Tư tưởng Khắc kỷ của Seneca đã được thể hiện như thế nào khi ông đối diện với cái chết?
Sau một vụ đảo chính bạo chúa Nero bất thành, Seneca bị kết tội mưu phản và được ra lệnh phải tự sát thay vì xử tử, vì ông đã từng...
Sau một vụ đảo chính bạo chúa Nero bất thành, Seneca bị kết tội mưu phản và được ra lệnh phải tự sát thay vì xử tử, vì ông đã từng là người thầy và người cố vấn của Nero. Seneca đã chấp nhận bản án ấy và vợ của ông chọn cách tự sát cùng chồng.
Ta có thể đặt ra một câu hỏi là: Seneca đã nghĩ gì, và chuẩn bị gì cho cái chết của mình? Liệu cái chết của ông có làm sáng rõ được tư tưởng Khắc kỷ mà triết gia đã theo đuổi cả đời?
Trong bức thư số sáu mươi mốt của Seneca gửi Lucilius có tên “Chuẩn bị cho cái chết”, ông đã viết thế này:
“...Lúc luống tuổi, tôi quan tâm việc sống sao cho tốt; nhưng khi đã già, tôi lại quan tâm liệu mình có thể bình thản ra đi hay không. Nhưng bình thản ra đi là sẵn sàng ra đi. Vậy nên, bạn của tôi, hãy cố gắng không bao giờ làm điều gì trái với ý nguyện của mình. Một việc sẽ trở thành cưỡng ép nếu bạn cứ chống đối, nhưng nếu bạn hướng mình đi theo nó thì sẽ không còn là cưỡng ép nữa. Đây là điều tôi muốn nói: ai vui vẻ chấp nhận mệnh lệnh sẽ tránh được cay đắng khi phải quy phục – phải làm những thứ trái với ý mình. Phải làm việc ngược lại ý nguyện của bản thân là thứ khiến người ta đau khổ chứ không phải tuân lệnh. Vậy nên, ta hãy kiểm soát tâm trí theo cách đón nhận bất cứ hoàn cảnh nào, như thể chúng đều đúng ý ta muốn – và đặc biệt, hãy nghĩ về cái chết của chúng ta mà chẳng gợn lòng…”
Cái chết của mỗi người là một mệnh lệnh cuối cùng của tự nhiên dành cho mình. Nếu bạn muốn ra đi một cách thanh thản, thì đừng sợ chết, đừng níu kéo cuộc sống quá nhiều. Bởi vì mệnh lệnh của tự nhiên là một thứ mà người ta không thể chống lại, không thể chối bỏ; càng cưỡng cầu được sống bao nhiêu, chúng ta càng khó ra đi thanh thản bấy nhiêu. Cách duy nhất để một người đối xử với cái chết là bình thản đón nhận nó như ý nguyện của chính bản thân mình, bởi vì nếu ý nguyện của bản thân là được chết, thì chúng ta sẽ không còn đau khổ khi đối mặt với cái chết.
Ông cho rằng cuộc đời một người như thủy thủ giong buồm ra khơi. Như Virgil viết: "đất liền và những thành phố dần chìm xuống";* và nó cũng tương tự như tình cảnh của chúng ta trên cuộc hải trình của đời mình với dòng thời gian ngắn ngủi. Đầu tiên, ta bỏ lại thời thơ ấu, rồi tuổi trẻ, rồi trung niên, rồi đến những năm tháng đẹp nhất của tuổi già… Có người thủy thủ bị kìm lại bởi những cơn gió nhẹ, trở nên chán chường với sự bình bình tẻ nhạt; người thủy thủ khác thì bị cuốn đi bởi những trận cuồng phong không thể kiểm soát… Đời cuốn phăng một vài người đến bến bờ mà tất cả chúng ta đều phải tới, bất kể ta có cố gắng trì hoãn đến mức nào; với một số người khác, đời đưa cái chết đến với họ một cách từ từ và tự nhiên.
Seneca đã chọn cách tự sát bằng rạch động mạch lớn ở chân, vợ ông cũng như vậy. Khi nói về việc tự chấm dứt cuộc sống với Lucilius, ông đã viết như thế này:
“Nếu tôi sẵn sàng khởi hành ra khơi, tôi sẽ chọn một con tàu; nếu tôi sẵn sàng chuyển đến nơi nào đó, tôi sẽ chọn một ngôi nhà; giống như vậy, nếu tôi chuẩn bị chết, tôi sẽ chọn cách chết của riêng mình. Bên cạnh đó, kéo dài thời gian không khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, cũng không khiến cái chết trở nên tệ hơn… Hãy để một người chọn cái chết theo cách anh ta muốn. Dù anh ta chọn kiếm hay dây thừng hay thuốc độc, cứ để anh ta tự định đoạt và chấm dứt mối ràng buộc nô lệ. Cuộc đời của một người nên thoả mãn không chỉ với bản thân mà với cả những người khác; nhưng cái chết của người ấy chỉ cần thỏa mãn bản thân họ. Tốt nhất là được chết theo ý nguyện.”
Có lẽ khi biết rõ bản án dành cho mình, Seneca không cố tìm cách kéo dài thời gian sống, không ngăn mình tìm đến cái chết, bởi vì chỉ có cái chết mới giải thoát được ông khỏi xiềng xích nô lệ, không chỉ là nô lệ với người ban cho mình án tử, mà còn là nô lệ với chính cuộc sống đang đi dần đến hồi kết. Tâm trí của người Khắc kỷ không chỉ rèn luyện bình thản đối mặt với đau khổ, nghèo đói,... mà trên hết thảy là dũng cảm đối mặt với cái chết.
Hai vợ chồng Seneca tìm đến cái chết, nhưng mọi thứ không đến nhanh như họ tưởng. Vì tuổi già và chế độ ăn uống khắc khổ, Seneca chảy ra rất ít máu, sau đó ông đã tự cắt cả cổ tay và cổ chân mình. Vì không muốn nhìn thấy phu nhân của mình đau đớn vì những vết thương trong khi chứng kiến chồng mình tự sát, Seneca đã yêu cầu người hầu gái mang vợ đi chỗ khác. Vì chảy máu đến chết mất quá nhiều thời gian, ông đã nhờ một trong những người bạn của mình chuẩn bị thuốc độc. Nhưng ngay cả thuốc độc cũng không khiến Seneca chết nhanh hơn.
Với hy vọng chấm dứt nhanh sự đau đớn và làm cho máu chảy nhanh hơn, Seneca đã ngâm mình vào bồn tắm nước nóng. Có lẽ ở đây ông đã học theo Cato, khi mũi dao đâm không đủ tự kết liễu, ông đã dùng chính tay mình để rút nốt chút hơi thở còn lại.
Tư tưởng Khắc kỷ của Seneca thể hiện rõ ràng khi ông chọn cái chết để đến với tự do, bởi vì nếu chúng ta sống mà không thể có tự do, thì ta có thể tự do chọn cách chết của mình. Quan điểm của Chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. Và để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất của bản thân và thế giới xung quanh.

Chủ nghĩa Khắc kỷ được khai sinh với sứ mệnh trui rèn bản lĩnh và tinh thần của con người trước những áp lực và khổ đau trong cuộc sống. Stoicism khái quát 4 phẩm cách mà con người nên tuân theo trong mọi hoàn cảnh: trí tuệ (wisdom), chính trực (integrity), công bằng (justice), và can đảm (courage). Đây sẽ là 4 phẩm cách mà bạn phải đối chiếu, khi tìm lý do cho mỗi hành động của mình.
Như đã nhắc đến nhiều lần ở trên, Seneca đề cập tới cái chết và tự sát trong những bức thư mà ông gửi cho Lucilius. Các bức thư của Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ sau này đã được hậu thế tập hợp lại, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.
Ông lựa chọn sử dụng một định dạng mới là những bức thư cho văn bản triết học này vì thấy đặc biệt phù hợp với tài năng của mình. Đọc Seneca không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện sự tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
Các tác phẩm của ông chứa đầy những ví dụ sống động, những ẩn dụ ấn tượng, những câu nói hay và những hiệu ứng âm thanh dứt khoát. Ông biết cách thay đổi giọng điệu, từ cuộc trò chuyện bình thường đến lời cổ vũ mạnh mẽ và sự lên án quyết liệt. Với lối viết tài hoa, tác phẩm của ông được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý.
Bạn có thể tìm đọc và đặt mua sách tại: https://b.link/SP-WEB-SHOP

Mong rằng bộ sách này sẽ giúp bạn tìm được "sự bình thản trong tâm hồn"!

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Đoản Tăng
Chúc mừng team Spiderum 🎉
- Báo cáo

Đoản Tăng
[Đã xóa]

Truê 

Câu chuyện cái chết của Seneca li kì ghê. Cảm ơn team sách đã hoàn thành một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Chủ nghĩa Khắc kỷ
- Báo cáo
400_900
Cho mình hỏi trường phái Khắc kỷ là văn hóa tư tưởng của team Spiderum à?
- Báo cáo

IamSuSu
@400_900 không bạn
- Báo cáo