VUA HÙNG CÓ THẬT KHÔNG?
Trước giờ chúng ta đều có những hiểu biết nhất định về thời đại các Vua Hùng nhưng vì mặc định đó là những câu chuyện hoang đường do...
Trước giờ chúng ta đều có những hiểu biết nhất định về thời đại các Vua Hùng nhưng vì mặc định đó là những câu chuyện hoang đường do người đời sau dựng lên để giải thích hoặc các hiện tượng tự nhiên hoặc các sự tích, điển cố mà không nhận biết được rằng phía đằng sau đó là cả một thế giới rất hệ thống, huyền ảo, và chi tiết.
Thời đại Văn Lang có thật không?
Câu hỏi đầu tiên xuất hiện khi tìm hiểu về các vua Hùng đó chính là “Thời đại Văn Lang có thật không?”
Trước hết, cho tới thời điểm hiện tại có thể khẳng định Văn Lang là một giai đoạn có thật trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, những chi tiết về thời đại này có thật tới mức nào thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu, sau đó chính các bạn có thể tự chọn cho mình những câu chuyện thú vị nhất.
Rất khó có thể đưa ra những thông tin, số liệu, dẫn chứng chính xác và thuyết phục về thời đại Văn Lang cũng như các Vua Hùng.
Thứ nhất, vì kỳ thực trước 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta có ký tự riêng hay không vẫn là một ẩn số, có những công trình nghiên cứu nhưng chưa có kết quả được công nhận rộng rãi. Không có chữ viết đồng nghĩa với việc không có sách vở ghi chép lại lịch sử.
Thứ hai, chính sách đồng hóa của người Hán cực kì mạnh bạo, đặc biệt là giai đoạn năm 43 sau khi Mã Viện đánh bại được quân đội của Hai Bà Trưng và thế kỷ thứ XV khi nhà Minh xâm lược nước ta, mọi dấu tích văn hóa bản địa đều bị chúng tìm cách tiêu hủy.
Đồng thời, các chính sách tuyên truyền Nho giáo, đẩy mạnh vai trò của sử Hán, tất cả những dấu tích còn lại là không nhiều, những câu chuyện truyền miệng có quá nhiều dị bản và đa phần mang màu sắc huyền ảo khiến cho việc khẳng định sự hiện diện của một nhà nước Văn Lang và các Vua Hùng không hề dễ dàng.
Cuốn lịch sử Việt Nam lâu đời nhất được tìm thấy là Đại Việt Sử Lược hay còn được gọi là Việt Sử Lược được một tác giả thời Trần viết bằng chữ Hán vào khoảng năm 1372 có chép “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN) ở bộ Gia Ninh (nay là Phú Thọ) có người lạ dùng ảo thuật áp chế được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặc hiệu nước ta là Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dung lối kết nút, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.”
Cuốn Việt Sử Lược dù cho là lâu đời nhất cũng đã cách thời đại Hùng Vương hơn một thiên niên kỷ, thật sự quá khó để xác định thật giả. Trong những trường hợp như này, những bộ sử Trung Quốc cho chúng ta cái nhìn có phần khách quan và đáng tin hơn. Bộ Nam Việt Chí của Thẩm Hoài Viễn (Trung Quốc) viết năm 453-456 có chép: “Giao Chỉ rất màu mỡ, ngày xưa có Quân trưởng gọi là Hùng Vương, giúp việc là Hùng Hầu. Về sau Thục Vương đem ba vạn quân đánh, tiêu diệt Hùng Vương.”
Cùng với đó là những tài liệu văn học dân gian, thông tin về khảo cổ – địa lý – lịch sử,… đã được phát hiện, chúng ta có thể khẳng định một thời đại Văn Lang là có thật.
Bài liên quan:
Các Vua Hùng là ai?
Người Việt vẫn luôn tự hào nòi giống Rồng Tiên, con Lạc cháu Hồng, lấy mùng 10/3 Âm Lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên, mặc dù với những dữ kiện ở trên, có thể tạm khẳng định sự tồn tại của Văn Lang, còn câu hỏi về danh tính của các Vua Hùng thì dường như sẽ mãi mãi không tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Vì không thể khẳng định nên vấn đề ở đây chỉ còn lại là các bạn có tin hay không hay đúng hơn là các bạn có muốn tin mình là con Rồng cháu Tiên hay không mà thôi.
Nếu bạn đã từng tự cười khi sách lịch sử hồi phổ thông chép lại rằng thời đại Hùng Vương kéo dài hơn 2000 năm nhưng chỉ có 18 đời thì các bạn cũng đã tìm được đến đúng địa chỉ.
Theo một số nguồn Ngọc Phả, giai đoạn này kéo dài 2622 năm, nếu chia cho 18 đời vua thì trung bình mỗi đời vua Hùng trị vì 145 năm, tuổi thọ mỗi vị tầm 200-300 tuổi. Trong đó có thể kể đến một số nhân vật nổi bật như Lạc Long Quân (tức Hùng Hiền Vương) có thời gian trị vì dài nhất đến 400 năm, tuổi thọ của ngài là 506 hay Hùng Chiêu Vương – chính là chàng hoàng tử Lang Liêu của sự tích Bánh chưng, Bánh dày chúng ta biết là vị vua có tuổi thọ cao nhất lên tới 692 tuổi với 60 vợ, 23 con trai và 36 con gái. Đối với thời đại mà theo tính toán tuổi thọ của người Việt Nam chỉ khoảng 20-30 thì những con số trên quả thực quá hoang đường.
Vì hoang đường quá nên có những giả thuyết được đặt ra là con số 18 không phải 18 vị vua mà là 18 ngành vua, mỗi ngành gồm trên dưới chục vị, tổng cộng khoảng 180 đời vua. Nếu như vậy thì thời gian trị vì của mỗi vị vua khoảng 15 năm. Như thế này đã có vẻ đáng tin hơn rồi nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó.
Thực chất việc xác định thời đại Hùng Vương kéo dài hơn 2000 năm chỉ là truyền thuyết. Theo những bằng chứng khảo cổ học tìm được thì sớm nhất thời đại Hùng Vương và nhà nước Văn Lang chỉ được tìm thấy từ thế kỉ thứ VII TCN, rất trùng khớp với câu chuyện sứ thần Việt Thường Thị sang cống nạp cho Trang Vương nhà Chu của lịch sử Trung Quốc. Nếu lấy đó làm thời điểm bắt đầu của 18 đời Hùng Vương thì mỗi vị cai trị khoảng hơn 20 năm. Như thế này dường như là đáng tin nhất, hợp lý nhất, khoa học nhất.
Nhưng không hề!
Con số 18 vốn cũng không hề đáng tin cậy, khi mà ở các nước Á Đông số 9 và các bội số của nó như con số 18 đều là biểu tượng của may mắn, phát đạt.
Tạm chấp nhận các vua Hùng có tất cả 18 đời như trong truyền thuyết, câu hỏi tiếp theo sẽ là họ là những ai? Trong khuôn khổ các bài viết này, nhóm sẽ dựa theo thông tin của Ngọc Phả Hùng Vương thời Trần làm dẫn chứng.
Theo đó, 18 đời Hùng Vương được tính từ Kinh Dương Vương mặc dù Hùng Lân Vương (con trai cả của Lạc Long Quân) – Hùng Vương thứ 3 mới là vị vua đầu tiên nghĩ ra danh xưng này sau đó truy tôn bố và ông nội làm quốc tổ.
Theo nhiều nguồn khác nhau, danh sách 18 đời Hùng Vương bao gồm:
1. Kinh Dương Vương (húy Lộc Tục)
2. Hùng Hiền Vương – Lạc Long Quân (húy Sùng Lãm)
3. Hùng Lân Vương
4. Hùng Diệp Vương
5. Hùng Hi Vương
6. Hùng Huy Vương
7. Hùng Chiêu Vương (Lang Liêu)
8. Hùng Vĩ Vương
9. Hùng Định Vương
10. Hùng Hy Vương
11. Hùng Trịnh Vương
12. Hùng Vũ Vương
13. Hùng Việt Vương
14. Hùng Anh Vương
15. Hùng Triệu Vương
16. Hùng Tạo Vương
17. Hùng Nghi Vương
18. Hùng Duệ Vương
1. Kinh Dương Vương (húy Lộc Tục)
2. Hùng Hiền Vương – Lạc Long Quân (húy Sùng Lãm)
3. Hùng Lân Vương
4. Hùng Diệp Vương
5. Hùng Hi Vương
6. Hùng Huy Vương
7. Hùng Chiêu Vương (Lang Liêu)
8. Hùng Vĩ Vương
9. Hùng Định Vương
10. Hùng Hy Vương
11. Hùng Trịnh Vương
12. Hùng Vũ Vương
13. Hùng Việt Vương
14. Hùng Anh Vương
15. Hùng Triệu Vương
16. Hùng Tạo Vương
17. Hùng Nghi Vương
18. Hùng Duệ Vương
Vì đến cả con số 18 cũng không có dẫn chứng xác minh nên kéo theo 18 cái tên kể trên không có gì kiểm chứng cả. Hơn nữa, đến thời Triệu Đà, nước ta mới thực sự có tiếp biến văn hóa mạnh mẽ với chữ Hán nên nhiều khả năng đây là chỉ là những cái tên người đời sau sáng tạo ra để củng cố niềm tin của dân chúng vào câu chuyện Rồng-Tiên. Cũng có rất nhiều dị bản khác nhau về tên hiệu của các vua Hùng. Ngay cả chữ Hùng cũng bị xếp vào diện tình nghi đã bị Hán hóa. Nhiều giả thuyết cho rằng ban đầu có thể là âm “cun” trong tiếng Mường chỉ người con trưởng ngành hay âm “khun” trong ngữ hệ Mon-Khmer và Thái có nghĩa là người cầm đầu, tù trưởng, quý tộc…; những âm này sau khi các nhà sử học Nho gia đã lấy chữ Hùng trong tiếng Hán để ghi âm lại danh xưng này.
Đến đây thì câu hỏi Vua Hùng có thật không đối với mình không còn quan trọng vì câu chuyện này vốn dĩ đã đủ hay ho.
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất