Trừng phạt thể chất - Bạo lực học đường -Bức tranh đen tối về một nền giáo dục truyền thống
Xin chào tất cả các bạn, lại là mình Souledyer đây......
Xin chào tất cả các bạn, lại là mình Souledyer đây. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm tới mình. Và hôm nay, mình xin chia sẻ cho các bạn đôi điều về trải nghiệm của bản thân mình và những người khác về những góc tối của nền giáo dục truyền thống mà không phải ai cũng biết. Lưu ý, đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình qua những trải nghiệm cá nhân thôi nhé.
Như các bạn đã biết, nền giáo dục truyền thống là một nền giáo dục được hình thành từ hàng trăm ngàn năm trước, đã được áp dụng trên toàn thế giới và cực kỳ thành công khi đã đào tạo ra những nhân tài cho thế giới, điển hình như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền ở Việt Nam. Với bề dày lịch sử cùng những thành công to lớn như vậy, không có gì lạ khi tới tận ngày hôm nay, nền giáo dục truyền thống vẫn là thể loại giáo dục được áp dụng nhiều nhất trên thế giới. Thế nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, không thể phủ nhận rằng, nền giáo dục truyền thống là một nền giáo dục đang trên đà thất bại. Ngày càng xuất hiện nhiều vụ lùm xùm xung quanh nền giáo dục này, và một sự thật rằng, ngày càng có nhiều thanh thiếu niên, kể cả là học sinh giỏi, xuất sắc cảm thấy chán ghét việc học. Không chỉ về những khía cạnh đó, ở rất nhiều những khía cạnh khác của giáo dục, cũng tồn tại những góc tối kinh hoàng về giáo dục.
Thống kê
Theo như thống kê thì năm 2018, tỉ lệ tử vong do tự tử chiếm 33,7% tổng số nguyên nhân tử vong, cao thứ 2 chỉ sau tai nạn giao thông. Đây là một con số đáng báo động, thế nhưng vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất nằm ở chỗ tai nạn giao thông thì hiện đang
được nhà nước và mọi người rất quan tâm đến. Còn vấn nạn tự tử thì cho tới hiện tại vẫn chưa nhận được sự quan tâm của hầu hết người dân Việt Nam, ít nhất cho tới thời điểm hiện tại. Và cũng thật bất ngờ, hung thủ trong rất nhiều các vụ tự tử của thanh thiếu niên Việt Nam, lại là nền giáo dục truyền thống, hay nói đúng hơn, chính là bạo lực học đường.
Bạo lực học đường và nguyên nhân của nó
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem, nguồn gốc của bạo lực học đường, mối nguy hiểm đã hại chết và làm bị thương về cả thể chất lẫn tinh thần không biết bao nhiêu học sinh ở không chỉ Việt Nam, mà còn trên khắp thế giới là từ đâu ra ? À, câu trả lời thật ra không nằm ở học sinh, mà nằm ở chính những phụ huynh và những người giáo viên của họ.
Chà chà, có thể các bạn sẽ nghĩ, ui xời, thằng nói phét, bạo lực học đường là do học sinh gây ra cho nhau thôi, mắc gì phải đưa phụ huynh hay giáo viên gì vào đây. Nhưng mà ôi bạn ơi, mọi thứ nó không đơn giản như thế đâu. "Nhân chi sơ tính bản thiện", học sinh cũng từng là trẻ con, cũng không biết bạo lực là gì, vì vậy tính bạo lực của chúng cũng chỉ được sinh ra do tiếp xúc với những người có tính cách bạo lực, đặc biệt là với những người gần gũi với chúng nhất như phụ huynh hay giáo viên của chúng. Và căn nguyên của tính bạo lực ở thanh thiếu niên này, sau cùng vẫn chỉ là sự trừng phạt thể chất của người lớn dành cho trẻ em
Nếu như các bạn đưa những vật dụng rất bình thường này cho những người thiếu niên hay trẻ nhỏ, họ chắc chắn sẽ không khỏi rùng mình khi nhìn thấy nó. Bởi vì ngoài công dụng chính của nó, những vật dụng này còn có một công dụng thần thánh khác, một khi nó được rút ra trong một cuộc tranh cãi giữa người lớn và trẻ con, thì trẻ con sẽ tự động nhường phần thắng cho người lớn.
Những vật này là thước kẻ bảng của giáo viên và chổi quét nhà :))). Nhưng ngoài những công dụng chính của nó, thì nó còn có một tác dụng đen tối khác, đó là để trừng phạt những kẻ dám chống đối lại người lớn. Bởi vì như các bạn đã biết, trừng phạt thể chất vẫn còn được áp dụng rộng rãi , không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia khác như Nhật Bản. Con cái không vâng lời chứ gì, đập: không vừa ý về nó điều gì, đập. Nếu bạn hỏi tại sao họ lại làm như vậy, thì đơn giản thôi, vừa nhanh gọn, vừa giúp cho con cái họ không dám tái phạm, và quan trọng nhất là giúp họ có thể xả giận một cách dễ dàng. Quá tiện lợi nhỉ ? Nhưng không, đó là một sai lầm lớn của phụ huynh và giáo viên, một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn,còn về lâu dài, nó lại là một Cobra effect, hoàn toàn phản tác dụng. Không những thế, việc trừng phạt thể chất còn tiếp tay nuôi dưỡng cho một mối họa tiềm tàng, tính bạo lực ở trẻ nhỏ.
Thí dụ, một đứa trẻ bình thường, kể cả khi đi học lẫn ở nhà, đều phải chịu một cảnh ngộ rất ư là khó chịu, đó chính là trừng phạt thể chất. Nó không làm tốt cái gì hả, người lớn sẽ bắt nó vục mặt vào sách để học, kèm với sự đe dọa của những hình phạt kinh khủng. Nó cứ sống như thế cho tới một ngày, một suy nghĩ bắt đầu len lỏi vào trong suy nghĩ của một đứa trẻ bình thường, sức mạnh có thể làm đau người khác và khiến họ nghe lời mình. Trong trường hợp này, đưa trẻ đó sẽ bắt đầu bắt nạt, dùng bạo lực để thống trị những kẻ yếu hơn chúng,
và như một điều tất yếu, bạo lực học đường, vấn đề khiến ngay đến Bộ Giáo Dục cũng đau đầu vì nó đã chính thức được ra đời. Và vì một sự thật quái lạ rằng, tính bạo lực dường như có thể được truyền lại qua các thế hệ, nên việc một thế hệ bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến một thế hệ, mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới những thế hệ sau, giống như một cái vòng lặp vô hạn, cứ kéo dài mãi như không hề có hồi kết.
Lời kết:
Đây không phải lần đầu tiên tôi lên tiếng về việc trừng phạt thể chất này, nhưng dù có nói hàng trăm nghìn lần đi nữa cũng không thể lột tả được cái sự tệ hại khủng khiếp của cái phương thức trừng phạt này. Mặc dù ngày nay cũng bắt đầu có những luật lệ để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực hay đòn roi, nhưng dường như nó chỉ hiệu quả với những trường hợp ảnh hưởng nặng nề đến thể xác và tinh thần, còn lại thì.... Sống chết mặc bay, họ vẫn coi đó chỉ là một phương pháp dạy trẻ cổ điển, khiến trẻ em, buộc phải sống như một câu nói: "Khi cha mẹ quá khắc nghiệt, trẻ em buộc phải nói dối để sống sót".
Cũng cần phải nói thêm cho những ai là bậc làm cha làm mẹ, đây là thời kỳ chuyển giao giữa hai thời đại, hai tư tưởng đối lập nhau, trẻ con hay thanh thiếu niên đều mang tư tưởng "khoan dung", mong muốn được cha mẹ đối xử hay phạt lỗi một cách khoan dung hơn, trái ngược với các bậc phụ huynh, vốn mang trong mình tư tưởng thời trung cổ, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Giữa hai tư tưởng đó, chắc chắn sẽ xảy ra xung đột. Mong các bậc phụ huynh sẽ thay đổi cho phù hợp với thời đại và chú ý, quan tâm tới con minh nhiều hơn.
Bài viết tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, mong các bạn sẽ thích.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất