỏ nên mình chỉ chọn các loại CP của các cty uy tín để dễ phân tích (google các công ty top nhé), việc phân tích cũng khá giản đơn theo chu trình học, được-mất cũng là con số nhỏ nên không bị phân tâm quá nhiều. Nhưng càng vào sâu càng máu kiếm tiền, và đến lúc vào sâu quá mới hiểu ra những vấn đề sau:
Lý thuyết phân tích kia đúng, nhưng chỉ đúng với số nhỏ các công ty niêm yết trên sàn, không đúng cho tất cả. Mớ lý thuyết kia chỉ phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn, có lập trường, có vốn tốt, và các nhà đầu tư lão luyện. Còn lại hầu hết mọi người tham gia thị trường theo kiểu lướt sóng, và với ham muốn kiếm tiền, với tư duy rất Việt Nam truyền thống của đại đa số “Lười làm nhưng muốn ăn to”. Khi đã máu chó kiếm tiền thì kịch bản thường thấy là “bất chấp, bất chấp, bất chấp và tất tay”, nghĩa là nhiều khi tiền không có đâu, kiến thức không có đâu nhưng thấy anh A nhà bên cạnh giàu lên từ CK, thế là cắm nhà bán xe, vay lãi ngân hàng rồi tất tay vào chứng khoán với ước mơ sẽ giàu gấp đôi anh A trong mấy tháng tới. Trong các kịch bản truyền thông, số đông thường chiếm ưu thế, nhưng trong các kịch bản chứng khoán, số đông lại là những con lừa dễ bị phủ dụ, vì số đông trong CK chỉ nhắm mắt đưa chân với mong ước “kiếm tiền”, chứ mấy người tỉnh táo mà thoát được canh bạc lớn này. Nói thế để hiểu, thị trường CK Việt Nam nó không theo quy luật lý thuyết được học, bạn có học đằng giời thì thị trường là thị trường, mà lý thuyết là lý thuyết, mà muốn quen với thị trường thì chỉ có cách bỏ tiền ra mà trải nghiệm, hoặc có một mentor thiệt lão luyện chỉ lối cho. Bạn cứ nghĩ thị trường CK Việt Nam ra đời từ 2006, mà đến tận 2009 mới ra luật, mà luật mà ra thì rất sơ sài. 3 năm đó bao nhiêu người đã xanh cỏ vì CK?
Kiếm tiền trên thị trường có được không? Có, kiếm nhiều là đằng khác, nhưng số ít kiếm nhiều tiền đều có kiến thức và am hiểu đầy mình đến mức gọi là lão luyện, một số còn lại kiếm được tiền (như tớ) thì phải chơi theo team. Chơi theo team là gì? Nghĩa là bạn phải có một team gồm rất nhiều người, mỗi người này là một tay trader sừng sỏ, và mỗi tay trader này nắm cả trăm tài khoản nhiều tiền cùng một lúc. Team mạnh là những team có những trader như vậy. Bạn cứ tưởng tượng nhé, bạn có 1ty để đầu tư CK theo kiểu lướt sóng, bạn chả làm được cái đéo gì ngoài ăn may đâu, nhưng bạn có một 1000 tài khoản như bạn, câu chuyện nó khác. Với 1000 tài khoản 1ty như thế, team của bạn thừa sức điều hướng được 1 phần nhỏ của thị trường.
Giả dụ như công ty A lên sàn với mức giá 10k/1CP, team này sẽ chịu trách nhiệm thổi cái giá CP này lên 17-18, bặm trợn hơn thì lên gấp đôi, gấp 3. Quy luật chung của người chơi CK Việt Nam là tăng thì mua, giảm thì bán. Tự dưng thấy mã này 3-4 ngày liên tục tăng, mua chứ, mua rồi thấy nó cứ tiếp tục tăng lại mua thêm, mua thêm, trending lại làm giá CP này lại tăng thêm, vượt rất xa khỏi giá trị thực tế. Xong cái bòm thì nó rớt đúng theo quy luật “bong bóng thì đến lúc phải vỡ”, team và những nhà sáng lập CTY trong cái thời gian nó tăng liên tọi kia đã có giá đỉnh để bán, và tất nhiên là họ kiếm lời trước khi chúng ta kịp nhận ra. Đến khi giá trị CP đi về giá trị thực, họ lại mua lại với giá rất hữu nghị-đồng chí-anh em, và đã ngồi trên một đống tiền lời. Team thì lại đi làm cho công ty khác, cứ thế mọi chuyện cứ diễn ra. Hiểu hông, hiểu hông các bạn mới chơi và đang muốn chơi????
Giả dụ như công ty A lên sàn với mức giá 10k/1CP, team này sẽ chịu trách nhiệm thổi cái giá CP này lên 17-18, bặm trợn hơn thì lên gấp đôi, gấp 3. Quy luật chung của người chơi CK Việt Nam là tăng thì mua, giảm thì bán. Tự dưng thấy mã này 3-4 ngày liên tục tăng, mua chứ, mua rồi thấy nó cứ tiếp tục tăng lại mua thêm, mua thêm, trending lại làm giá CP này lại tăng thêm, vượt rất xa khỏi giá trị thực tế. Xong cái bòm thì nó rớt đúng theo quy luật “bong bóng thì đến lúc phải vỡ”, team và những nhà sáng lập CTY trong cái thời gian nó tăng liên tọi kia đã có giá đỉnh để bán, và tất nhiên là họ kiếm lời trước khi chúng ta kịp nhận ra. Đến khi giá trị CP đi về giá trị thực, họ lại mua lại với giá rất hữu nghị-đồng chí-anh em, và đã ngồi trên một đống tiền lời. Team thì lại đi làm cho công ty khác, cứ thế mọi chuyện cứ diễn ra. Hiểu hông, hiểu hông các bạn mới chơi và đang muốn chơi????
Các bạn muốn chơi chứng khoán ở Việt Nam, các bạn sẽ được điều hướng đi học. Khoá học rẻ thì 20-30tr, khoá học đắt thì 200tr cũng có (mục đích là để các chủ chòm phân định bạn có bao nhiêu xiền), rồi học xong bạn được join vào một cộng đồng, cùng nhau sẻ chia, cùng nhau thoả chí, cùng nhau kiếm tiền, sau đó thì các bạn là một quân bài trong bộ bài 52 lá cùng nhau tiến bước lên trên ngưỡng cửa thiên đường mà không biết mình chính là một tài khoản của team lái. Team lái nào mạnh, có leader giỏi thì team ấy ăn nhanh, còn ngược lại gặp phải team nào ý ẹ tí thì tiền của bạn là một thứ gì đó nó khó có thể gặp lại. Hehe
Mình viết bài này không phải đả kích bất cứ ai, mà để các bạn mới chơi, sắp chơi và có ý định chơi hiểu sâu về những nguyên tắc cơ bản của thị trường hiện tại là thế. Có chơi thì tìm đội mà chơi, học hành kỹ lưỡng, tham vấn từ những người lão luyện, và đầu tư một cách khôn ngoan để không bị cháy túi. Các cụ dạy rồi, buôn có bạn, bán có phường. Còn tớ thì giờ an phận làm một Nhiếp ảnh gia đẹp trai như ava và ngày ngày đi chụp ảnh cưới đẹp cho các vị khách hàng.
Mình viết bài này không phải đả kích bất cứ ai, mà để các bạn mới chơi, sắp chơi và có ý định chơi hiểu sâu về những nguyên tắc cơ bản của thị trường hiện tại là thế. Có chơi thì tìm đội mà chơi, học hành kỹ lưỡng, tham vấn từ những người lão luyện, và đầu tư một cách khôn ngoan để không bị cháy túi. Các cụ dạy rồi, buôn có bạn, bán có phường. Còn tớ thì giờ an phận làm một Nhiếp ảnh gia đẹp trai như ava và ngày ngày đi chụp ảnh cưới đẹp cho các vị khách hàng.
Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất