[blog radio] MÁY BAY GIẤY
Một câu truyện thật được viết dưới dạng blog radio của một con người thật. Tiếc là, mọi thứ thật nhưng không đẹp như thế! “Cái cảm...
Một câu truyện thật được viết dưới dạng blog radio của một con người thật.
Tiếc là, mọi thứ thật nhưng không đẹp như thế!“Cái cảm giác đi giữa dòng người tấp nập, quay đi, quay lại cũng chỉ toàn nhưng người xa lạ. Dù mình có giơ bàn tay ra để được giúp đỡ, nhưng cũng chẳng ai đủ thời gian hay lòng tốt để dừng lại một phút để đỡ mình dậy. Vì thế, phải tự mình gồng lên, đứng dậy bước tiếp, chỉ kịp dừng chân một chút để không bị bỏ lại quá xa”.
A : Òaaaa !
B : Trời ơi ! làm người ta giật hết cả mình!!!
A : Hmm kinh thật? Hôm nay lại có tâm trạng ngồi ghế đá ngắm trời trăng mây gió cơ đấy, chứ không phải deadline ngập đầu rồi hả?
B: Thì có chứ, nào là bài tập phát triển kỹ năng này, toán cao cấp này cả công việc của FFR nữa, đau não lắm luôn nè. Ơ mà mấy giờ rồi nhỉ ?
A : 5h25 rồi đó. Đến giờ đọc thư cho các bạn thính giả rồi đó má trẻ.
B : Trời ơi, sao không nhắc người ta sớm. Lẹ lên không trễ mất.
-----------------------------
A : Phù !! May quá vẫn kịp.
B : Thôi chuẩn bị đi, ghi liền nè. Sẵn sàng chưa? 3, 2, 1 … oke
A : Xin chào tất cả các bạn thính gỉa yêu quý của FFR, hôm nay chúng mình rất vui được đồng hành cùng các bạn trong chuyên mục “ Thư cuối tuần ”.
B : Tuần vừa qua, FFR đã nhận được rất nhiều thư từ các bạn ở khắp mọi miền tổ quốc. Mỗi bức thư là một câu chuyện ý nghĩa, với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lẽ nào là do mùa thu chăng?
A : Có lẽ vậy đó, mùa thu đến ta là khi bất chợt ta thấy hoa cúc vàng rực những con đường, là khi hương hoa sữa ngọt ngào nồng nàn góc phố. Mùa thu là sự yên bình, tĩnh lặng như mặt hồ không gợn sóng và sự trống vắng của những chiếc lá vàng rơi.
B : Mùa thu cũng là mùa được các em thiếu nhi trông ngóng nhất, khi được cùng bạn bè vui đùa, rước đèn, ngắm trăng, xem múa rồng, múa lân trong dịp Tết Trung Thu.
A : Nhưng ở một góc khác, Trung Thu với các em là khao khát được cùng mẹ nấu món chè hoa cau, cùng ba bày mâm cỗ cúng rằm tháng 8, là chiếc áo cùng cặp sách mới đến trường.
B : Vâng, trong không khí dịu dàng của trời Thu Hà Nội ,“ Thư cuối tuần” xin gửi tới các bạn một lá thư rất xúc động của một bạn sinh viên.
A : “ Chào FFR, mình là Minh, hiện mình đang là sinh viên đại học B . Chắc các bạn cũng biết, tháng 7 là mùa của những hoạt động tình nguyện như Chiến Dịch Mùa Hè Xanh, Khoảng Trời của bé... Vì thế chúng mình đã cùng nhau đến thăm Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội X để trao quà cho các em học sinh. Ở đây, chúng mình đã gặp các chị phụ trách trung tâm, chị kể :
-” Các em ở đây đều sinh ra ở những vùng quê nghèo ngoại thành Hà Nội,có nhiều em lại từ những vùng xa xôi hơn, tất cả đều trong độ tuổi đi học và hầu hết là mồ côi mẹ hoặc cha”.
B : Sáng đó, chúng mình cùng nhau tổ chức trò chơi và cùng tổ chức giao lưu với các em. Em nào cũng mang vẻ hồn nhiên trong sáng của những cô bé cậu bé còn đang tuổi cắp sách đến trường, nhưng ánh mắt sao lại đượm buồn đến thế. Lúc ấy, mình đã bị ấn tượng bởi một cô bé trạc tuổi 15, tóc ngang lưng, nước da rám nắng. Em ngồi lặng im trên bậc thềm cũ, tay mân mê chiếc máy bay giấy được gấp một cách tỷ mẩn với màu sắc rực rỡ, ánh mắt nhìn xa xăm vào khoảng không vô định, trông em như một cô công chúa nhỏ bị lãng quên. Nhẹ nhàng mà buồn quá em kể :
- ” Nhà em ở miền núi, ở tận trên Điện Biên ấy chị. Ba em mất trong đợt lũ lớn ở Lai Châu hồi năm kia, còn mẹ nuôi mấy chị em em thôi. Chiếc máy bay giấy này là ba tặng em nhân dịp Trung Thu trước khi ba đi, ba bảo trong đó có chứa điều bí mật. Nhiều lúc, em tò mò lắm, nhưng lại nhớ lời ba dặn, khi thực sự buồn mới được mở ra coi. Ba còn bảo, mong em sẽ luôn như chiếc máy bay này, mỏng manh nhưng không yếu đuối, luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, để bay cao, bay xa tới những chân trời mới, gặp những con người mới, thoát khỏi cái đói, cái nghèo ở nơi đây.
A : Ui đẹp qúa bà ha, tôi hồi đó, hồi còn bé xíu ấy,cũng hay cùng ba chải chiếu trước hiên nhà nằm chơi, ngắm nhìn những đốm sáng bé xíu của máy bay trên bầu trời, di chuyển hoài mà không tắt, cứ ngỡ là sao băng cơ. Ba bảo khi đếm đuợc 1000 chiếc máy bay, một ước mơ sẽ biến thành sự thật. Điều quan trọng là ta phải luôn giữ niềm tin. Cứ mỗi lần như vậy, tôi lại ước là trở thành một cô giáo Tiếng Anh, với chiếc áo dài thiên thanh thướt tha trên bục giảng, đem đến cho các em học sinh nhiều tri thức mới, để các em hiểu thêm rằng thế giới của mình không bị giới hạn trong từng con đường, góc phố em đi qua, mà đó còn là những chân trời mới, bầu trời cao rộng, những tòa lâu đài cổ kính, nơi có nắng chiếu thật chậm, thật chậm len lỏi qua những ô cửa sổ ngập mây trời. Tôi muốn những đứa trẻ ấy, sẽ có một điều gì đó, như là những sự lựa chọn về ước mơ, được làm gì chúng yêu thích và khát khao, được giúp đỡ , trân trọng những gì trong suy nghĩ, dù là nhỏ nhất.
B : Oa!!! không ngờ bà trông đanh đá vậy mà có ước mơ hiền dịu quá ha, ha ha tôi đùa đó. Ai cũng giữ trong mình những ước mơ thủa ban đầu, nó trong trẻo, dữ dội như cơn gió đầu đông, Nó không vướng bận những lo âu, muộn phiền,đối lập với con người lo sợ trong hiện tại và day dứt về quá khứ, mà chỉ đơn thuần là những hi vọng và mơ ước về một tương lai tốt đẹp. tiếp thêm cho ta động lực bước tiếp. Để đến khi ta giật mình nhận ra, thanh xuân của chúng ta thật đẹp vì có hoài bão để theo đuổi, để cháy hết mình trên những con đường trông gai phía trước.
A : Chà chà, hôm nay suy tư quá nha. Ơ nhưng mà chúng mình lại lạc đề rùi, ngắt hết mạch cảm xúc, hmm bà đọc tiếp đi nào.
B : “Em thích đi học lắm chị à, đi học vui lắm, có cô giáo dạy chữ, nói toàn những điều hay thôi. Ở trường, em thích nhất cô Ngọc, dạy em môn Văn, cô hay kể chuyện về thành phố Hải Phòng quê cô, có rất nhiều cảng biển và thuyền. Cô bảo những con thuyền ấy sẽ đem chúng ta tới những vùng đất mới, gặp những con người mới để tự do hơn”.
Đôi mắt em long lanh như bùng lên một ngọn lửa, như những cảm xúc dồn nén từ lâu, nhưng chúng lại nhanh chóng vụt qua khi em kể tiếp “ Em bảo vì em quá nghèo nên không thể tiếp tục đi học, không được nghe tiếng cô giảng bài, kể chuyện nữa, không được cùng các bạn chơi ô ăn quan mỗi chiều tan lớp”.
Và rồi, lại một chữ nhưng nữa, nó đem phép màu đến cho em, khi cô Ngọc đã làm hồ sơ xin cho em vào Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội số 3, ở đây em được cùng các bạn lao động và học tập, sáng đi học, chiều rảnh rỗi thì trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn trang chải cuộc sống”
A : - Nhưng em vẫn nhớ nhà lắm chị à, nhớ bàn tay đầy vết nứt nẻ của mẹ xoa đầu mối tối trước khi đi ngủ, nhớ 2 thằng nhóc em suốt ngày chí chóe kêu mẹ ơi đói, nhớ các chị tần tảo sớm hôm lên rẫy giúp mẹ, trông ai cũng đen nhẻm nhưng khỏe khoắn và xinh đẹp đến lạ. Sắp là mùa Trung Thu thứ 2 em không về nhà nữa rồi chị ạ, nhớ ngày trước, lúc ba còn sống, chúng em lúc nào cũng mong ba về để làm cho bọn em những chiếc đèn lồng cá chép thật đẹp còn đi rước đèn và khoe với chúng bạn. Còn mẹ sẽ nấu cho chúng em một nồi hoa cau thật bự để đi rước đèn ,rồi có món thưởng thức đón tết Trung Thu.
B : Buồn quá bà ơi! nghĩ tới ba mẹ mình, tôi thấy ân hận quá. Hôm qua, lúc mẹ gọi điện nhắc tôi về ăn Tết Trung Thu, tôi mệt vì việc học quá mà đâm cáu. Chắc mẹ buồn lắm vì đây là Trung Thu đầu tiên tôi xa nhà nữa.
A : Bà đấy, lúc nào cũng thế, phát cáu với những người quan tâm mình, lắm khi làm tôi tổn thương kinh khủng ! Mà bà biết không? Dù cuộc sống có bộn bề khó khăn, mỏi mệt đến đâu thi ta vẫn còn một chốn để quay về, nơi đó bình yên và cách xa những bụi bặm bon chen, che chở ta ngay trong lòng cơn bão. Nơi ấy có những người yêu thương ta vô điều kiện, cho đi mà chẳng nhận lại bao giờ. Đó là gia đình, là hạnh phúc hoàn hảo nhất mà ta từng có. Vì thế, gọi điện xin lỗi mẹ bà ngay đi nhé !!!
B : Ừ tôi biết rồi, tha lỗi cho tôi nhé !!! Ui lại lạc đề rồi, bà đọc tiếp thư đi.
A : “Mà mọi thứ ở đây cái gì cũng khó khăn chị ạ, ở trường có những người bạn mớí, họ không thích em. Họ bảo em , người miền núi xấu bụng lắm, nhưng nào có phải đâu chị. Em chỉ muốn chơi cùng các bạn như bạn em hồi xưa thôi mà khó khăn quá, cũng chẳng còn cô giáo nào quan tâm em như cô Ngọc, dạy em những điều hay lẽ phải”.
Mình cũng từng là một học sinh chuyển trường nên phần nào hiểu được cảm giác của em. Cái cảm giác đi giữa dòng người tấp nập, quay đi, quay lại cũng chỉ toàn nhưng người xa lạ. Dù mình có giơ bàn tay ra để được giúp đỡ, nhưng cũng chẳng ai đủ thời gian hay lòng tốt để dừng lại một phút để đỡ mình dậy. Vì thế, phải tự mình gồng lên, đứng dậy bước tiếp, chỉ kịp dừng chân một chút để không bị bỏ lại quá xa.
