Cuộc chiến Nga - Ukraine: Bàn cờ Châu Âu (Hình ành minh hoạ lấy từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/moi-quan-he-nga-ukraine-cang-thang-leo-thang-sau-cac-toan-tinh-cua-my-va-phuong-tay-
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Bàn cờ Châu Âu (Hình ành minh hoạ lấy từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/moi-quan-he-nga-ukraine-cang-thang-leo-thang-sau-cac-toan-tinh-cua-my-va-phuong-tay-
Gần đây, tôi lại nghe rất nhiều tin tức về nước Nga, và cuộc chiến Ukraine. Có những bình luận trái chiều và phải chiều. Tuy vậy, đa phần, bằng cảm nhận của tôi đều chưa thật sự xác đáng. Bằng những hiểu biết cơ bản của tôi, cùng một số thông tin thuần túy tôi có được qua truyền thông, sách vở và kinh nghiệm bản thân cũng mạn phép có đôi lời bình. Bài viết này không vì mục đích gì, chỉ là viết cho khuây khỏa niềm đam mê bàn luận chính trị, vì có đôi lần tôi cũng hoài nghi về những gì mình biết được trên thế giới này.
Năm 2022, chưa bao giờ hoạt động thông tin của con người lại hiệu quả như vậy. Diễn biến về một cuộc chiến được cập nhật hằng ngày, hằng giờ. Các bình luận tràn ngập trên các mặt báo, mạng xã hội và các nền tảng truyền thông. Điều này thật đáng kinh ngạc khi chỉ mới gần tám năm trước, cuộc chiến chống IS tại Syria, cuộc xung đột quy mô và là chiến địa của tất cả các cường quốc lớn hơn cả về quy mô, khốc liệt hơn về sinh mạng rất nhiều lần thì thông tin ít ỏi. Nhưng bản thân tôi, dù có 1 chút kiến thức về lĩnh vực truyền thông cũng hoài nghi về độ xác thực của những thông tin lan truyền này. Những bình luận của dân mạng Việt Nam, những người sinh sống tại nơi cách chiến địa hàng ngàn kilomet âu cũng chỉ mục đích bàn luận vì tình cảm dành cho một nước Nga Liên Bang và Ukraine anh em. Qua cuộc chiến này, ta mới thấy được lòng yêu mến của người dân Việt cho một quốc gia Nga liên bang thật nồng nàn.
Quay trở lại câu chuyện của chúng ta, xung đột Nga – Ukraine có mấy điểm sau cần lưu ý trước khi luận bàn tiếp, bởi vì theo tôi, khi thống nhất được những luận điểm cơ bản trên thì mới có thể đi đến một nhìn nhận mang đủ tính bao hàm và khách quan, ko vì tình cảm hay yêu mến nhiệt thành với ai hoặc chủ thể bất kì, để có thể dự đoán 1 số diễn biến tương lai có căn cứ và hợp lí hơn.

1. Xung đột Ukraine – Nga là xung đột của một trật tự thế giới mới không vững bền.

Kể từ sau chiến tranh lạnh, cấu trúc an ninh của thế giới đã thay đổi rất nhiều. Khi Liên Xô sụp đổ, bàn cờ địa chính trị được vẽ lại theo hướng bóp nghẹt không gia của Nga - người kế vị của Liên Xô. Nhiều chuyên gia cho rằng, kể từ khi khối CNXH do Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới đã chuyển từ 2 cực sang đa cực. Theo tôi, đó là một nhận định nực cười, mang hàm ý ngầm phủ định trật tự 1 cực do Mĩ đứng đầu. Người ta nói nhiều hơn về các cực còn lại, EU, Trung Quốc, BRICS,…. Tôi cho rằng đó là sai lầm cơ bản đầu tiên để bình xét về cuộc chiến này. Từ khi Liên Xô sụp đổ, những quyết sách lớn của thế giới để định hình là cấu trúc an ninh đều mang tính 1 chiều từ Mĩ và đồng minh. Có thể thấy từ cuộc chiến Nam Tư, chống khủng bố, cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan,.. cấm vận Iran. Đó điều là những cuộc chiến đơn phương, sự áp đặt từ một chiều từ phía mĩ và phương tây. Ko có trung gian hòa giải, ko có 1 cực nào cần phải xem xét ngoại trừ hoa kì. Và khi, chỉ có 1 cực quyền lực, các vấn đề giải quyết ko mang đến sự cân bằng, sự hoà hợp giữa các xung lực. Việc chiến tranh sẽ là điều tất yếu.

2. Nước Nga - cường quốc quân sự bị bóp nghẹt. Vì đâu?

Chúng ta phải thừa nhận rằng, 2 nhiệm kì của Boris Yeltsin là 2 nhiệm kì mất mát đối với nước Nga hậu xô viết. Nước nga hiện đại chỉ còn là mớ hoang tàn của một thời kì vàng son những năm sáu mươi của thế kỉ trước. Đâu đó trong thập kỉ đầu tiên trong nhiệm kì của Tổng thống Putin, nước Nga đã trở lại vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên trên bình diện quốc tế, bởi chính sách thân phương Tây của Boris Yeltsin đã mở đường cho viễn cảnh các quốc gia SNG gia nhập NATO và EU, và đâu đó, nước Nga cũng muốn được đối xử bình đẳng như các quốc gia này.
Tuy nhiên, những ai đã từng nghiên cứu lịch sử của Châu Âu đều dễ dàng hiểu rằng,  các nước Tây Âu chưa bao giờ hết đề phòng với gã khổng lồ ở phía đông châu lục. Từ hoà ước Westphalia năm 1648, một văn bản thoả thuận được cho rằng đã khai sinh nên một trật tự thế giới mới. Tây Âu với đặc thù các quốc gia nhỏ, chằng chịt trở nên vô cùng mỏng manh khi so với đế quốc Nga Sa Hoàng. Từ ngày lập quốc cho đến thời điểm hiện tại, Nga là một nước có truyền thống quân sự mạnh mẽ. Chưa có cuộc chiến tranh nào trên bình diện thế giới mà vắng mặt đất nước Nga.
Tây Âu, hay hiện đại là khối EU, luôn xem Nga là một sự đe doạ về sống còn của mình, từ trước, bây giờ và cả sau này. Nếu có thời gian tôi sẽ gửi đến các bạn quá trình hình thành nên những mối hiềm khích, hoặc cũng có thể coi đó là một suy nghĩ hợp lí như vậy. Phương Tây sẽ luôn chống Nga, dù Nga có là 1 quốc gia Tư bản hay Cộng Sản.

3. NATO – hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương. Tồn tại để làm gì?

Một khối liên minh quân sự do Mĩ dẫn đầu thành lập để chống Cộng. Ngay sau đó, để cân bằng tình hình, Liên Xô cũng thành lập một liên minh Warsaw để đối trọng. Câu chuyện sẽ chẳng gì để bàn đến, khi Liên Xô sụp đổ, và tất cả các thành viên thuộc Liên Bang Xô Viết đều tuyên bố mình là quốc gia Tư bản, thừa nhận cách vận hành kinh tế của Tư Bản Chủ Nghĩa. Khối quân sự Warsaw sự đổ, Liên Xô sụp đổ, nước mĩ xem Trung Quốc Cộng Sản là một đối tác quan trọng, vậy lí do để duy trì khối liên minh quân sự Bắc đại Tây Dương này là gì? Khi những tôn chỉ cơ bản để liên minh này tồn tại đã cơ bản hoàn thành.
Rằng NATO liên tục mở về phía đông để làm gì, Nước Nga không muốn duy trì thế đối đầu quân sự bởi mọi tính chất của về thể chế đã thay đổi, bây giờ nước Nga cũng để ngõ khả năng mình sẽ gia nhập NATO! Hãy tưởng tượng. Nga nộp đơn gia nhập NATO. Liệu rằng, phương Tây sẽ chấp thuận như cái cách mà EU hay Mĩ ve vãn Ukraine, hứa hẹn những điều tốt đẹp như vậy hay ko?

4. Ukraina muốn gia nhập EU. Vì điều gì?

Trong 10 năm trở lại đây, EU đã bất ổn hơn bao giờ hết. Làn sóng nhập cư từ các nước Trung Đông tị nạn đã làm chia rẽ quan điểm dân tuý của EU. Gánh nặng an ninh quốc gia, an sinh xã hội của EU là rất nước nếu đồng ý tiếp nhận dân tị nạn từ Trung Đông. Nhưng nếu không chấp nhận, EU đã đi ngược lại với giá trị nhân văn của mình xây dựng, của đường lối tranh cử của các chính trị gia Tây Âu.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ công của Hi Lạp là một đòn giáng mạnh mẽ vào Liên minh này. Nước Anh cho rằng, họ đã viện trợ quá nhiều cho một Liên minh mà trong đó các thành viên chỉ chực ăn tiền viện trợ của họ mà không cố gắng tận dụng thuận lợi để phát triển. Sự kiện Brexit đã diễn ra sau cuộc trưng cầu dân ý của Thủ Tướng Anh David Cameroon. Đó là một hành động nực cười của 1 chính khách tay mơ mà đáng lí ra, cuộc trưng cầu này không bao giờ được tổ chức. Vậy Anh chính thức rời EU ngày 31-1-2020. Đây của là điều lí giải cho hành động đối đầu trực tiếp của Anh với Nga khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra, vì Anh đã ko còn đại diện cho ai, nhưng nếu Đức làm như vậy thì căng thẳng này sẽ mang tính chất khác. Đức nền kinh tế số 1 châu Âu – nhà lãnh đạo không ngai của EU. Và trong khi những nhà lãnh đạo mạnh mẽ của EU đều đã hoàn thành sứ mạng của mình. Châu Âu chưa bao giờ nhớ bà đầm thép Margaret Thatcher và Angela Merkel đến như thế. EU thiếu vắng 1 nhà lãnh đạo đủ uy tín để đứng ra dàn xếp xung đột. Và hơn ai hết, nước Mĩ ở bên kia bán cầu, sẽ chẳng mất mát gì nếu căng thẳng tiếp tục leo thang hơn. Vậy ai sẽ là người bị thiệt nhất bởi chính xung đột Ukraine? Ai là người ve vãn với lời hứa sẽ gia nhập Ukraine vào EU?
Thật là vô tình thì bà Angela Merkel đã về hưu cách đây vài tháng. Có lẽ hơn ai hết, người phụ nữ này hiểu rằng: đã sắp tới 1 thời kì sóng gió cho EU.
Vậy, Ukraine muốn gia nhập EU để làm gì? Với kì vọng một lợi ích kinh tế hay sự đảm về mạnh quân sự trước anh hàng xóm khổng lồ? EU trong thời điểm hiện tại, khi vấn đề của nội khối đã hết sức rối ren, việc kết nạp Ukraine để đối đầu quân sự với Nga? Kết nạp Ukaine để gia tăng ngân sách chi viện cho Ukraine? Câu trả lời của tôi sẽ nằm ở phần 2 của seri bài viết này. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết. Tôi mong rằng các bạn sẽ bình luận ở phía dưới một cách lịch sự, mọi công kích cá nhân hay về chủ thể nào đều không nên diễn ra! Trân trọng.
Đọc thêm Phần 2: