Trận TRÂN CHÂU CẢNG (1941): Ý tưởng từ Taranto và quyết định hủy diệt toàn bộ....
Mỗi hành động quân sự đều có hai khía cạnh, dù ít hay nhiều, đó là chiến thuật và chiến lược. Ngắn hạn và dài hạn. Trân Châu Cảng là...
Mỗi hành động quân sự đều có hai khía cạnh, dù ít hay nhiều, đó là chiến thuật và chiến lược. Ngắn hạn và dài hạn. Trân Châu Cảng là một thắng lợi cách biệt về chiến thuật tác chiến, nhưng về chiến lược thì đây là một thảm họa. Quân Nhật sẽ phải dấn thân vào một cuộc chiến mà họ không bao giờ thắng nổi.
Ý tưởng ban đầu và khó khăn
Mùa xuân năm 1940, đô đốc Yamamoto từng nghĩ đến khả năng về một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng khi quan sát hạm đội không-hải quân của mình điều khiển diễn tập phóng ngư lôi trên không. Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên ý tưởng này phát sinh, Nhật và cả người Mỹ từng nhiều lần giả định nó nhưng họ nản lòng vì 2 bài toán khó trước khi lên kế hoạch:
Dường như khả năng để một tàu hàng không mẫu hạm to lớn có thể đến được đây rồi đưa máy bay tiêm kích tấn công mà không bị phát hiện gần như là tiệm cận 0.
Cảng ở đây quá cạn vì vậy ngư lôi có thể nổ ngay trước khi chạm tới mục tiêu và trở nên vô hại.
Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 11 năm 1940, các máy bay phóng ngư lôi của người Anh càng quét qua cảng Taranto của Ý, với 21 máy bay phóng ngư lôi cũ kĩ hai bộ cánh, xuất phát từ không mẫu hạm Illustrious gây bất ngờ khi phá nát một tàu chiến cũ và một tuần dương hạm, buộc tàu của người Ý phải rời khỏi Taranto để đi về phía tây nước này, giảm nguy hiểm cho các tàu bè của nước Anh. Yamamoto đã để ý về độ nông 2 vùng cảng và thấy nó rất tương đồng.
Sự chuẩn bị và trận chiến bắt đầu
Với những kĩ năng lái máy bay thiện nghệ, phi công Anh đảm bảo tính chính xác khi ngư lôi chạm mặt nước tại Taranto mà không đụng phải đáy cảng. Làm việc với chiến thuật gia không quân hàng đầu của Nhật, trung tá Minoru Genda, và chỉ huy trưởng Phi đội 1, Mitsou Fuchida, Yamamoto đã dự liệu những cách thức hoàn hảo trong 1 năm, trong đó có những nghiên cứu tấn công ngư lôi trong nước cạn kĩ càng. Vì ngư lôi kiểu cũ khi được phóng xuống nước thì chìm gần 30 mét trước khi trồi lên và chạy tới mục tiêu nên các kĩ sư Nhật Bản đã sửa chữa và thay cánh của nó lại bằng gỗ, làm giảm rất nhiều khả năng lặn nước cho phù hợp với độ sâu trung bình 15 mét của Trân Châu Cảng. Họ còn cài đặt lại cơ chế khai hỏa sao cho ngư lôi phát nổ ở một khoảng cách ngắn hơn, vì một cuộc tấn công bằng ngư lôi trong không gian chật hẹp của Trân Châu Cảng đòi hỏi những khoảng chạy ngắn hơn bình thường rất nhiều. Về sau những tính năng vật lý này chính thức tạo ra một trận đánh kinh hoàng, táo bạo nhất thế chiến thứ II.
Trong khi đó, về mặt ngoại giao, Tokyo đã không thông báo cho đại sứ của mình tại Washington biết về quyết định trên, mà vẫn ra lệnh cho đại sứ tiếp tục đàm phán. Trong khi đó, 1 kido butai ( attackers) gồm 2 hàng không mẫu hạm lớn, 2 cái khác nhỏ hơn, vài tàu chiến được sửa chữa lại, 2 tuần dương hạm, hệ thống chống phá hoại cùng mới 8 tàu hỗ trợ dưới sự chỉ huy trực tiếp của đô đốc Chuichi Nagumo, xuất phát từ căn cứ hải quân Kure và tập kết tại Etorofu thuộc nhóm đảo Kurile vào ngày 22 tháng 11. 6 giờ sáng ngày 26 tháng 11, hạm đội xuất phát tiến công Trân Châu Cảng.
Lực lượng tấn công âm thầm thâm nhập và giữ im lặng trên vô tuyến nghiêm ngặt cùng với vài tin nhắn lừa bịp đã đánh lạc hướng người Mỹ, dường như không một tướng lĩnh nào của quân đội Hoa Kỳ tưởng tượng ra được tình huống trên. Hơn nữa không một cơ quan tình báo hải quân nào của Mỹ sẽ xuất hiện một trận đánh chớp nhoáng từ người Nhật ở Marshall, quần đảo do Nhật kiểm soát rất gần với Hawaii. Thực ra đô đốc hải quân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Husband E.Kimmel có tính đến khả năng này nhưng những bất lợi của cảng khiến ông đặt nghi vấn không thể xảy được (bài học Taranto người Mỹ không học được) và dù sao thì nếu có người Nhật cũng sẽ đánh lên Philippines, chứ không phải Hawaii.
Về diễn biến thì các bạn có thể tìm đọc rất nhiều nguồn, vì nó quá chi tiết nên không thể viết ra đây...
+ Những quyết định sai lầm trong lịch sử, Wikipedia, phim Attack on Pearl Harbor, Hồ sơ tuyệt mật,...
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Tr%C3%A2n_Ch%C3%A2u_C%E1%BA%A3ng
https://www.youtube.com/watch?v=u5Fwt589sjo
Mình chỉ xin lấy một vài nhận xét về hậu quả của cuộc tấn công: Một mặt nó không làm người Mỹ cúi đầu sợ hãi, mà nó khiến họ điên lên. Trong bức thông điệp về chiến tranh nổi tiếng của mình, tổng thống Roosevelt gọi nó là "sức mạnh chính đáng". Cả nước đã đoàn kết lại và đồng lòng đòi báo thù Nhật Bản bằng một chiến thắng tuyệt đối.
Chính Yamamoto đã dự đoán trước thảm họa sắp tới
"Tôi cảm thấy rằng tất cả những gì chúng ta đã làm là đánh thức một gã khổng lồ đang ngủ và khiến cho gã có một quyết định khủng khiếp". (7/12/1941).
Mặt khác, cuộc tấn công nhìn bề ngoài có vẻ như một đòn giáng chí mạng vào người Mỹ với gần 300 máy bay bị phá hủy, hư hại, vài tàu tuần dương và khu trục chỉ còn là mảnh vụn, mấy ngàn lính và dân thường chết, bị thương trong khi Nhật chỉ mất cùng lắm là 30 máy bay tiêm kích cộng với hơn 10 tàu ngầm lớn nhỏ. Tuy nhiên, khi nhìn lại, còn cả đống không mẫu hạm Mỹ không xuất hiện trong khoảnh khắc đó, và quan trọng hơn, một xưởng đóng tàu và kho chứa dầu cực kì quan trọng mà không hiểu tại sao phi công Nhật không hề chạm tới. Tất cả được biết đến như sự cầu toàn quá mức của đô đốc Nagumo, ông đã cho ngưng tấn công ngay lúc đang say đòn nhất vì sợ người Mỹ pressing trở lại. Đó là đợt tấn công thứ ba mà nếu nó phá hủy hết những cơ sở sửa chữa và các bồn chứa nhiên liệu của cảng này thì Trân Châu cảng sẽ bị đánh gục không gượng dậy nổi. Vì không bị phá hủy triệt để nên căn cứ đã hoạt động lại nhanh chóng vài tuần sau đó.
Yamamoto dự liệu một cuộc tấn công xứng đáng ghi vào sách giáo khoa về mặt nghi binh chiến thuật lại là khởi đầu cho một sự thử nghiệm 2 quả nấm ngay tại chính quê nhà mình. Người Mỹ gọi nó là "đánh lén" và "thật đáng xấu hổ". Vì vẫn tin rằng sau kế hoạch triệt hạ hạm đội Thái Bình Dương bất thành này, Yamamoto vẫn còn rất nhiều thời gian phía trước để hủy diệt toàn bộ nó, ông nhử Hạm đội vào vùng biển quanh đảo Midway tháng 6 năm 1942 nhưng không như dự tính, người Nhật bị lôi vào cuộc hỗn chiến Thái Bình Dương tai hại và chống trả tuyệt vọng. Ngày 18 tháng 4 năm 1943, dựa trên tình báo vô tuyến bắt được của Nhật Bản về việc tướng quân Yamamoto đang tuần tra các căn cứ của Nhật tại đảo Shortland, máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đã bắn hạ oanh tạc cơ chở ông. Isoroku Yamamoto thiệt mạng gần Bougainville. Đây thực sự là một cú đấm quá mạnh trước khi cuộc thử nghiệm 2 quả bom hình nấm không còn mang nghĩa đen nữa vào một ngày thu tháng 8 năm 1945.
Trên đây là những quan điểm có thể khách quan và số liệu có thể không chính xác lắm, mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để hoàn thiện nó hơn. Thanks!
/quan-diem-tranh-luan
- Hot nhất
- Mới nhất