B : Rồi em hỏi mình về Tiếng Anh - một môn học mà trước đây chương trình em chưa từng được tiếp xúc. Em không hiểu những điều cô giảng dù nghe rất chăm chú và cảm thấy khó khăn trong việc bắt kịp các bạn. Nhưng em biết, tiếng anh rất quan trọng, đến mức em tin mình sẽ chạm tay đến ước mơ, đến những vùng đất mới nếu có thể thuần thục nó. Em còn khoe :” Chị coi nè, cuốn vở đẹp nhất em để dành viết Tiếng Anh đó”. Nhìn nét mắt ngây ngô, trong trẻo cùng nụ cười lấp lánh của em, chợt nhớ ngày xưa mình cũng từng mê Tiếng Anh đến thế, Đến lớp lúc nào cũng chăm chăm viết từ mới, học ngữ pháp, đó cũng xuất phát một phần từ người Thầy đã truyền cảm hứng cho mình. Người thầy đã gấp tặng chúng mình những chiếc máy bay giấy, thầy bảo, viết những nỗi phiền muộn vào chiếc máy bay này, cái khoảnh khắc nó bay thật cao, mọi nỗi buồn sẽ tan biến hết. Thầy tin em có thể làm được !
A : Bất giác, trong mình lướt qua dòng suy nghĩ :” Tại sao mình không thử là một người truyền cảm hứng nhỉ, là chính những chiếc máy bay dẫn đường ? Biết đâu mình có thể giúp đỡ các em thì sao?” Và đó cũng là khoảnh khắc để chương trình Engchild ra đời , với hi vọng, tất cả những trẻ em Việt Nam sẽ được học Tiếng Anh trong môi trường nhiệt huyết hơn chứ không chỉ đơn thuần là những bài học trên lớp khô khan về Alan, Peter, Lily .. mà sẽ về thằng Tít, thằng Tèo về chính các em học sinh của tôi.
A : Bất giác, trong mình lướt qua dòng suy nghĩ :” Tại sao mình không thử là một người truyền cảm hứng nhỉ, là chính những chiếc máy bay dẫn đường ? Biết đâu mình có thể giúp đỡ các em thì sao?” Và đó cũng là khoảnh khắc để chương trình Engchild ra đời , với hi vọng, tất cả những trẻ em Việt Nam sẽ được học Tiếng Anh trong môi trường nhiệt huyết hơn chứ không chỉ đơn thuần là những bài học trên lớp khô khan về Alan, Peter, Lily .. mà sẽ về thằng Tít, thằng Tèo về chính các em học sinh của tôi.
B : Nếu ai hỏi 18 tuổi, mình tự hào nhất điều gì? Thì mình sẽ không ngần ngại mà nói rằng :” Điều mình tự hào không phải đống giấy khen bằng cấp gì, mà đó là Eng-Child, nơi mình có những người bạn đồng hành luôn cùng thảo luận, rồi xàm xí thâu đêm suốt sáng, là những em học sinh với anh mắt lấp lánh như nuốt từng lời bài giảng, là những cuộc trò chuyện đầy ắp yêu thương. Eng-child là ngôi nhà thứ 2, là cột mốc tươi đẹp đánh dấu sự trưởng thành của mình vào tuổi 18. Cảm ơn các anh em đã luôn tin tưởng và ủng hộ những ý kiến đôi khi điên rồ của tôi,cảm ơn các em học sinh thân yêu vì đã luôn nỗ lực cùng team chị. Chúc các em đủ niềm tin và sức mạnh để tiếp rục cất cánh trên bầu trời cao rộng, được thỏa sức vẫy vùng, nó sẽ đưa em tới bến bờ hạnh phúc, nơi các em thuộc về.
A : Một câu chuyện rất ý nghĩa phải không bà, tự dưng làm tôi nhớ đến bộ phim Paperman về một chàng trai thích xếp những tờ giấy vô hồn của mình thành những chiếc máy bay giấy… Chúng cứ bay mãi, bay mãi, lượn vòng nhảy múa trên không chung để rồi trở thành kim chỉ nam cho cho hai kẻ lạc nhau. Trong thế giới thực này, máy bay giấy sẽ rơi, nhưng điều quan trọng là niềm tin, là sức mạnh bền bỉ, vững vàng bên trong, để vươn tới những điều mà bạn chưa bao giờ nghĩ, chưa từng làm.
B : Các bạn thính giả của FFRadio thân mến, nhắc đến mùa Thu và những chiếc máy bay giấy, mỗi người trong chúng ta đều có những cảm xúc và kỷ niệm khác nhau, Nếu như có bất kỳ chia sẻ gì, các bạn hãy liên hệ với FFRadio để được lắng nghe câu chuyện của mình nhé. Chúc các bạn có một buổi tối cuối tuần vui vẻ! Xin chào và hẹn gặp lại trong các vol lần sau.
Emily Ryan
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất