Lời tựa: 
                       
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.  
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.      
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 42

Bạn thân mến!
Ông ta đã thuyết phục được bạn rằng ổng là một người thông thái phải không? Nhưng hãy đối mặt với sự thật, không thể có chuyện một người thông thái có thể xuất hiện trở lại trong cuộc sống và được nhận ra sớm như thế.
Bạn có thể hiểu dạng người thông thái mà tôi nói tới: một người thuộc hàng thứ hai, vì những người thuộc nhóm đầu tiên (cao nhất) chỉ xuất hiện tầm 500 năm 1 lần, như một hình mẫu đặc biệt. Cũng đâu có gì khiến ta phải ngạc nhiên với điều đó: những thứ vĩ đại cần thời gian để tạo thành. Những thứ tầm thường thì được tạo ra thường xuyên, nhưng những thứ đặc biệt thì hiếm, và chỉ được tạo ra để ta hiểu điều đó là có thể, để từ đó có thêm động lực mà cố gắng mà thôi.
Nhưng người bạn mà bạn đề cập đến thì còn lâu mới đến được tầm cỡ mà ông ta tự nhận. Nếu ông ta thực sự biết thế nào là một người thông thái, ông ta chắc đã không tự nhận mình như thế - thực ra, có lẽ ông ta còn thất vọng vì sẽ không bao giờ có thể đạt đến mức độ ấy.
"Nhưng ông ta khinh thường những kẻ xấu xa". Đúng, và ngay chính những kẻ xấu xa cũng tự khinh thường chúng. Những việc xấu có một sự trừng phạt vô cùng khắc nghiệt: bản thân chủ thể tự bất mãn với chính nó, và những người thân cùng bạn bè của nó.
“Nhưng ông ta thù ghét những người lạm dụng quyền lực làm điều sai trái, vì không ai làm gì được họ”. Đúng, và khi ông ta có được những quyền lực ấy, ông ta chắc cũng sẽ làm tương tự họ. Bạn phải biết rằng rất nhiều người không để lộ những thói xấu của họ chỉ vì họ không có đủ điều kiện để phơi bày chúng: khi họ được trao quyền lực, họ sẽ hành động càn rỡ không khác gì những người đang thực sự nắm quyền. Họ chỉ thiếu những điều kiện để phơi bày toàn bộ những thói xấu của mình. Ngay cả những con rắn độc nhất cũng trở thành vô hại trong tiết lạnh, khi mà nọc độc của chúng bị đông. Nó (nọc độc) vẫn ở đó, nhưng không thể được dùng. Tương tự như thế, nhiều kẻ tàn bạo, tham vọng, hay bê tha trụy lạc không để lộ những thói xấu đó chỉ bởi số mệnh không mỉm cười mà ban cho chúng những điều kiện chúng cần mà thôi. Thử cho chúng những điều kiện ấy (quyền lực, tiền bạc), và bạn sẽ thấy, chúng cũng chả khác gì mấy kẻ tồi tệ đang bị chúng bêu riếu.
Bạn có nhớ lần kể với tôi rằng bạn có một kẻ dưới quyền (mà bạn rất kỳ vọng), và tôi nói anh ta không kiên định - chỉ như con chim đậu lại một chút rồi sẽ bay đi, và bạn đang trói anh ta không phải ở chân mà ở cánh? Tôi sai rồi: bạn chỉ trói anh ta ở những ngọn lông, thứ mà anh ta để lại trên tay bạn khi đã bay đi mất. Bạn biết trò gì anh ta đã diễn với bạn, những mánh khóe mà cuối cùng lại chỉ lừa được chính anh ta? Anh ta không nhận ra rằng bằng cách làm hại người khác anh ta đang làm hại chính mình, rằng những thứ mà anh ta đang theo đuổi là không đáng. Nhưng ngay cả nếu chúng có giá trị, chúng cũng sẽ kéo anh ta chìm xuống mà thôi.

Đó thực sự là điều ta cần ghi nhớ. Những thứ mà chúng ta thường cạnh tranh, dành rất nhiều thời gian và sức lực để có được - thường đem lại cho ta không một chút lợi ích, thậm chí nhiều khi là thiệt hại. Có những thứ là không cần thiết, những thứ khác không đáng công sức và nỗ lực của ta, nhưng chúng ta không nhận ra từ đầu. Ta thường nghĩ nhiều thứ là miễn phí, trong khi thực chất cái giá của chúng là rất cao. Đây là thứ khiến sự ngu ngốc của chúng ta hiển lộ: ta chỉ xem giá trị của mọi thứ nếu chúng được đong đếm bằng tiền bạc. Những thứ ta coi là miễn phí thực ra là những thứ ta phải trả bằng những giá trị cốt lõi của mình. Những thứ mà ta sẽ không chấp nhận trả nếu phải từ bỏ nhà cửa, đất đai, ta lại chấp nhận chúng với cái giá là sự lo âu, những nguy hiểm - hay việc mất đi tự do, danh dự, thời gian của mình. Bạn thấy không, chúng ta đối xử với bản thân như thể nó không đáng giá bằng bất cứ thứ gì trên đời.

Vậy, hãy hành động trong mọi hoàn cảnh và quyết định như ta sẽ làm trên thương trường, khi mà người bán đang có thứ mà ta muốn có - hãy hỏi giá của chúng. Thường nếu xét kỹ bạn sẽ thấy những thứ bạn được miễn phí, thực ra giá của chúng lại rất cao. Tôi có thể chỉ cho bạn rất nhiều thứ mọi người sở hữu mà họ phải trả bằng tự do ngay giây phút họ lấy được chúng. Nếu những thứ đó không thuộc về họ, họ có toàn quyền kiểm soát bản thân mình.
Vậy nên hãy nghĩ kỹ, không chỉ khi bạn kiếm được thứ gì, mà ngay cả khi bạn mất đi thứ gì đó.
"Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa". Không, nhưng cũng chỉ tình cờ bạn có được nó; bạn sẽ sống tốt khi không có nó như trước khi bạn có nó. Nếu bạn đã có nó trong một thời gian dài, bạn mất nó sau khi bạn đã "được hưởng" nó đủ lâu; nếu không, bạn mất nó trước khi nó trở nên quá quen thuộc thân thương với bạn.
"Bạn sẽ không có nhiều tiền". Không, và bạn sẽ không có rất nhiều vấn đề đi cùng với nó.
"Bạn không có đủ tầm ảnh hưởng". Và bạn sẽ không làm gợi lên những hằn thù đố kỵ.
Cân nhắc tất cả những thứ thường khiến ta xao nhãng - những thứ ta nghĩ ta sẽ khóc ròng nếu mất đi - và bạn sẽ thấy: không phải sự mất mát, mà chính cách suy nghĩ của ta về sự mất mát mới là vấn đề. Không ai thực sự cảm thấy họ bị mất mát, nhưng chính tâm trí họ lại nói cho họ điều ấy (ý chỉ mất mát những thứ bên ngoài, thì thực sự bạn không thể cảm nhận về cơ thể được).

Khi một người có thể làm chủ bản thân mình, không gì có thể được gọi là mất mát với anh ta. Nhưng những người như thế rất hiếm gặp trên đời.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 He’s convinced you already, has he, that he is a good man? In point of fact, it is not possible for a good man either to come into being or to be recognized in such a short time.
You realize what sort of good man I mean in the present context: one of the second rank, for that other one is born perhaps once every five hundred years, like the phoenix.* And it is not surprising that what is great should be produced at long intervals. Chance turns out the ordinary versions, the ones born into the crowd, with great frequency; but what is exceptional is rare, and that itself is a recommendation.
2 But the person to whom you refer is still very far from what he professes to be. If he knew what a good man is, he would not believe himself to be one yet—indeed, he might despair of ever becoming one.
“But he despises the wicked!” Yes, and so do even the wicked themselves. Wrongdoing has no harsher penalty than this: one offends oneself, and also one’s family and friends.
3 “But he hates all those who use great power capriciously, through lack of power over themselves.” Yes, and when he has that power himself, he will do just the same. Th ere are many whose faults go undetected only because they are ineff ectual: when these grow confident of their strength, they will act no less audaciously than those whose fortunes have already given them opportunity. They lack only the resources to display the full extent of their iniquity. 4 Even a poisonous snake is safe to handle in cold weather, when it is sluggish. Its venom is still there, but inactive. In the same way, there are many people whose cruelty, ambition, or self-indulgence fails to match the most outrageous cases only by the grace of fortune. Just give them the power to do what they want, and you will see: they want the same things as others do. 
5 Do you remember when you told me you had a certain person in your power, and I said he was fi ckle and prone to fl ee, and that you had him not by the foot but by the wing? I was wrong: it was only by a feather, and now he has escaped, leaving it behind. You know what tricks he later played on you—what twists and turns that in the end fooled no one but himself. He didn’t see that he was moving rapidly through other people’s perils toward his own. He didn’t realize that the objects he was pursuing were superfluous—and that even if they weren’t, they would still weigh him down.
6 This indeed is a point we should keep in view. Those things we compete for—the things to which we devote so much effort—offer us either no advantage, or greater disadvantage. Some are superfluities; others are not worth the trouble, but we don’t realize it. We think things come for free, when in fact their price is very steep. 7 Here is what makes our idiocy quite plain: we think the only things we pay for are those we spend our money on. Th e things we call free are those on which we spend our very selves. Things we wouldn’t be willing to pay for if it meant giving up our house for them, or some pleasant or productive estate, we are quite ready to obtain at the cost of anxiety, of danger, of losing our freedom, our decency, our time. You see, we treat ourselves as if we were more worthless than anything else.
8 So let’s act in all situations and all our decisions as we do in the marketplace when a vendor has something we eagerly desire—let’s ask how much it’s going for. Often the price is very high even if you get it for nothing. I can show you many possessions that have cost us our liberty in the moment we acquired them. If those things did not belong to us, we would belong to ourselves.
9 So think it over—and not only when you acquire something but when you lose something too. “You’ll never see that again.” No, but it was only by chance that you got it; you will live without it as easily as you did before. If you had it a long time, you are losing it after you have had enough of it; if not, you are losing it before you get used to it. 
“You won’t have as much money.” No, and you won’t have as much trouble either.
10 “You won’t have as much infl uence.” And neither will you incur as much resentment.
Take stock of all those things that drive us to distraction—those things we cry° the hardest to lose—and you’ll see: it’s not deprivation that troubles us but the thought of deprivation. One thinks a loss has occurred, but no one really feels that loss.
Once a person possesses himself, then nothing is ever lost to him. But those who have managed that are few and far between!
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: