Khi sự kì vọng vượt quá giới hạn
Văn hóa ứng xử trong cộng đồng người hâm mộ thể thao điện tử
Đối với một vận động viên thể thao, việc ghi danh mình vào lịch sử của môn thể thao luôn là mục tiêu hàng đầu mà họ đặt ra khi bước chân vào con đường chuyên nghiệp. Thế nhưng, càng cố gắng để đạt được đỉnh cao họ càng phải đối mặt với nhiều áp lực từ phía những người hâm mộ và dư luận xã hội, những vận động viên Esport cũng không phải ngoại lệ.
Mặc nhiên phải thắng mọi trận đấu
Một vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp khi đã trở nên nổi tiếng và được người hâm mộ công nhận thực lực sau những trận đấu, người hâm mộ của họ sẽ không chấp nhận bất cứ một sai lầm nào. Với một tâm lý tôn sùng quá mức cũng như luôn coi thần tượng mình là trên hết, nhiều người hâm mộ đã mặc nhiên gây lên áp lực vô hình cho thần tượng của mình. Những hành động của người hâm mộ ảnh hưởng rất lớn tới thần tượng của họ. Bởi được kì vọng rất nhiều nên việc tuyển thủ chuyên nghiệp hay đội tuyển tham gia thi đấu không tốt, những những người hâm mộ không ngại dùng những từ ngữ đốn mạt để nhục mạ, chửi bới, mỉa mai về lỗi sai mà tuyển thủ đó mắc phải.
Trong cuộc phỏng vấn ngắn với Inven Global- một trang tin tức nổi tiếng của Hàn Quốc trước trận đấu chung kết tranh cup LCK, tuyển thủ Heo "ShowMaker" Su nói rằng: “Hành trình này chưa bao giờ là dễ dàng với tôi. Bởi chúng tôi nhận về vô số kỳ vọng, tôi nghĩ chiến thắng đã dần trở thành một lẽ đương nhiên. Một điều mà tôi buộc phải làm được. Tôi không biết là từ khi nào, nhưng cho tới lúc này cảm xúc chiến thắng đã trở thành nhẹ nhõm, thật may là chúng tôi đã thắng". Trước áp lực từ người hâm mộ, từ dư luận xã hội và từ cái bóng của những thành công trước kia, những tuyển thủ phải gồng mình, vật lộn làm sao thi đấu cũng như đáp lại mỏi của người hâm mộ. Điều này khiến những tuyển thủ không còn là chính mình, ngày ngày phải làm vừa lòng người hâm mộ, họ sợ hãi khi mình thi đấu không tốt, họ sợ rằng người hâm mộ sẽ quay lại chỉ trích và chửi bới. Thậm chí rất nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp đã bị người hâm mộ gửi thư nặc danh dọa đánh, dọa giết nếu họ không dành chiến thắng trong những trận đấu quan trọng. Từ những người hậm mộ trở thành những thành phần quá khích, độc hại, những người hâm mộ đang vô tình “giết chết” những tuyển thủ chuyên nghiệp.

(Tuyển thủ Showmaker)
Hậu quả khôn lường từ sự quá khích của người hâm mộ
Rất nhiều những tuyển thủ chuyên nghiệp vì không chịu được sức nặng của dư luận cũng như những lời lăng mạ, sỉ nhục danh dự nhân phẩm mà đã từ giã sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp. Vì những người hâm mộ theo phong trào sớm đến cũng sớm đi, những sự việc đáng tiếc xảy ra không phải là ít, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực của nền thể thao điện tử chuyên nghiệp nước nhà. Nguồn động lực của những vận động viên thể thao chính từ người hâm mộ nhưng cũng chính người hâm mộ cướp đi cơ hội thi đấu của thần tượng mình.
Khi phong độ không còn như thời đỉnh cao, những tuyển thủ sẽ bị lãng quên nhanh chóng bởi ngành công nghiệp thể thao điện tử luôn nối tiếp. Những tuyển thủ trẻ ngày một nhiều, bởi vậy, khi không đáp ứng đủ yêu cầu của nghề nghiệp họ sẽ nhận lại cái danh “hết thời”, “cục tạ”. Khi còn tiếp tục thi đấu nhưng phong độ không cải thiện, dần dần họ sẽ trở thành cái gai trong mắt người hâm mộ. Dù là người hâm mộ lâu năm nhất có thể quay lưng lại với người họ từng yêu quý để chuyển sang một thần tượng những tuyển thủ có trình độ giỏi hơn.

(Tuyển thủ Faker gục ngã tại chung kết Worlds 2017)
Một vấn đề đặt ra cho những vận động viên chuyên nghiệp là làm sao để đạt được nhiều danh hiệu cao quý trong sự nghiệp của bản thân cũng như khiến người hâm mộ của họ tự hào mỗi khi nhắc tới. Áp lực từ người hâm mộ, áp lực từ phía đội tuyển cũng như trình độ cá nhân, nhiều tuyển thủ đã gục ngã trên sàn thi đấu khi bản thân là nguyên nhân khiến đội tuyển thua trận. Căng thẳng thần kinh trước vô vàn lời nói từ phía dư luận, thậm chí họ con muốn tự tử để giải thoát bản thân khỏi cảm giác tội lỗi này. Ánh hào quang của người chiến thắng luôn tỏa sáng rực rỡ nhưng không phải mãi mãi. Mới đây, cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại phải chứng kiến sự ra đi của tuyển thủ Lâm “K0u” Tịnh Trì thuộc đội tuyển thể thao điện tử chuyên nghiệp Clound 9- Bắc Mỹ.Theo một đồng đội cũ của Tịnh Trì kể lại, Tịnh Trì thường xuyên mệt mỏi và từng có ý định tự tử 2 lần nhưng không thành. Tịnh Trì thường xuyên bị người hâm mộ nhắn tin chửi rủa, xúc phạm về gia đình anh vì anh thua quá nhiều trận đấu trong cùng một mùa giải dẫn đến Clound 9 không có điểm số đẹp trong bảng tổng sắp điểm cộng đi chung kết thế giới.

(Tuyển thủ K0u trong khoảng thời gian thi đấu)
Văn hóa người hâm mộ đang ngày đi xuống bởi những thành phần quá khích và độc hại. Nếu để việc này tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo thành làn sóng độc hại mà bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm. Những tuyển thủ chuyên nghiệp cũng như những người bình thường khác, họ cũng lúc mắc sai lầm. Vậy nên người hâm mộ nên có cái nhìn khoan dung hơn với thần tượng của mình. Phông độ đỉnh cao không thể duy trì mãi mãi, người hâm mộ thay vì thất vọng và ghét bỏ thần tượng của mình, họ nên tạo nên động lực tích cực hơn cho những tuyển thủ bằng những lời động viên. Vì một môi trường thể thao lành mạnh và phát triển, văn hóa ứng xử trong cộng đồng người hâm mộ cần được thay đổi cho phù hợp.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Cris Đi Hoang
Mình đồng ý với bạn . Không chỉ là đối với giới game thủ mà cả điện ảnh - giáo dục - chính trị . Văn hoá thần tượng hiện tại không được định hướng cụ thể và phát triển một cách bộc phát - bản năng và cực đoan . Chưa quốc gia nào ban hành hoặc có đinh nghĩa về giới hạn của văn hoá thần tượng - cộng với sức mạnh của tự do ngôn luận - lợi dụng sức mạnh công nghệ cao thao túng tấn công cá nhân người khác . Mình thấy ở đây nạn nhân là người thua cuộc " hết thời - gánh tạ " thì kể cả người đang ở ngôi vương cũng là nạn nhân trong tương lai nếu thời cuộc thay đổi
Nếu bạn tìm hiểu thêm để có thêm những đóng góp để xây dựng văn hoá thần tượng - văn hoá cư xử trên mạng xã hôi mình sẽ đồng tình hơn nữa
- Báo cáo

Watayou
Mình cảm ơn 😊
- Báo cáo

JuliusKingsley
Mình nghĩ việc yêu cầu người hâm mộ, đặc biệt là cộng đồng mạng cư xử có văn hóa đơn giản là không thể. Việc cần làm là các tổ chức Esport phải có biện pháp bảo vệ hoặc giúp các tuyển thủ của mình chuẩn bị tâm lý trên mạng xã hội. VD như OG và Astralis có chuyên gia tâm lý riêng, qua đó cả 2 tổ chức đều thành công.
- Báo cáo

Lap Nguyen
Cái này cũng do một số thành phần kém ý thức gây ra thôi. Tuyển thủ chuyên nghiệp vẫn nên nhìn vào số đông fan hâm mộ mà phát triển chứ đừng vì một đám thiểu số để rồi bận tâm. Tui là Fan của Faker từ mấy năm trước luôn coi trọng việc thắng thua của đội tuyển SKT vì cho rằng đó là điều hiển nhiên nhưng khi hiểu nhiều điều thì bây giờ t không còn coi trọng chiến thắng của Faker nữa. Cuộc đời sự nghiệp thi đấu của các game thủ gắn nên phải trân trọng khi nào họ còn thi đấu thôi. :>
- Báo cáo

Watayou
Tui chỉ muốn viết về mấy thành phần toxic bao gồm cả fan phong trào khi thấy một đột tuyển hay tuyển thủ nào đó thành công ấy xong một thời điểm nào đó phong độ của họ không còn như trước kia nữa và đám đó quay ra mắng chửi ấy. Với lại thêm là game thủ họ chịu những áp lực thế nào từ dư luận toxic như vậy. Cảm ơn bạn đã góp ý nha 😄
- Báo cáo

vm7608
"Tuyển thủ chuyên nghiệp vẫn nên nhìn vào số đông fan hâm mộ mà phát triển chứ đừng vì một đám thiểu số để rồi bận tâm" - là một con người, chúng ta luôn bận tâm bạn ạ, dù là một triết gia khắc kỷ đi chăng nữa, thì cũng là một chặng đường dài để có được cái gọi là "không bận tâm", huống hồ là một tuyển thủ.
- Báo cáo

minh quân
Bài viết tốt đấy bạn, mình thấy có nhiều người luôn tìm cách bới móc để chê bai chửi rủa trong mọi trường hợp chứ không nhất thiết phải đánh lỗi. Không cần biết đối thủ chơi hay như nào và chiến thuật của đội mình ra sao nhưng trước tiên vẫn phải chửi bừa đã. Mà đa số những người đó lại rất "gà", tư duy macro chẳng ra đâu vào đâu nhưng lại muốn dạy pro chơi game. Không biết cuộc sống khó khăn với thành phần đó quá hay gì, toàn hlv online dạy người ta ban/pick với đánh như nào thôi trong khi cơ chế game còn hiểu không rõ. Còn 1 điều nữa là các game thủ đã qua đỉnh cao phong độ thường ít bị áp lực hơn những tay chơi mới nổi khi họ luôn bị so sánh với tiền bối đi trước và fan sẵn sàng quan hệ mẫu thân bất kể chiến thuật và cách triển khai của họ ra sao.
- Báo cáo
Phạm Minh Hiệp
Mình có thể xin link dẫn bài viết bài phỏng vấn ShowMaker ở trên được không.
- Báo cáo

Watayou
Mình viết bài dựa trên dịch phỏng vấn của KorizonVn ấy chứ mình không có bài viết gốc trên Twitter của tác giả. Mình để link của Korizon ở đây nhé: https://www.facebook.com/KorizonVN/posts/549837069715167
- Báo cáo