Về nghệ thuật kể chuyện.
Ngày xửa ngày xưa, tại một vùng đất không ai còn nhớ rõ tên nằm đâu đó giữa Ấn Độ và Trung Quốc có một vương quốc được trị vì bởi vị...
Ngày xửa ngày xưa, tại một vùng đất không ai còn nhớ rõ tên nằm đâu đó giữa Ấn Độ và Trung Quốc có một vương quốc được trị vì bởi vị Sultan tên là Shahriyar. Ngài là một đấng quân vương có được niềm tin yêu bởi cả thần dân lẫn sự kính nể đến từ các quốc gia lân bang. Cho đến một ngày nọ ông phát hiện ra mình đã bị hoàng hậu cùng với anh da đen Masoud cắm cho cặp sừng khá bảnh, Shahriyar phát rồ lên và chán nản bỏ đi phượt cùng em trai mình là Schahzenan. Nhưng sau khi vụng trộm với người đàn bà của một tên hung thần, đầu óc ngài bỗng dưng sáng sủa ra và ngài quyết định lên hẳn một kế hoạch trả thù đời. Đầu tiên vừa về đến cung điện ngài ra lệnh chém chết lũ hoang dâm, kế tiếp là đặt ra luật lệ rằng mỗi đêm sẽ cưới một người vợ mới, ngủ với họ và treo cổ vào sáng hôm sau để ngăn không cho những cô gái này cơ hội để phản bội mình. Chứng kiến cảnh tàn khốc ấy, nàng Scheherazade đã lên một kế hoạch khác và xin cha mình cho phép được cưới nhà vua để cảm hóa bad boy này. Cứ mỗi đêm nàng sẽ kể truyện cho nhà vua nghe, nhưng luôn biết cách dừng câu chuyện ở đoạn hấp dẫn mỗi khi trời sáng để nhà vua tò mò muốn nghe nốt truyện vào đêm hôm sau mà không xử tử nàng. Cứ như vậy cả một kho tàng truyện cổ trải dài suốt đúng một nghìn lẻ một đêm Ả-rập huyền ảo cho đến khi nhà vua quá mệt mỏi và quyết định tha chết cho nàng để khỏi phải kéo dài cái trò này nữa. Cuối cùng thì nàng Scheherazade đã cảm hóa được nhà vua cũng như giữ được mạng sống của mình và bao nhiêu cô gái trẻ khác chỉ bằng những câu truyện tuyệt vời. Nhà văn Marxim Gorki đã nhận xét về Nghìn lẻ một đêm như sau:
Trong số các di tích tuyệt diệu của sáng tác truyền khẩu dân gian, các truyện cổ tích của nàng Sheherazade là di tích đồ sộ nhất. Những truyện cổ tích này thể hiện tới mức hoàn hảo kỳ diệu, xu hướng của nhân dân lao động muốn buông mình theo phép nhiệm màu của những ảo giác êm đẹp, thep sự kết hợp phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh vũ bão của trí tưởng tượng hoa mỹ của các dân tộc phương Đông-người A Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ. Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng.
Ngày nay, có một vùng đất ảo mà ai ai cũng biết tên là Youtube, nơi mà ai ai trong số 2 tỉ thần dân của nó cũng có thể trở thành một vị vua. Để đạt được điều đó thì họ phải thi nhau tạo ra những câu chuyện mang dấu ấn của riêng mình, từ nấu một nồi bún siêu to khổng lồ cho đến rán nguyên cục cứt lên ăn thử, từ ném quả trứng xuống đầu bà già cho đến xúi trẻ con theo đuổi đam mê, vv... Không cần biết những câu chuyện của họ có giá trị đến đâu, chỉ cần chúng được càng nhiều thần dân đón nhận thì họ sẽ có cơ hội trở thành chư hầu của đế chế Youtube với phần thưởng là danh tiếng, tiền của và nút vàng nút bạc.
Những câu chuyện đã đóng vai trò rất quan trọng kể từ khi loài người bắt đầu biết tụ tập với nhau. Nhưng có vẻ như chưa bao giờ nhân loại lại khao khát được nghe những câu chuyện cũng như tạo ra những câu chuyện như thời đại này. Mặc dù trước giờ nghệ thuật kể chuyện chưa bao giờ được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó đối với mọi xã hội và nền văn minh, nhưng mọi thứ đã thay đổi hẳn kể từ khi có sự xuất hiện của Internet. Nếu như xưa kia những câu chuyện chỉ được phổ biến trong những cộng đồng vừa và nhỏ, sau đó những chuyện đặc sắc nhất mới được mang theo các nhà buôn băng qua đại dương và sa mạc để trở thành huyền thoại thì ngày nay một câu chuyện vừa xuất hiện ở bán cầu Tây ngay lập tức đã được bán cầu Đông xôn xao bàn tán rồi. Bởi vậy nên nếu được hỏi kỹ năng nào tối quan trọng để trở thành một người thành công, hay ít nhất là một người thú vị, thì bên cạnh những kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, kiên trì nỗ lực… tràn lan trong những sách self-help; tôi sẽ mạnh dạn đưa ra một kỹ năng sống còn nhưng thường bị ngó lơ đó chính là Nghệ thuật kể chuyện.
Cho phép tôi được làm rõ nhận định của bản thân về việc tại sao Nghệ thuật kể chuyện lại quan trọng đến như vậy đối với cá nhân mình.
1. Những câu chuyện kết nối mọi người với nhau
Có lần tôi được một người anh em thiện lành của mình hỏi làm thế nào để mở lời làm quen với người khác dễ dàng được. Đó là một câu hỏi khá hay bởi vì nó khiến cho tôi phải tự nhìn lại mình và người bạn đó xem chúng tôi có những điểm khác nhau nào có thể liên quan đến việc tôi khá dễ kết bạn còn anh ta thì không, mặc dù cả 2 đều khá hướng nội và không thích giao tiếp nhiều. Thứ tôi nhận ra được là tôi khá hóng hớt trong khi anh ta bàng quan với gần như mọi thứ xung quanh, vậy nên tôi có thể dễ dàng thấy được người này là fan của câu lạc bộ bóng đá nào, người kia dùng mùi nước hoa tên gì, người nọ thích nghe những dòng nhạc lạ nào,… Những mối quan hệ của tôi luôn bắt đầu bằng những câu chuyện về sở thích. Mặc dù không phải là dân chuyên ở bất cứ mảng nào nhưng tôi có kiến thức ở mức đủ để nói về bóng đá, nước hoa, rượu, âm nhạc, văn thơ hay ngay cả tư vấn tình cảm mà không bị phô hay sượng. Nhờ đó tôi có thể cởi bỏ rào cản phòng vệ của đối tượng, bởi vì tôi tin rằng những người có cùng sở thích ít nhiều cũng có những giá trị tương đồng trong thế giới quan (hoặc không nhưng con người là loài thích đưa ra nhận xét nhanh chóng nên thường trong vô thức người ta sẽ dễ dàng cảm thấy an toàn với những người cùng chia sẻ với mình một cái gì đó).
Ngày xưa ông bà đã dạy “miếng trầu là đầu câu chuyện”, hay “ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh” ý bảo rằng muốn tránh câu chuyện đi theo chiều hướng không hay thì trước tiên phải cùng nhau thưởng thức chung một cái gì đó đã. Và thứ tôi chọn để bắt đầu câu chuyện chính là sở thích. Mặc dù không hút thuốc nhưng nếu cần tôi sẵn sàng hút thuốc nếu cảm thấy đó là việc nên làm, mặc dù không rượu bia nhưng để bắt chuyện với bạn mới không gì hay bằng có 1 chút men. Chỉ cần có cái để chêm vào những khoảng lặng thì câu chuyện sẽ luôn được kéo dài bất tận và người ta sẽ dễ dàng tìm hiểu về nhau hơn. Nhưng nếu tiếp tục lan man nữa thì nó sẽ chuyển sang chủ đề làm thế nào để kết bạn rồi, vậy nên để chốt ý đầu tiên thì tôi sẽ có lời khuyên là: Hãy tò mò lên, tò mò về mọi thứ nhưng phải biết chọn lọc. Những người tò mò sẽ biết rất nhiều câu chuyện, và khi đã mang trong mình 1 kho chuyện thì việc làm bạn với mọi người sẽ rất dễ dàng bởi vì ai ai cũng đều muốn tìm được đối tượng để chia sẻ những câu chuyện thú vị của mình.
Đọc thêm:
2. Những câu chuyện dễ thuyết phục mọi người hơn lý lẽ
Ngày xưa ở vùng thảo nguyên rộng lớn của châu Phi, khi những người dân làng đang cắm cúi hái lượm thì Uvuvwevwe Onyetenyevwe Ugwemuhwem Osas hớt hơ hớt hải chạy đến la toáng lên “chạy đi mọi người ơi, gần đây có con mèo to lông cổ bờm xờm biết ăn thịt người nguy hiểm lắm”.
Mọi người cười ồ lên không ai tin lời của Uvuvwevwe Onyetenyevwe Ugwemuhwem Osas và đàn sư tử đến quét sạch đám người.
Nhưng câu chuyện sẽ có cái kết đẹp hơn nếu Uvuvwevwe Onyetenyevwe Ugwemuhwem Osas nói rằng: “chạy đi mọi người ơi, thằng Kwazzawazzak Kwaquikkwalaquaz Zzabolazza vừa bị một con mèo to lông cổ bờm xờm ăn thịt mẹ rồi”. Bảo đảm không có một người nào bình tĩnh khi nghe được câu chuyện về sự nguy hiểm của con sư tử cả.
Câu chuyện này dĩ nhiên là của tôi bịa ra cho vui bởi vì tôi thích cợt nhả, nhưng thực tế thì hãy nhìn vào những người da trắng thượng đẳng mà xem. Khi Trung Quốc oằn lưng chống chọi với Covid-19 với hàng tá số liệu chỉ ra sự nguy hiểm của nó thì họ chỉ xem nó như cúm mùa và rằng người Trung Quốc làm quá mọi chuyện lên. Bùm, 1 ngày nọ con virus mò đến và người da trắng bắt đầu phải đếm xác thì họ mới run sợ đến mức phải đưa ra những hành động tương tự như những hành động mà họ đã cười cợt và lên án khi Trung Quốc thực hiện nó.
Những số liệu thống kê không bao giờ thuyết phục được con người, nhưng họ sẽ dễ dàng tin vào những câu chuyện bất kể đúng sai. Bởi vì khi đối mặt với con số họ sẽ hỏi “liệu nó có đúng hay không?” hoặc dễ dàng hơn là bỏ qua luôn vì không đủ năng lực phân tích, nhưng khi đối mặt với 1 câu chuyện thì câu hỏi đó không xuất hiện nhiều nữa. Đối với phần lớn mọi người nếu như một câu chuyện đã được kể ra thì ắt hẳn nó phải có nguồn gốc, và nếu câu chuyện đó đủ thu hút họ thì thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu họ là mong muốn được chia sẻ nó chứ không phải là truy vấn tính thực tế của nó.
Có 1 câu chuyện khác tôi đọc được ở đâu đó xin phép được kể lại, rằng có người cho rằng AI sẽ không bao giờ thay thế được hoàn toàn các y bác sĩ cho dù nó có chẩn đoán với sai sót ít hơn và tiết kiệm thời gian hơn hẳn. Lý do là vì không một bệnh nhân nào muốn nhận thông báo: “Anh đã bị ung thư hạch giai đoạn 5. Xác suất tử vong của anh là 70% trong vòng 5 năm tới”, thay vào đó một người bác sĩ nhẹ nhàng nắm lấy tay họ và kể một câu chuyện: “Mặc dù ung thư nhưng anh đừng quá lo lắng, tôi cũng có 1 vài bệnh nhân tương tự anh nhưng giờ họ vẫn sống vui sống khỏe cả thôi.” sẽ khiến mọi thứ tốt hơn hẳn. Bệnh nhân đó có thể quên những con số thống kê đáng sợ về cái chết kia mà vui vẻ tận hưởng được phần đời còn lại của mình. Những câu chuyện luôn có sức mạnh thuyết phục to lớn hơn thông tin thuần túy.
Những số liệu thống kê không bao giờ thuyết phục được con người, nhưng họ sẽ dễ dàng tin vào những câu chuyện bất kể đúng sai. Bởi vì khi đối mặt với con số họ sẽ hỏi “liệu nó có đúng hay không?” hoặc dễ dàng hơn là bỏ qua luôn vì không đủ năng lực phân tích, nhưng khi đối mặt với 1 câu chuyện thì câu hỏi đó không xuất hiện nhiều nữa. Đối với phần lớn mọi người nếu như một câu chuyện đã được kể ra thì ắt hẳn nó phải có nguồn gốc, và nếu câu chuyện đó đủ thu hút họ thì thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu họ là mong muốn được chia sẻ nó chứ không phải là truy vấn tính thực tế của nó.
Có 1 câu chuyện khác tôi đọc được ở đâu đó xin phép được kể lại, rằng có người cho rằng AI sẽ không bao giờ thay thế được hoàn toàn các y bác sĩ cho dù nó có chẩn đoán với sai sót ít hơn và tiết kiệm thời gian hơn hẳn. Lý do là vì không một bệnh nhân nào muốn nhận thông báo: “Anh đã bị ung thư hạch giai đoạn 5. Xác suất tử vong của anh là 70% trong vòng 5 năm tới”, thay vào đó một người bác sĩ nhẹ nhàng nắm lấy tay họ và kể một câu chuyện: “Mặc dù ung thư nhưng anh đừng quá lo lắng, tôi cũng có 1 vài bệnh nhân tương tự anh nhưng giờ họ vẫn sống vui sống khỏe cả thôi.” sẽ khiến mọi thứ tốt hơn hẳn. Bệnh nhân đó có thể quên những con số thống kê đáng sợ về cái chết kia mà vui vẻ tận hưởng được phần đời còn lại của mình. Những câu chuyện luôn có sức mạnh thuyết phục to lớn hơn thông tin thuần túy.
3. Những câu chuyện có thể che giấu thông điệp thật sự
Bạn có bao giờ chạy xe trên đường giữa một trưa hè gắt gỏng và chợt nhận ra mình thèm một lon Coke ướp lạnh đến phát điên lên mặc dù không phải là một fan cuồng của loại đồ uống này không? Tôi thì có, và lúc đó tôi nhận ra rằng mình đã là nạn nhân của Coca Cola rồi.
Đó là vì hình ảnh lon Coca luôn xuất hiện trong các quảng cáo về những bữa tiệc mùa hè, ướt đẫm, đẫy đìa, khiêu khích. Mặt trời thì chói chang rồi một anh đẹp trai sáu múi vừa lướt sóng vừa bật lon coca cái tách xì bụp rồi nốc ừng ực ra điều khoái trá lắm. Xa xa là các cô ẻm nóng bỏng nhìn theo ngưỡng mộ, trên tay mỗi người là một chai Coca ướp lạnh ngon như trái nho mùa xuân. Cuối quảng cáo chỉ là dòng chữ Coca Cola hiện ra rồi hết. Có thể trí nhớ của tôi không chính xác lắm nhưng đại khái là như vậy. Coca Cola không giới thiệu rằng họ có mùi vị tuyệt vời thế nào, công thức bí mật ra sao, hay giá cả rất là phải chăng; không, họ chỉ đơn giản là kể lại những câu chuyện phởn vãi đái trong đó các nhân vật luôn tươi cười phớ lớ trong khi tay cầm một chai Coca. Vậy nên những người đã lỡ xem các quảng cáo này rồi sẽ tự động gắn liền Coca Cola với sự mát mẻ vui tươi của ngày hè, và khi mà họ thèm muốn được tận hưởng cảm giác đó thì thứ đầu tiên họ nghĩ đến và có thể tiếp cận được đó chính là một lon Coca Cola ướp lạnh lành lanh.
Đó là vì hình ảnh lon Coca luôn xuất hiện trong các quảng cáo về những bữa tiệc mùa hè, ướt đẫm, đẫy đìa, khiêu khích. Mặt trời thì chói chang rồi một anh đẹp trai sáu múi vừa lướt sóng vừa bật lon coca cái tách xì bụp rồi nốc ừng ực ra điều khoái trá lắm. Xa xa là các cô ẻm nóng bỏng nhìn theo ngưỡng mộ, trên tay mỗi người là một chai Coca ướp lạnh ngon như trái nho mùa xuân. Cuối quảng cáo chỉ là dòng chữ Coca Cola hiện ra rồi hết. Có thể trí nhớ của tôi không chính xác lắm nhưng đại khái là như vậy. Coca Cola không giới thiệu rằng họ có mùi vị tuyệt vời thế nào, công thức bí mật ra sao, hay giá cả rất là phải chăng; không, họ chỉ đơn giản là kể lại những câu chuyện phởn vãi đái trong đó các nhân vật luôn tươi cười phớ lớ trong khi tay cầm một chai Coca. Vậy nên những người đã lỡ xem các quảng cáo này rồi sẽ tự động gắn liền Coca Cola với sự mát mẻ vui tươi của ngày hè, và khi mà họ thèm muốn được tận hưởng cảm giác đó thì thứ đầu tiên họ nghĩ đến và có thể tiếp cận được đó chính là một lon Coca Cola ướp lạnh lành lanh.
Những nhà quảng cáo đại tài luôn luôn biến mọi thông điệp thành câu chuyện. Họ duyên lắm. Không phải là những lời sỗ sàng kiểu như “Trung tâm công nghệ hóa màu vừa cho ra đời một sản phẩm keo dính chuột không độc hại với môi trường…” đâu, mà đó sẽ là những câu chuyện như đứa con trai hạnh phúc hít hà mùi áo mới giặt hay người mẹ già vui tươi phấn khởi sau khi uống sữa bổ sung can-xi. Có nghĩa là thay vì “hãy mua sản phẩm này vì nó có công dụng abcxyz”, nó sẽ trở thành “hãy mua sản phẩm này vì những người khác đã sử dụng nó đều cảm thấy hạnh phúc”. Một lần nữa sự phát triển của công nghệ lại đóng vai trò quan trọng khi đưa ngành quảng cáo marketing lên một tầm cao mới, cho các chuyên gia trong lĩnh vực này đầy đủ những công cụ cần và đủ để thỏa sức trình diễn kỹ năng kể chuyện của mình. Lợi ích hay bất cập đối với xã hội này là một vấn đề khá dài khác mà tôi không tiện nêu ra ở bài viết này nhưng rõ ràng là những câu chuyện cùng với công cụ truyền tin hiệu quả mà rơi vào tay những bậc thầy kể chuyện thì đó ắt hẳn sẽ là một sự thăng hoa.
4. Những câu chuyện có thể tiết lộ về người kể chuyện
Ở buổi phỏng vấn gần nhất của mình, khi được yêu cầu trình bày portfolio, lựa chọn của tôi không phải là dẫn dắt sếp Nakamura xem lại từ đầu tới cuối các sản phẩm của mình. Chắc chắn ông đã xem kỹ trước khi báo HR gọi điện thoại cho tôi, và tôi chỉ có 10 phút để thể hiện bản thân vậy nên tôi đã đưa ra quyết định khác. Chọn ra 2 dự án tâm huyết nhất và tả lại rằng tôi đã làm nó như thế nào, có những khó khăn nào, điều gì làm tôi thấy hứng thú và mong muốn đem vào trong dự án đó, cũng như là những khó khăn gì đã xảy ra và tôi cùng đồng đội vượt qua nó ra sao. Tôi muốn ông biết rằng ngoài việc là một người làm công ăn lương chỉ nhắm đến mục tiêu cuối cùng là một bản thiết kế tốt để xong việc và nhận tiền, tôi còn là một kiến trúc sư – con người với nhiều động lực và trăn trở khác xoay quanh thứ mà mình dùng để kiếm cơm. Dĩ nhiên là chém gió không ít rồi, nhưng có vẻ nó khá hiệu quả. Ba ngày sau khi phỏng vấn tôi nhận được Offer Letter, một tuần sau tôi đi làm.
Ở ngoài tôi cũng có thú vui quan sát và chiêm nghiệm về người khác qua những chuyện kể của họ, cách thức họ kể chuyện cũng như đề tài những câu chuyện luôn luôn thể hiện được phần nhiều về con người của họ. Điều này dễ thấy nhất bên các bàn nhậu, đấy là lý do mặc dù không thích sinh tố lúa mạch nhưng tôi vẫn thường dành ra những khoảng thời gian quý báu để uống với những người mình thực sự muốn hiểu thêm về. Tôi dùng bàn nhậu để xếp bạn bè vào những nhóm như: thích nói về gái gú ăn chơi, thích nói về ước mơ khởi nghiệp, thích nói về xã hội chính trị, thích nói về triết lý tư tưởng… Xin đừng hiểu sai ý tôi, tôi không xem nhóm nào là ưu việt hơn nhóm nào, tôi chỉ dùng nó để xác định ra nếu muốn đi uống một chút thì sẽ lựa chọn ai để phù hợp với tâm trạng và những trăn trở mà thôi. Bởi vì nếu tôi đã muốn đi uống cùng họ thì có nghĩa là họ ở ngang hoặc hơn tầm của tôi cả rồi và tôi thì sẽ không bao giờ đánh giá những người tôi cho là hơn mình, đó là nguyên tắc.
Tôi từng có một cuộc tranh luận rằng liệu những gì xuất hiện trên facebook của một người có thực sự thể hiện bản chất của họ hay không? Tôi thực sự muốn nghe ý kiến và những câu chuyện của bạn.
Ở ngoài tôi cũng có thú vui quan sát và chiêm nghiệm về người khác qua những chuyện kể của họ, cách thức họ kể chuyện cũng như đề tài những câu chuyện luôn luôn thể hiện được phần nhiều về con người của họ. Điều này dễ thấy nhất bên các bàn nhậu, đấy là lý do mặc dù không thích sinh tố lúa mạch nhưng tôi vẫn thường dành ra những khoảng thời gian quý báu để uống với những người mình thực sự muốn hiểu thêm về. Tôi dùng bàn nhậu để xếp bạn bè vào những nhóm như: thích nói về gái gú ăn chơi, thích nói về ước mơ khởi nghiệp, thích nói về xã hội chính trị, thích nói về triết lý tư tưởng… Xin đừng hiểu sai ý tôi, tôi không xem nhóm nào là ưu việt hơn nhóm nào, tôi chỉ dùng nó để xác định ra nếu muốn đi uống một chút thì sẽ lựa chọn ai để phù hợp với tâm trạng và những trăn trở mà thôi. Bởi vì nếu tôi đã muốn đi uống cùng họ thì có nghĩa là họ ở ngang hoặc hơn tầm của tôi cả rồi và tôi thì sẽ không bao giờ đánh giá những người tôi cho là hơn mình, đó là nguyên tắc.
Tôi từng có một cuộc tranh luận rằng liệu những gì xuất hiện trên facebook của một người có thực sự thể hiện bản chất của họ hay không? Tôi thực sự muốn nghe ý kiến và những câu chuyện của bạn.
Cuối cùng thì, từ khi tôi nhận ra tầm quan trọng của nghệ thuật kể chuyện thời còn đi học thiết kế concept với các đàn anh trong nghề đến giờ đã gần 6 năm. Trong khoảng thời gian đó tôi đã dần lấy lại được sự ham mê tò mò với cuộc sống, tôi khao khát được nghe thêm nhiều những câu chuyện hay và chia sẻ nó cho người khác để thế giới xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng nhận ra rằng thế giới này đang ngày càng nhiều người muốn kể chuyện nhưng lại ngày càng thiếu đi những người biết cách kể chuyện đúng nghĩa. Như lời Oscar Wilde, mọi nghệ thuật đều là vô dụng (all art is quite useless). Những câu chuyện cũng vậy, phải chăng chúng chỉ nên tồn tại như là những đóa hoa, hoàn toàn vô dụng và xuất hiện để hướng người thưởng thức đến với chân-thiện-mỹ chứ tuyệt không nên bị gán cho mục đích nào đó hoặc đem đi trục lợi. Khi đã hướng đến mục đích khác ngoài kể chuyện thì để giữ cho bản thân cùng những câu chuyện không bị méo mó đi, thực rất khó.
(3284 chữ)
Sài Gòn, 28/3/2020
(3284 chữ)
Sài Gòn, 28/3/2020
Đọc thêm:
Phân Tích 22 Quy Tắc Kể Chuyện Của Pixar. (1)
Ảnh: Pixabay. I. Giới Thiệu Năm 2011 một đồng nghiệp cũ của tôi ở Pixar, Emma Coats, đã tweet hàng loạt các cách kể chuyện...spiderum.com
Ảnh: Pixabay. I. Giới Thiệu Năm 2011 một đồng nghiệp cũ của tôi ở Pixar, Emma Coats, đã tweet hàng loạt các cách kể chuyện...spiderum.com
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất