Lời tựa: 
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.   
                                         
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.   

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.     
                                              
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Đây là bức tượng được cho là giống Seneca ngoài đời nhất. Trông giống mình phết :v

Bức thư số 45

Bạn thân mến!
Bạn phàn nàn về số sách ít ỏi được cung cấp ở chỗ bạn. Bạn nên nhớ vấn đề không phải là có được bao nhiêu cuốn sách, mà là chất lượng của chúng. Đọc rộng chỉ như một thú vui, phải là đọc có chọn lọc mới cho ta những điều giá trị. Nếu một người muốn đi đến đích, anh ta nên theo một con đường, thay vì cứ luôn rẽ hết hướng này sang hướng khác. Vì khi ấy là ta đang dạo chơi, thay vì di chuyển có chủ đích của mình.
"Tôi hy vọng bạn có thể vui lòng mà bỏ qua những lời dạy bảo", bạn nói, "và gửi sách cho tôi được không?". Tôi sẽ gửi chúng cho bạn, tất cả sách tôi có; thậm chí, tôi đã sẵn sàng để 'quét sạch kho sách' vì bạn (hồi ấy đến sách còn hiếm nên mình đoán chắc chưa có thư viện, nên dịch ở đây là kho sách dù nghe hơi ngang). Tôi thậm chí sẽ gửi bản thân mình cho bạn nếu có thể. Nếu đó không phải vì mong nguyện của tôi là bạn sẽ sớm được chấp nhận từ bỏ vị trí của mình ở đó, tôi sẽ quyết tâm di chuyển, ngay cả khi đã ở tuổi này. Ngay cả Scylla và Charybdis, những eo biển nguy hiểm đến nỗi khó có thể tưởng tượng nổi, cũng không thể làm tôi sợ hãi. Tôi sẽ không chỉ vượt qua chúng; tôi thậm chí sẽ bơi qua, nếu điều đó có nghĩa là tôi có thể gặp lại bạn, và được thấy tận mắt sự vững vàng của tâm trí bạn (sau thời gian rèn luyện).
Nhưng với yêu cầu của bạn rằng tôi gửi sách của chính tôi, tôi không nghĩ bản thân mình lại học thức đến vậy, cũng giống như một người không nghĩ mình đẹp trai chỉ vì được xin chân dung. Tôi nhận ra đó không phải là đánh giá khách quan của bạn mà chỉ vì sự thân thiết giữa hai ta - hoặc ngay cả nếu đó là một đánh giá, nó cũng đã bị thiên vị. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, hãy đọc chúng như những cuốn sách khác, tức là nắm được rằng tác giả không biết mà vẫn chỉ trên con đường đi tìm chân lý - nhưng là một người rất kiên tâm trên con đường ấy. Vì tôi không chịu sự sai khiến của bất cứ ai, cũng không đứng dưới bất cứ cái tên vĩ đại nào. Tôi đặt niềm tin vào lời dạy của họ (những con người vĩ đại), nhưng tôi cũng đủ bản lĩnh để đưa ra tiếng nói của chính mình. Vì ngay cả những người vĩ đại nhất cũng để lại cho chúng ta rất nhiều câu hỏi, chứ không chỉ câu trả lời.
Có lẽ họ đã có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ấy nếu họ không bị vướng vào những thứ thừa thãi không cần thiết. Một lượng lớn thời gian của họ dành cho việc tranh biện, uốn nắn câu chữ, những thứ vô nghĩa chẳng có lợi ích gì cho tâm trí. Họ tự tạo ra vấn đề cho họ, sử dụng từ ngữ với nhiều nghĩa không rõ ràng, rồi lại diễn giải chúng. Thực sự chúng ta có nhiều thời gian đến thế? Liệu chúng ta đã thực sự biết cách sống - biết cách đối mặt với cái chết? Chúng ta thậm chí còn cần phải khẩn trương hơn nữa, dồn toàn bộ tâm trí mình tới mức mà không thứ gì, chứ đừng nói từ ngữ, có thể đánh lừa và làm ta sa ngã.
Tại sao bạn lại hướng tôi đến những sự khác biệt về ngữ nghĩa trong cùng 1 từ, những từ ngữ mà không ai thấy phân vân chỉ trừ trong chính những cuộc tranh biện ấy? Không, không phải từ ngữ, mà là cuộc đời mới khiến ta bối rối, hãy chú ý đến nó. Ta thường trân trọng những thứ không tốt thay vì những thứ tốt đẹp; lúc ta chọn thứ này, nhưng lúc khác ta chọn thứ hoàn toàn đối lập với nó; mục đích và động cơ của ta cứ mãi trái ngược

Nịnh nọt được nhìn nhận như thể tình bạn thật sự, thậm chí không những chỉ giống mà còn hơn cả tình bạn, khi người ta chìm đắm trong những lời có cánh, hướng tai mình đến chúng và để trái tim mình chạy theo chúng, cảm thấy sung sướng với chính thứ khiến họ lầm lạc. Hãy dạy tôi làm thế nào để phân biệt được hai thứ tình cảm ấy! Kẻ thù tiếp cận tôi như một người bạn cùng những lời ngợi khen giả tạo, những thói xấu cứ xâm nhập từng chút từng chút một vào cuộc sống và rồi được tôn vinh như phẩm cách: sự liều lĩnh ngu ngốc được choàng lên cái danh dũng cảm; sự hèn nhát được gọi là biết tiến biết lùi; và sự rụt rè bỗng trở thành thận trọng. Bạn thấy không, còn biết bao hiểm họa xung quanh ta: hãy cho tôi lời khuyên, để tôi có thể tập trung - nhìn rõ chúng, phòng tránh chúng!

Nhưng cái người mà bạn đang hỏi "liệu ông ta có sừng hay không?" không quá ngu ngốc đến nỗi tự nghi ngờ cảm giác của mình rằng chúng có thật. Ông ta cũng không đần độn đến nỗi không biết ông ta có chúng hay không, mà chỉ có bạn, với những ngón biện luận, chứng minh cho ông ta như thế (Tam đoạn luận nổi tiếng giữa những người hùng/tranh biện thời bấy giờ: (1) Thứ bạn chưa mất, bạn vẫn có. (2) Nhưng bạn chưa mất sừng => (3) Vậy nên bạn có sừng). Đó chỉ là những trò tiểu xảo vô hại, cũng giống như mấy chiếc cốc và quân xúc sắc của mấy người làm trò, những thứ khiến ta thấy thú vị vì dễ bị lừa. Điều tương tự cũng có thể được nói cho mấy cái thuật tranh biện, như từ ngữ phải được dùng thế nào? Chúng không thực sự làm hại những người không hiểu, nhưng cũng chẳng giúp gì được cho những người hiểu.
Nếu bạn thực sự muốn đi sâu vào sự khác biệt ngữ nghĩa, hãy giải thích cho tôi điều này: rằng người hạnh phúc thực sự không phải là người mà những kẻ bình thường cho là hạnh phúc, cũng không phải là người có rất nhiều tiền bạc, mà là người biết rõ mọi điều tốt đều nằm trong tâm trí anh ta. Anh ta ngay thẳng và cao thượng, sẵn sàng coi thường những thứ gây ngạc nhiên hoặc thèm muốn, và sẽ không bao giờ đánh đổi bản thân mình để có được chúng. Anh ta đánh giá người khác chỉ duy nhất bởi những thứ khiến người ấy là một con người (ý chỉ tâm trí và hành động). Anh ta coi tự nhiên là thầy của mình, sống thuận theo những qui luật của nó, và chấp nhận những điều nó mang lại. Những thứ tốt đẹp của anh ta thì không ai hay thế lực nào có thể lấy đi, và bất cứ thứ gì xấu xa hay hoàn cảnh bất lợi, anh ta cũng có thể chuyển hóa thành tốt đẹp. Anh ta chắc chắn trong nhận định của mình, không thể bị suy chuyển, không nao núng. Có những sức mạnh có thể khiến anh ta phải di chuyển và thay đổi vị trí của mình, nhưng không thể làm anh ta xao động. Ngay cả những cú đòn nặng nhất và sắc nhất của vận mệnh hay thần may mắn cũng không thể làm tổn thương anh ta, vì anh ta chỉ cảm thấy như bị châm đốt, và điều đó cũng hiếm khi. Còn những thứ vũ khí khác được ném tới làm hại con người, sẽ chỉ bật lại mà không bao giờ động được đến những thứ tốt đẹp bên trong anh ta, như những hạt mưa đá rơi trên mái nhà, bật ra và tan chảy mà không thể động đến những thứ bên trong.
Tại sao bạn chiếm thời gian của tôi với thứ mà chính bạn cũng gọi là "Một sự dối trá khó hiểu", thứ bao nhiêu cuốn sách đã viết về? Hãy nhìn xem: cả cuộc đời tôi là một trò đùa, hãy bác bẻ lại đi! Hãy biến cái sai của nó thành điều đúng đắn, nếu bạn thông minh nhanh trí. Những thứ thừa thãi thì lại được coi như thiết yếu, và ngay cả những thứ không phải là thừa thãi thì thực ra cũng không có ảnh hưởng gì khi chúng ta quan tâm đến hạnh phúc đích thực của sự tồn tại.
Bởi vì sự thật là: một thứ cần thiết chưa chắc đã là một thứ tốt đẹp. Nếu không, ta đã làm mất giá trị của chữ tốt đẹp, nếu ta gắn nó cho những thứ như bánh mỳ, cháo, và những thứ thiết yếu khác mà ta không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tức là những thứ tốt đẹp thì chắc chắn cần thiết, nhưng những thứ cần thiết thì chưa chắc đã tốt đẹp. Vì, thực tế có những thứ cần thiết nhưng lại ở mức rất thấp về giá trị. Nhưng không ai lại đãng trí đến mức hạ những thứ thực sự tốt đẹp xuống ngang bằng với những thứ nhu yếu phẩm hàng ngày.
Vậy, không lẽ bạn vẫn không chuyển hướng những cố gắng của mình? Hãy cho thấy quá nhiều thời gian đã bị lãng phí vào những thứ vô ích, rằng rất nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội sống khi chạy theo những thứ không đáng trong cuộc đời. Quan sát từng người một trong số họ, rồi nghiên cứu cả đám đông, và bạn sẽ thấy bất cứ ai cũng sống cho ngày mai.
"Có điều gì xấu trong việc ấy?", bạn hỏi. Có, rất nhiều là đằng khác. Vì họ không thực sự sống, họ chỉ chuẩn bị sống mà thôi. Mọi thứ bị trì hoãn. Ngay cả khi chúng ta toàn tâm toàn ý, đời cũng sẽ trôi đi rất nhanh (và vô cùng khó kiểm soát), còn như thực tại, ta tiếp tục trì hoãn việc sống cho ra sống, và đời ta trôi qua như thể nó thuộc về một ai đó khác. Dù đời ta chỉ kết thúc vào ngày cuối cùng, nó mất đi một cách đáng tiếc mỗi ngày.
Nhưng thôi, thư cũng dài rồi. Vậy nên tôi sẽ trì hoãn vấn đề với những thói tranh biện đầy trí trá thủ đoạn ấy. Có hứng thú với logic là một chuyện, nhưng coi logic là thứ đáng quan tâm duy nhất thì ...!
Tạm biệt! 
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You complain that there is an undersupply of books where you are. What matters is not how many you have but how good they are. Varied reading gives pleasure; selective reading does real good. If a person wants to reach his destination, he should follow just one road, not wander around over many. What you are doing is traipsing around, not journeying.
2 “I wish you’d skip the advice,” you say, “and just send the books!” I will send them, as many as I have; indeed, I am ready to “sweep out the barn” for you. I’d send myself over to you if I could. If it weren’t for my hope that you will soon obtain leave to conclude your duties there, I would resolve on travel, elderly as I am. Even Scylla and Charybdis, the fabled straits, would not frighten me away.* I would not only cross them; I’d swim them, if it meant that I could embrace you again, and see for myself how much your mind has grown.
3 But as for your request that I send you my books, I don’t think myself a cultured person on that account, any more than I would think myself handsome just because you had asked for my portrait. I realize it’s not a judgment on your part but a matter of aff ection—or if a judgment is implied, it is a judgment swayed by aff ection. 4 Still, such as they are, read them as the books of one who does not know the truth but is still seeking it—and who is obdurate in the seeking. For I am nobody’s freedman; I bear no one’s name but my own.* I have great faith in the opinions of the great, but I make some claim for my own views as well. For even those great ones left us with questions, not answers.
Perhaps they would have found such answers as are needed if they had not also inquired into superfl uities. 5 A great deal of their time was spent on verbal chicanery, riddling disputes that exercise the intellect to no avail. We tie knots; we knit ambiguous meanings into our words, and then we unravel them again.* Do we really have that much time? Do we know already how to live—how to die? We should hasten with all our mind to that point where it is the deceits of circumstance we have to look out for, not just deceitful words.
6 Why are you drawing distinctions for me between homonymous terms, terms that no one ever fi nds confusing except during the disputation itself? It is life that confuses us: draw your distinctions there! We embrace bad things rather than good; we choose one thing and then the opposite; our aims and intentions are all in confl ict with one another. 7 Flattery looks very much like friendship, indeed not only resembles it but actually wins out against it. A person drinks it in with eager ears and takes it deeply to heart, delighted by the very qualities that make it dangerous. Teach me to make distinctions there! A charming enemy comes to me as a friend; faults creep in
calling themselves virtues; temerity cloaks itself with the name of courage; cowardice gets called moderation; and timidity passes itself off as caution. Th ese are the perils that surround us: give us some pointers on these!
8 But that person you are asking “whether he has horns”* is not so stupid as to feel his forehead for them! Nor is he such an idiot that he wouldn’t know he had them unless you, with your fancy syllogism, convinced him of it! Th ose are just harmless tricks. Th ey are like conjurors’ shells and pebbles, which I fi nd enjoyable just because I get fooled by them. Th e same can be said of those “riddles”—what better word can I use for sophismata?—they don’t harm those who don’t understand them, and they don’t help those who do.
9 If you really want to draw distinctions among terms, explain to us the following: that the happy person is not the one ordinary people call happy, not the one who has been showered with money, but rather the one whose every good resides in the mind. That one is upright and exalted; he spurns underfoot the objects of wonder; he would not trade his life for any other that he sees. He assesses a person only by that part which makes him a human being. He takes nature for his teacher, regulates his life by nature’s laws, lives as nature has directed. His goods are those no power can strip away; whatever is bad, he turns to good. He is sure in judgment, unshaken, undismayed. There are forces that move him, but none that alarm him. The sharpest, deadliest blows that fortune can infl ict do not wound him: he feels but a sting, and that rarely. As for those other darts that assail the human race, those bounce off him like hail hitting a roof, that rattles and then melts without hurting the one inside. 
10 Why do you occupy my time with what even you call “the Lying Puzzle,” about which so many books have been written?* Look here: my whole life is a lie; refute that! Turn its falsehood into truth, if you are so clever! It counts as necessities things that are merely superfluous, and even those that are not superfl uous do not have any intrinsic significance as concerns a blessed and happy existence.
For the fact that something is necessary does not immediately make it a good. Otherwise we debase the good, if we apply that name to bread, and porridge, and the other things without which life cannot be sustained. 11 That which is good is by the same token necessary; that which is necessary is not by the same token a good, since, in fact, some things are necessary and yet very low on the scale of value. But no one is so oblivious to worth as to demote what is
truly good to mere day-to-day utility.
12 Well, then! Will you not redirect your efforts? Show us that much time is wasted pursuing what is superfl uous, that many people miss out on life by going after life’s equipment. Observe individuals, and study people in general, and you will fi nd every one of us living for tomorrow.
13 “Is there any harm in that?” you say. Yes, endless harm. For they are not living; they are only about to live. Everything is deferred. Even if we were paying attention, life would slip by us; as it is, we put off living, and our lives race past us as if they belonged to someone else—ending on the last day, yet lost to us every day.
But I don’t want to exceed the proper length of a letter, which ought not to fill up the left hand of the reader.* So I’ll put off for another day this quarrel I have with the excessively subtle dialecticians. It’s one thing to have an interest in logic, quite another when they make logic their sole concern.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: