Tình bạn của hai học sinh Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh, Trường THPT Thiệu Sơn 5, Thanh Hóa thật cảm động. Nguyễn Tất Minh bị khuyết tật ở chân và suốt 10 năm qua Ngô Văn Hiếu là người đã cõng bạn tới trường.
Cả Hiếu và Minh cùng quyết tâm thi vào ĐH. Đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua Nguyễn Tất Minh đạt 28,1 điểm đã đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đúng theo mơ ước.
Còn Ngô Văn Hiếu đạt 28,15 điểm không đủ điểm để đỗ ngành Y đa khoa, ngành có điểm chuẩn cao nhất của Trường ĐH Y Hà Nội (28,9 điểm).
Cảm động trước nỗ lực và tấm lòng của cậu học trò xứ Thanh, nhiều người đã đặt câu hỏi có hay chăng một cơ chế đặc biệt để đặc cách cho Ngô Văn Hiếu vào Trường ĐH Y Hà Nội để đôi bạn cùng tiến có thể học chung một thành phố.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết: "Tôi nghĩ Ngô Văn Hiếu là trường hợp rất đặc biệt. Em là người có lòng nhân ái, có trách nhiệm với cộng đồng, là tấm gương tốt đối với các bạn học sinh. Tôi nghĩ em là một trường hợp đặc biệt, đáng được xem xét".
Tuy nhiên hiện nay theo luật quy định, các trường ĐH, CĐ trước khi tuyển sinh phải công khai đề án tuyển sinh. Quy chế tuyển sinh đại học do Bộ GD-ĐT công bố trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia không có quy định xét cho những trường hợp đặc biệt như Ngô Văn Hiếu.
"Chúng tôi được biết em Ngô Văn Hiếu đã trúng tuyển trường khác rồi. Nếu muốn chuyển trường thì cần phải có chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Trường ĐH Y Hà Nội phải tuân thủ quy chế tuyển sinh đại học, nên không thể đặc cách cho thí sinh Ngô Văn Hiếu. Trong trường hợp Bộ GD-ĐT thấy thí sinh này đặc biệt, xứng đáng được đặc cách thì đưa ra chủ trương. Lúc đó nhà trường mới có thể họp bàn về chuyện này", GS.TS Nguyễn Hữu Tú nói.
Nếu có thể tôi muốn nói với bạn Ngô Văn Hiếu rằng cho dù được đặc cách bạn cũng nên từ chối.
0,25 điểm là một khoảng cách rất xa trong thi tuyển.
Nếu chọn bạn, cũng có nghĩa là đánh đổi tính công bằng trong khảo thí và bất công với rất nhiều thí sinh khác. Hơn nữa những người trẻ như bạn nên tập thói quen nói không với sự bất công, cho dù điều đó mang lợi ích đến cho mình.
Hơn 10 năm bước chân nhọc nhằn của bạn làm rung động biết bao trái tim, hãy cố gắng giữ nhân cách ấy, đừng vào đời bằng bước chân đặc cách.
Cũng nên có 1 cơ hội cho cậu ấy lựa chọn. nhưng cái gì dễ đạt được quá cũng không tốt, hồi nhỏ tôi có khiếu học lắm, bạn bè ngưỡng mộ, thầy cô yêu quý và rồi tôi không hứng thú với việc học trên nhà trường, không tiếp tục học đại học( mà cũng vì lúc đó tôi không biết cả những thứ căn bản đáng ra ai cũng phải biết để vào đại học) đến bây giờ thì tôi nghĩ mình muốn giúp đỡ mọi người để không bị như thế nữa.
Tử Cống là đại thương nhân nên thường giao dịch làm ăn với các nước khác. Nước Lỗ có luật rằng: Chỉ cần nhìn thấy người dân nước mình bị bán làm nô lệ ở nước khác là có thể chuộc họ trở về. Tiền chuộc sẽ do quốc gia chi trả.
Trong cuốn “Uyên Giám Loại Hàm” có ghi lại rằng: Một lần nọ Tử Cống chuộc một người về nước. Khi quan phủ trả lại tiền chuộc cho ông thì Tử Cống từ chối không nhận.
Thông thường mọi người sẽ cảm thấy Tử Cống thật cao thượng, không nhận cả tiền chuộc. Nhưng khi Tử Cống đến trước mặt Khổng Tử, Khổng Tử lại phê bình ông: “Tử Cống, con làm như vậy là sai rồi”.
Người nước Lỗ đều rất nghèo. Khi họ đến nước khác nhìn thấy người nước mình, họ sẽ nghĩ rằng: “Giả dụ mình chuộc anh ấy ra, mình lại nhận tiền chuộc, thì dường như thấp hơn Tử Cống một bậc”. Họ sẽ phải suy nghĩ, vì nếu nhận tiền chuộc thì có vẻ như không cao thượng bằng Tử Cống. Nhưng nếu họ không nhận tiền chuộc thì tình hình kinh tế lại rất eo hẹp, kinh tế trong nhà sẽ gặp khó khăn.
Đương nhiên, khi họ cứu người sẽ phải ngần ngại. Như vậy sẽ tạo thành ảnh hưởng không tốt. Ví như nói rằng có 100 người cứu người mà trong số đó chỉ có một người ngần ngại, thì rất có thể sẽ không chuộc người nước mình về.
Vậy nên Khổng Tử mới nói rằng: “Con làm như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt”.
Một hôm khác, Tử Lộ đang đi bộ trên đường thì vừa hay gặp một người sắp chết đuối. Vừa nhìn thấy, Tử Lộ đã lập tức lao người nhảy xuống nước, vớt người đàn ông nọ lên. Người được cứu trong lòng vô cùng cảm kích, bèn tặng cho Tử Lộ con trâu trong nhà mình. Tử Lộ vui vẻ dắt trâu về.
Sau khi biết chuyện, Khổng Tử khen Tử Lộ rằng: “Sau này người nước Lỗ sẽ có rất nhiều người dũng cảm giúp đỡ người khác, cứu vớt sinh mệnh của người khác”.
Bởi lẽ biểu hiện của Tử Lộ có thể khiến mọi người cảm nhận được sâu sắc rằng người hành thiện ắt sẽ được thiện báo.
Thông thường mọi người cảm thấy việc Tử Cống không nhận tiền chuộc có vẻ khá chính xác. Tử Lộ dắt trâu về có vẻ không cao thượng như Tử Cống. Nhưng Khổng Tử quan sát sự vật, không chỉ nhìn kết quả trước mắt, mà còn nhìn vào tầm ảnh hưởng sau này. Ông không chỉ nhìn vào biểu hiện nhất thời mà còn nhìn sâu xa vào tâm ý bên trong. Ông không chỉ nhìn vào một người mà còn nhìn vào sức ảnh hưởng đối với cả thiên hạ.
Chưa nói hành ác thì bị ác báo có thật hay không nhưng hành thiện không được thiện báo thì con người sẽ không hành thiện nữa.
Không nói chuyện đặc quyền đặc cách, nhưng nếu được xét tuyển nhờ làm việc tốt 10 năm thì cũng nên nhận xét tuyển, vì đó là trường bạn muốn và bạn xứng đáng.
Giống như Trung Quốc đang làm hệ thống chấm điểm đạo đức xã hội vậy, điểm đạo đức thấp thì bạn ra đường đi bộ cũng khó còn điểm đạo đức cao thì bạn có thể thoải mái đi máy bay hạng sang miễn phí.
Bạn không nên bắt đầu cuộc sống bằng cái nhìn thô thiển rằng đặc cách là cái gì đó đao to búa lớn, cũng đừng nhìn nó bằng góc nhìn hạn hẹp kiểu đặc quyền này nọ.
Nếu nói về đặc quyền, hãy hỏi tại sao lại xét tuyển những đứa trẻ 12 năm học bạ điểm cao mà chẳng biết nhân cách đạo đức nó ra sao trong khi một xã hội " Trọng đức hơn trọng tài" lại không xét tuyển đạo đức sinh viên.
Xét cho cùng thì người nghèo hay có cái tư duy đặc cách, đặc quyền là xấu, nhưng thực ra chính họ mới cho mình cái quyền cao thượng hơn người khác. Cũng như tâm lý khinh giàu chê sang biến thái của xã hội Việt trong khi căn nguyên của nó lại là tâm lý hám giàu hám sang.
Theo tớ, xét rộng ra thì việc này là thái độ kiêng nể, nghiêng về tình cảm của người Việt Nam. Điều này tạo ra rất nhiều hệ lụy trong xã hội như nâng đỡ người nhà, nể nang, vân vân. Như các dân tộc khác họ rất rạch ròi giữa lý trí và tình cảm, nên xã hội mang được tính công bằng. Ví dụ như trong trường hợp của hai bạn này thì điểm số và việc tốt của bạn ấy ( rất đáng khen, cần lan tỏa) không liên quan đến nhau, và báo trí với mấy ông dân mạng cũng đừng kêu khổ họ họ vì ai nhờ các ông đâu.
Ơ thế cứ làm việc tốt thì phải có gì bù lại à. Ngoài xã hội còn có nhiều người làm những việc hơn cậu Hiếu này làm nhưng họ có ngửa tay xem xã hội có bù lại cái gì không. Và sự thật Hiếu cũng không làm vậy, cậu ấy từ chối và nói thẳng sẽ vào đại học bằng thực lực của mình đây. "Cuối cùng, tại sao lòng tốt lại không đáng được tưởng thưởng, đây không phải chuyện 0.25 điểm, đây là một cái gì đó thể hiện xã hội này tôn trọng lòng tốt. Cái này cũng không biến thành trao đổi thị trường đâu, vì có thành thông lệ đi chăng nữa thì cũng không có ai kiên trì cõng bạn 10 năm để đổi lấy 0.25 điểm đâu." Khi đặc cách bạn ấy vào đại học Y thì đã là trao đổi thị trường rồi, làm gì còn có cái ý nghĩa của lòng tốt. Suy luận cái trên chéo ngoe cái dưới của bạn tôi đọc rồi. Đừng lý luận kiểu quy chụp, mất cái giá trị cốt lõi của lòng tốt ra bạn à. Kết comment tại đây.
Xin lỗi vì đã viết mà có quá nhiều cảm xúc nên không kiểm tra lại. Dẫn đến bạn hiểu là tôi yêu cầu cứ làm việc tốt là phải được thưởng.
_Việc tốt là từ tâm của mỗi người, khi cõng bạn vậy Hiếu cũng chẳng mong gì cả. Nhưng tại sao người bên ngoài lại ngại ngần tưởng thưởng khi phát hiện ra việc tốt như vậy. Cuối cùng thì cho Hiếu một cơ hội lựa chọn xã hội sẽ mất cái gì. Chẳng gì cả. (Cách hợp lí để Hiếu được vào trường tôi đã thử đề xuất). Còn việc Hiếu có nhận cơ hội đó không là lựa chọn của bản thân em ấy.
_Ý bạn là mọi người đồng ý trao cơ hội cho Hiếu đó là trao đổi thị trường.
Nếu bạn hiểu là Hiếu cũng cấp "dịch vụ" cõng bạn đi học và xã hội "Trả" cho Hiếu xuất đặc cách, thì đúng. Bạn hoàn toàn đúng đó là trao đổi thị trường.
Còn tôi thì tâm niệm "Thiện giả thiện lại". Hiếu làm một việc tuyệt vời, nếu có cơ hội thì mình giúp lại Hiếu. Liệu chăng đó không phải là lấy lòng tốt đối đãi với nhau.
_Việc bạn này được đặc cách vào không có nghĩa là lấy đi cơ hội của người khác. Chỉ cần thêm một xuất học bổng danh dự cũng đc (Đại loại vậy). Dạy 200 sinh viên cũng không khác mấy so với dạy 201 sinh viên.
_ Việc cho bạn này vào theo dạng danh dự nào đó là rất tốt với đại học Y Hà Nội, tốt với ngành y về mặt truyền thông. Vì hơn cả giỏi, cái mà một bác sĩ cần nhất là một cái tâm.
_ Con đường để tránh miệng lưỡi dư luận cũng khả thi. Ngành giáo dục không nên can thiệp, vì thi thì phải công bằng. Nhưng ngành Y có thể can thiệp được vì đây là đại học thuộc ngành dọc. Một cơ hội quá tốt để nâng cao khẩu hiệu Y_ ĐỨC.
_Cuối cùng, tại sao lòng tốt lại không đáng được tưởng thưởng, đây không phải chuyện 0.25 điểm, đây là một cái gì đó thể hiện xã hội này tôn trọng lòng tốt. Cái này cũng không biến thành trao đổi thị trường đâu, vì có thành thông lệ đi chăng nữa thì cũng không có ai kiên trì cõng bạn 10 năm để đổi lấy 0.25 điểm đâu.
( À mà, đến luật pháp còn có án lệ, một sự việc đời sống đặc biệt cư xử với nó theo cách đặc biệt cũng được)
Mình đính chính một chút là án lệ không phải là trường hợp đặc cách hay đặc biệt, án lệ là thuật ngữ chỉ nguồn của luật, là các vụ việc đã được xét xử và được đưa lên thành án lệ, theo đó các thẩm phán dựa vào án lệ để xét xử các vụ án có tính chất tương tự
"Cuối cùng, tại sao lòng tốt lại không đáng được tưởng thưởng, đây không phải chuyện 0.25 điểm, đây là một cái gì đó thể hiện xã hội này tôn trọng lòng tốt. Cái này cũng không biến thành trao đổi thị trường đâu, vì có thành thông lệ đi chăng nữa thì cũng không có ai kiên trì cõng bạn 10 năm để đổi lấy 0.25 điểm đâu."
Khi đặc cách bạn ấy vào đại học Y thì đã là trao đổi thị trường rồi, làm gì còn có cái ý nghĩa của lòng tốt. Suy luận cái trên chéo ngoe cái dưới của bạn tôi đọc rồi. Đừng lý luận kiểu quy chụp, mất cái giá trị cốt lõi của lòng tốt ra bạn à. Kết comment tại đây.