dẫu ai là người chiến thắng, tình yêu này sẽ chấm dứt!
dòng tít này tôi tự chế!
ảnh tại nguổn: https://congluan.vn/tai-sao-cang-thang-giua-nga-va-ukraine-lai-tang-len-post126431.html
ảnh tại nguổn: https://congluan.vn/tai-sao-cang-thang-giua-nga-va-ukraine-lai-tang-len-post126431.html
Tại phần 1 của Seri bài viết về xung đột Nga – Ukraine, tôi đã nêu 4 luận điểm cơ bản để bình xét cuộc chiến này. Bao gồm:
1. Trật tự an ninh thế giới hiện nay không bền vững, đặc biệt sau dịch Covid-19, đã có dấu hiệu khủng hoảng, rạn nứt sau sự suy yếu của một số xung lực.
2. Nước Nga bị chèn ép quá lâu từ kể từ khi Liên Xô sụp đổ vì mối hiềm khích, nghi kị của châu Âu không bao giờ mất đi từ trước, bây giờ, và sau này.
3. Sự mở rộng của NATO về hướng Nga, không thể phủ nhận, NATO lấy Nga làm mục tiêu, dù Nga đã nhiều lần xin gia nhập liên minh quân sự này.
4. Trong thập kỉ này, EU bị chia rẽ một cách sâu sắc, và Anh đã rời khỏi liên minh. Những vấn đề nội khối khiến EU đến bản thân còn chưa lo xong nhưng chính quyền Ukraine lại ngây thơ về giấc mơ được gia nhập EU – NATO.
Từ 4 luận điểm cơ bản trên: Tôi cho rằng, năm 2022, thời cơ để nước Nga thực hiện chiến dịch đưa Ukraine trở lại quỹ đạo của họ đã đến. Và tại sao lại năm 2022, cơ hội này mới đến? Để tìm câu trả lời, xin các bạn hãy theo tôi, cùng quay về quá khứ của 8 năm trước, khi "cuộc tình này tan vỡ"!
Cuối năm 2013, các cuộc biểu tình ủng hộ Liên minh châu Âu (Euromaiden) ở Kiev bắt đầu, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovich quyết định trì hoãn việc ký kết một thỏa thuận liên kết với EU. Các cuộc biểu tình ban đầu là ôn hòa và có sự tham gia của những người theo chủ nghĩa dân tộc đường lối cứng rắn nhưng sau này phát triển thành bạo động lan rộng. Đám đông biểu tình sau đó đã chiếm các tòa nhà hành chính trên khắp Ukraine. Tháng 2-2014, dưới sự hậu thuẫn của phương Tây, phe thân phương Tây lật đổ chính phủ Yanukovich và lực lượng có lập trường chống Nga lên nắm quyền. Tổng thống Yanukovich phải chạy sang Nga tị nạn và cầu viện Nga. Từ đây, Ukraine đã đứng ở vị thế đối đầu với Nga.
Để kiểm soát tình hình, Nga đã nhanh chóng tiến hành sáp nhập Crimea và thừa nhận sự ủng hộ cho quân ly khai của tại vùng Donbass, giáp giới với Nga. Tuy nhiên trước sự phản ứng quá gay gắt của phương Tây, cùng những biện pháp kinh tế nặng nề, cùng giá dầu xuống thấp (20$/1 thùng) đã làm Nga chùn chân (quá trình này đã tốn quá nhiều giấy mực của báo chí rồi nên tôi sẽ không bàn luận thêm).
các bạn có thể đọc về tình hình kinh tế Nga lúc bấy giờ tại link ở dưới: (để cho các bạn đỡ sợ virus thì mình cop link chứ ko insert và chữ)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_Nga_n%C4%83m_2014
Mọi chuyện chỉ khá hơn sau chiến thắng của chiến dịch bảo vệ Syria tháng 9/2015 một cách ngoạn mục của Nga, tiến tới hoà đàm Astana (dàn xếp tình hình Syria). Từ đó giá dầu phục hồi và Nga đã tìm thấy những kẻ hở mới để thoát khỏi sự kiềm kẹp của Mĩ và Phương Tây. Có thể nói, trong năm 2014, chiến dịch đưa Ukraine trở lại "vòng tay" của Nga lần 1 đã bị gián đoạn. Tuy nhiên, trong cuộc chiến sinh tử đó, Gấu Nga đã tìm thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm, có thể mang người yêu cũ "Ukraine" trở về bên mình vào một ngày không xa.
Đó là những khác biệt cơ bản trong thời điểm năm 2014 và 2022, quyết định đến sự thành công của chiến dịch quân sự tại nước hàng xóm.
Một là, trong giờ phút khó khăn trong năm 2014, trước sự cấm vận từ phương Tây, Nga đã tìm thấy đối tác chiến lược là Trung Quốc. Trước năm 2014, giao thương giữa Nga và Trung Quốc tuy có nhiều tiềm năng nhưng không được chú trọng, bởi Nga vẫn luôn xem Trung Quốc là một mối nghi về vị thế của mình. Vấn đề này bắt đầu từ những năm của thập kỷ 70 thế kỷ trước, sự cạnh tranh Xô - Trung dẫn đến sự xoay trục của Trung Quốc và leo thang thành căng thẳng Xô - Trung, đỉnh điểm là cuộc chiến biên giới 1979 tại Việt Nam. Từ đó đến thời điểm trước 2014, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc tuy có phần hoà hảo, hữu nghị hơn thời Liên Xô, những không tránh khỏi nghi kị. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi, năm 2014, Nga chấp nhận đứng cùng Trung Quốc ở vị trí cân bằng hơn thay vì là một nước "đàn anh". Để kiểm tra quan điểm của phía Nga, năm 2015, TQ kéo giàn khoan HD918 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng do vấn đề nội bộ hết sức rối ren, Nga đã không lên tiếng bảo vệ lợi ích của nước ta. Mặc dù Nga - Việt là mối ban giao vô cùng thân hữu. Điều này đã khiến cho Việt Nam nhìn thấy được những mối đe doạ tiềm tàng trong tương lai, mà có lẽ sau cuộc chiến Ukraine, đất nước ta sẽ phải trải qua một bài "test" cường độ cao tiếp theo.
Quay lại vấn đề của Nga với Trung Quốc, sau sự xoay trục của Nga sang phía Đông. Trung Quốc cảm thấy mối đe dọa của Hoa Kỳ và Phương Tây. Nếu để phương Tây triệt hạ gấu Nga thành công, thì đối tượng tiếp theo có thể sẽ là đất nước Trung Hoa. Lúc này cục diện sẽ vô cùng bất lợi cho họ, vì vậy, bỏ qua những bất hòa cũ, Nga - Trung đã dang tay tương trợ lẫn nhau, tăng cường hợp tác kinh tế, thiết lập vùng giao thương phi Đô la nhằm gia tăng sức mạnh kinh tế, tránh những đòn trực phạt tiếp theo. Đặc biệt, tại Hòa đàm Astana, sau khi chiến dịch quân sự thành công mĩ mãn, Trung Quốc cũng là một bên tham gia hòa đàm với vai trò tài trợ tái thiết Syria. Lúc này, một liên minh mới (mà cũ) đã được hoàn thành thách thức vị thế thế giới một cực của Hoa Kỳ từ năm 1991. Nga sẽ chủ trì trên mặt trận quân sự, Trung Quốc sẽ dàn xếp kinh tế. Đây sẽ là câu trả lời dành cho những khu vực khu muốn tuân theo luật chơi của Phương Tây, như Châu Mĩ Latinh, một số vùng Trung Đông, Châu Phi,... để bảo vệ lợi ích của mình.
Nhận thấy được mối đe dọa tiềm tàng thách thức vị trí thống trị của Hoa Kỳ, nhiệm kì của Obama kết thúc với sự thất bại trong chiến thuật siết chặt gọng kìm về phía Nga. Tổng thống Trump ngỡ là phe đối lập nhưng rất logic trong chiến lược tranh cử, "thương chiến Mĩ - Trung" bắt đầu. Bởi nước Mĩ, dẫu ai làm tổng thống đều muốn là siêu cường số 1, và tiêu diệt bất kì đối trọng nào. Nga đã suy yếu, nhưng vẫn chưa gục ngã nhờ sự hậu thuẫn của siêu cường đang lên - Trung Quốc, vì vậy, mục tiêu tiếp theo sẽ là làm suy yếu quốc gia tỉ dân. Ngay lập tức, khi lên nắm quyền, tổng thống Trump đã thay đổi xoành xoạch những thành quả ngoại giao cô lập Nga (vì ông cho rằng, chính quyền Obama đã chọn sai đối thủ, không phải Nga, mà đối thủ của Mĩ là Trung Quốc). Xé bỏ hiệp ước P5+1 với Iran, không gia nhập TPP, thương chiến Trung Quốc, thương chiến Châu Âu (vì ko nghe lời Hoa Kỳ, thương chiến với TQ). Điều này, khiến Châu Âu càng thêm chia rẽ, trong khi lại đẩy Trung Quốc ngày một gần hơn về phía Nga. Cho đến khi Covid-19 là đảo lộn tất cả, Tổng thống Trump mất chức vì đối nội quá kém. Khủng hoảng Covid-19 khiến tất cả các quốc gia phương Tây buộc phải ưu tiên đối nội, giải quyết vấn đề trong nước hơn thay vì dành nguồn lực vươn ra bên ngoài.
Hai là, việc bao vây cấm vận, đồng thời kết hợp liên minh dầu lửa OPEC, thoả thuận hạt nhân Iran P5+1 đã khơi thông các giếng dầu, nhằm hạ giá dầu xuống quanh vùng 20$/1 thùng đã làm Nga điêu đứng. Trước đó, cách mạng màu ở Trung Đông làm rối loạn các nguồn cung dầu, 2011, Gaddafi tại Lybia (đồng minh thân cận của Nga, Gaddafi là du học sinh Liên Xô) bị kéo lê xác trên đường phố, không loại trừ khả năng can thiệp của phương Tây bởi quân nổi dậy, ko thể chiến thắng nhanh chóng lực lượng vũ trang hạng nặng, được đào tạo bài bản của Lybia (áp đặt lệnh cấm bay trên vùng trời Lybia, Nga vắng mặt vì tình hình nội bộ). Trước những áp lực như vậy, thật dễ hiểu OPEC cũng sẽ nghe theo lời hiệu triệu bơm dầu dù lỗ. Năm 2014, ngân sách của nước Nga được hoạch định theo chiến lược giá dầu neo ở 60$/1 thùng, xuất khẩu dầu khí luôn chiếm tỉ trong lớn khoảng 30 - 40 % kim ngạch xuất khẩu của Nga, tình hình Ukraine đột ngột xấu đi, khiến Nga bị động và phải nhanh chóng thực hiện chiến dịch Crimea để bảo vệ quân cảng Sevastopol. Hậu quả nước Nga rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có, bị bao vây cấm vận trên bình diện quốc tế. Điều đáng nói ở đây là, các đồng minh của Nga lần lượt bị rơi rụng, dẫn đến "thân cô, thế cô", không cách nào thoát khỏi vòng kìm kẹp. Tuy nhiên, bằng cuộc chiến giải cứu chính phủ Syria của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đã thể hiện được vai trò của mình tại Trung Đông, khiến cho liên minh dầu lửa thay đổi thái độ (câu chuyện dài, có thời dài mình sẽ đề cập trong một seri khác, nói về dầu lửa), và giá dầu phục hồi. Tình hình bắt đầu ổn định trở lại với Nga.
Có thể nói, chi phối được nguồn cung dầu mỏ, tác động được các quốc gia Trung Đông hay thay đổi lập trường là chìa khoá quyết định cho sự sống còn của kinh tế Nga nếu phát động chiến tranh. Và tại năm 2022, Nga đã làm được điều này, khiến cả thế giới phải điêu đứng. Covid-19 khiến toàn thế giới rơi vào hoàn cảnh ngàn năm chưa từng gặp. Các lệnh phong tỏa diện rộng và nỗi sợ một bệnh dịch chết chóc quét sạch thế giới loài người. Giá dầu âm đến hơn 37$/thùng. Mĩ rối ren một, các quốc gia dựa vào xuất khẩu dầu mỏ để sống thì càng rối ren hơn.
Để ổn định tình hình cung dầu, Nga cùng nhóm OPEC đã ngồi lại với nhau (OPEC+) nhằm giàn xếp cho 1 thỏa thuận cung dầu có kiểm soát, đối phó với khả năng dịch bệnh quay trở lại gây thiệt hại đến toàn ngành dầu mỏ. Trong khi Iran đã bị Mĩ đơn phương xé bỏ thỏa thuận hạt nhân P5+1, tiếp tục cấm Iran bán dầu. Venezuela (thuộc top 10 quốc gia có lượng xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới) bị Hoa Kỳ thừa cơ hội muốn đưa quốc gia này vào tầm kiểm soát của mình đã âm mưu lật đổ chính quyền Maduro đang cầm quyền, cấm không cho Venezuela bán dầu. Vô tình sau Covid-19, Nga mới là nước kiểm soát cung dầu trên bình diện toàn cầu. Nước Nga đã thể hiện mình là quốc gia có uy tín, tôn trọng lợi ích của các bên trong bối cảnh uy tín của chính quyền Trump giảm sút nghiêm trọng và chỉ muốn lợi ích cho nước Mĩ.
Ba là, EU với các quan điểm nội khối là kẻ hở. Quan điểm của nước Đức, rất gắn bó với Nga. Điều này thể hiện qua dựa án đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 (dòng chảy phương Bắc 2) được đi thẳng từ Nga tới Đức mà không qua Ukraine vẫn được tiếp tục dù Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Trong khi các quốc gia khác như Anh, Pháp thì có quan điểm trái chiều. Khủng hoảng nợ công Hi Lạp, và sự kiện Brexit. Tổng thống Pháp Macron lên thay ông Nicolas Sarkozy nổi tiếng thân Nga. Có thể lợi dụng tình hình EU mất thống nhất về lợi ích, để chia rẽ. EU vốn dĩ đã chia rẽ trong rất nhiều vấn đề, từ dòng người tị nạn Trung Đông, khủng hoảng nợ công Hi Lạp, Tây Ban Nha, thương chiến Trung Quốc do Mĩ phát động,... Và năm 2022, chiến tranh Ukraine, dòng người Ukraina tị nạn chạy về phía EU thì sẽ càng làm EU khốn đốn hơn nữa. EU không thống nhất trong quan điểm, và bây giờ, không còn chính trị gia nào đủ uy tín để hàn gắn Châu Âu. Nước Nga sẽ bóp nghẹt châu Âu bằng sự cứng rắn của Putin và dầu khí, nếu EU dám trả đũa Nga trong cuộc chiến Ukraine. Khi lợi ích bị phân hoá, sức mạnh của EU đã giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 đã vắt kiệt xã hội già nua của Tây Âu.
Tây Âu, bị Hoa Kỳ buộc chặt trên chiến xa của mình, theo Mĩ thì dở, mà không theo càng dở hơn. EU buộc phải tham gia thương chiến với Trung Quốc vì Hoa Kỳ, buộc phải từ bỏ lợi ích kinh tế từ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga vì Hoa Kỳ, nhưng nếu không tuân, Hoa Kỳ sẽ trừng phạt họ. Nhưng nếu không có Hoa Kỳ đảm bảo về an ninh, liệu EU có thể đứng vững trước mối đe dọa quân sự từ Nga.
Việc Nga tấn công Ukraine sẽ gia tăng mâu thuẫn nội khối của EU, dòng người tị nạn chiến tranh sẽ trở lại là câu chuyện chia cho quốc gia nào? Đảm bảo an sinh xã hội cho họ trong bối cảnh kinh tế suy yếu sẽ được thực hiện ra sao? Đồng thời nếu không chống Nga quyết liệt, sẽ tạo tiền lệ xấu, rất có thể tương lai, Nga sẽ lại "Tây Tiến" của Quang Dũng. Nhưng nếu chống Nga thì sẽ bị bào mòn về nguồn kinh tế, khiến khối này suy yếu thêm. Lúc này, EU sẽ trở thành con bò sữa để Hoa Kỳ và Trung Quốc vắt (nhập khẩu từ 2 nguồn thay thế). Viễn cảnh tan rã của EU theo tầm nhìn của cố thủ tướng Sigapore vào năm 1997 - Lý Quang Diệu trong cuốn sách - Về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế giới đang rõ ràng hơn bao giờ hết (lúc tôi đọc cuốn sách này năm 2015, tôi nghĩ ông này hơi điên).
Và cuộc tình dang dở Ukraine - Nga có sẽ có thể hàn gắn lại được hay không, khi "kẻ thứ ba" EU đang phải điêu đứng trước sự tấn công mạnh bạo của gấu Nga. "Người yêu cũ" - Ukraine có thể lại yêu chàng Gấu một cách nồng nạn hay chỉ là sự miễn cưỡng bất khả kháng? Liệu anh "gấu" sẽ chinh phục "nàng" Ukraine để một lần nữa, "đôi lứa" sẽ lại cùng sánh đôi, chung lưng đấu cật. Câu trả lời sẽ có ở phần sau của bài viết!