Tôn giáo là gì?

Chúng ta trước tới nay cứ hiểu sơ sơ về khái niệm này, rằng cứ thờ thần thánh, tin vào thần thánh thì sẽ là tôn giáo. Thực ra hiểu như vậy là chưa đúng.
Niềm tin vào thế lực siêu nhiên chỉ được coi là “tín ngưỡng” mà thôi, chưa phải là tôn giáo. Tôn giáo chỉ hình thành khi một nhóm người có chung niềm tin và chung một ý thức hệ, chung một hệ thống quan niệm đạo đức, luân lý, lẽ sống. Mục đích chính của tôn giáo là gắn kết những người có chung niềm tin lại với nhau thành một quy mô xã hội, thống nhất về mặt quan điểm đạo đức. Một cộng đồng tôn giáo lý tưởng sẽ là một cộng đồng thống nhất mọi quan điểm, tư tưởng với nhau, mọi thắc mắc, mâu thuẫn sẽ được giải quyết bởi một người đứng đầu, một thế lực có thẩm quyền để phán xét.
Tôn giáo sinh ra không phải để giải thích thế giới tự nhiên.
Nhận thức loài người luôn chia ra làm 2 thế giới:
- thế giới khách quan bên ngoài.
- thế giới chủ quan tạo ra bởi trí tưởng tượng - còn gọi là “thế giới quan”.
Thế giới bên ngoài thì có những fact, có thông tin, có những sự kiện, sự vật mà ta có thể ghi nhận. Chẳng hạn: Mặt Trời mọc đàng đông, Mặt Trăng 1 tháng tròn 1 lần, hôm qua bạn bị người yêu đá,….vv
Thế giới quan của mỗi người lại nhiều màu sắc hơn, thế giới quan không chỉ xây dựng nên những hiểu biết về thế giới bên ngoài, mà còn là xây dựng những chuẩn mực đạo đức, luân thường đạo lý, chẳng hạn như: ăn thịt chó là sai, giết người là tội lỗi, vợ chồng phải chung thuỷ, con gái phải ăn mặc kín đáo,…
Những quan điểm đạo đức, lẽ sống của con người là tồn tại bên trong thế giới quan, nó là những ý tưởng, là những khái niệm sinh ra trong não chúng ta, và truyền từ người này sang người khác (thông qua sự thuyết phục), truyền từ cha mẹ sang con (thông qua sự giáo dục), truyền từ lãnh đạo tới nhân dân (thông qua truyên tuyền, báo chí)…vv sự lan truyền ý tưởng này còn được gọi là “meme” (không phải meme ảnh chế trên internet đâu nha)
Con gái phải ăn mặc kín đáo, vợ chồng phải thương nhau, học sinh không được nhuộm tóc, bạn phải làm cái gì, bạn không được phép làm những gì, bạn được phép làm gì. Những ý tưởng đó là quy tắc mà ta tự nghĩ ra, áp đặt cho mọi người, nó không phải quy tắc có sẵn trong tự nhiên.
Vậy thế giới khách quan bên ngoài có những gì?
Bên ngoài kia cũng có những quy luật của tự nhiên, có những fact, nhưng chúng dường như khá là vô cảm. Chẳng hạn như nam châm cùng cực thì sẽ đẩy nhau. Quả táo nếu thả thì nó sẽ rơi với gia tốc xấp xỉ 9,8m/s^2. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời với tốc độ phụ thuộc và tương tác hấp dẫn với bán kín quỹ đạo. Ai bắt quả táo phải rơi vậy? Ai bắt nam châm phải đẩy nhau? Sao chúng lại phải hành xử như thế?
Tự nhiên cũng có những quy luật chi phối sự vận động của mọi thứ, nhưng khác với loài người, những quy tắc mà loài người đặt ra mang tới cho chúng ta ý nghĩa, mang tới một mục đích rõ ràng. Còn quy luật của tự nhiên thì không. Ai đặt ra quy luật tự nhiên? Chịu, chắc nó có từ trước rồi, hoặc là do ông thần nào đó tạo ra mà người ta gọi là “thượng đế”. Nhưng mà thượng đế ơi, tự nhiên ông tạo ra định luật Doppler làm chi vậy? Mục đích của ông là gì??
Tôn giáo không chỉ đơn giản là đặt ra các luật lệ, nguyên tắc, mà nó còn gán những luật lệ nguyên tắc đó cho thần thánh, cho thế lực siêu nhiên. Phần lớn tôn giáo không thừa nhận rằng những ý tưởng, những quan điểm đạo đức của họ là do chính họ nghĩ ra, hay do người truyền đạo nghĩ ra, mà họ tin rằng đó là những nguyên tắc do đấng tối cao đặt ra.
Phụ nữ hồi giáo ăn mặc kín đáo, quấn tóc kín đầu, là vì họ tin rằng đấy là ý muốn của thánh Alah.
Như đã nói, nếu đạo đức, luân lý là những ý niệm sinh ra trong não, tồn tại như những ý tưởng trong thế giới chủ quan của mỗi người, thì chắc chắn sẽ khó có sự đồng nhất với toàn bộ loài người. Sẽ có sự mâu thuẫn giữa những tư tưởng đối lập nhau. Có rất nhiều ví dụ cho sự mâu thuẫn này như là:
Có được phá thai sau những cuộc tình lầm lỡ không?
Có nên ăn thịt chó không
Nên hy sinh vì cộng đồng hay nên tôn trọng tự do cá nhân?
Chiến tranh ý thức hệ cũng là ví dụ, chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản? Hay những cuộc thánh chiến,….vv
Từ khi sinh ra và lớn lên, thế giới quan của chúng ta luôn được hình thành và ảnh hưởng bởi hàng tỷ thứ ngoài kia, chúng ta dần dần chắt lọc và lựa chọn tin vào những điều mình cảm thấy đúng đắn. Ảnh hưởng lớn nhất là từ giáo dục, gia đình và nhà trường. Một người sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng Kito giáo thì chắc chắn sẽ khó từ bỏ các quan điểm của Kito hữu.
Các ý tưởng về luân lý, đạo đức được lan truyền từ người này qua người khác như một “meme”, nhưng khi lan truyền tới một người đã có đủ lập trường vững chắc với thế giới quan riêng của họ, họ sẽ phản ứng với meme đó.
Một meme như là một virut vậy, nó dễ dàng thâm nhập vào thế giới quan của người khác nếu meme đó không mâu thuẫn với hệ thống nguyên tắc trong thế giới quan của người đó, hoặc có mâu thuẫn nhưng lập trường của người đó không đủ vững để bị người khác thuyết phục và thay đổi suy nghĩa.
Hãy lấy ví dụ của câu chuyện ăn thịt chó đi. Ý tưởng “ăn thịt chó là vô đạo đức” bắt đầu hình thành từ những người có cảm tình với loài vật dễ mến này, và nó lan truyền tới những người khác, thuyết phục người khác thấy rằng loài chó thực sự là bạn của con người. Nhưng khi meme này gặp những người có “hệ miễn dịch” tốt, những người có thế giới quan riêng với quan điểm “tôi có quyền tự do ăn uống” hoặc không coi chó là bạn. Họ sẽ phản ứng và đào thải meme trên. Hay thậm chí “quyền tự do ăn uống” cũng trở thành một ý niệm mới, một meme mới cố gắng xâm nhập vào thế giới quan của những người khác, cố gắng kéo những người khác về phe của mình.
Tôn giáo là một hệ thống meme đồng nhất, tôn giáo xây dựng một thế giới quan chung cho các tín đồ. Một người ở Việt Nam và một người ở châu Âu sẽ có sở hữu chung một thế giới quan giống nhau nếu như cả 2 người bọn họ cùng tin vào Kito giáo, cùng tin những gì mà kinh thánh dạy, cùng đồng ý với nhau về các tư tưởng như tự do cả nhân, quyền công dân, quyền bầu cử.
Tôn giáo không chỉ xây dựng một thế giới quan chung, mà còn mượn thế giới bên ngoài những hình tượng cụ thể để tạo ra ý nghĩa cho thế giới bên trong. Các bạn nếu đọc nhiều sách self help sẽ để ý rằng, những quyển sách đó thường mượn những câu chuyện thực tế rồi suy diễn ra ý nghĩa cuộc sống, đi đến kết luận rằng ta nên làm gì, nên sống thế nào,…vv chẳng hạn câu chuyện con vịt nổi trên nước, là vì nó đạp chân liên tục - suy ra chúng ta cũng phải không ngừng nỗ lực phấn đấu.
Hay câu chuyện electron quay quanh hạt nhân nguyên tử, Trái Đất quay quanh Mặt Trời - suy ra ý nghĩa gia đình, rằng dù thế nào gia định cũng phải gắn kết yêu thương lẫn nhau,….bla bla.
“Vịt đạp chân để bơi” hay “electron quay quanh hạt nhân” có thể coi là những fact, những sự vật, sự việc của thế giới khách quan bên ngoài, và rồi từ cái fact đó ta suy diễn ra những ý nghĩa cuộc sống, dạng như “ta nên làm gì, phải làm gì” là những meme, những ý tưởng được hình thành bên trong não, và có thể lan truyền.
Tôn giáo chính là như thế, mục đích là tạo dựng một thế giới quan bên trong chúng ta, nhưng cái cách mượn câu chuyện từ thực tế bên ngoài đôi khi lại khiến nhiều người lầm tưởng là tôn giáo giúp ta hiểu hơn về thế giới bên ngoài.
Tôn giáo cũng tự tạo ra những câu chuyện thần thoại - nói hơi nặng lời thì là “bịa” chuyện, hay nói hoa mỹ hơn là mặc khải đức tin. Những câu chuyện đó được họ dựa vào để suy diễn ra thế giới quan bên trong của họ.
Hãy quay lại ví dụ con vịt đạp chân để nổi trên mặt nước đi, thực tế vịt nổi là vì ống lông của nó rỗng, nó chỉ đạp chân để di chuyển, nó ko đạp chân thì cũng tự nổi rồi. Tuy nhiên các sách self help vẫn cứ khai thác câu chuyện sai thực tế này để suy diễn ý nghĩa cuộc sống mà họ muốn truyền tải. Nghĩa là mục đích cuối cùng là “ý nghĩa”, là tạo dựng thế giới bên trong, còn sự thật của thế giới bên ngoài có đúng hay sai - chẳng quan trọng. Miễn ta cảm thấy có ý nghĩa, có sự chỉ dẫn, có niềm tin vào cuộc sống, có ai đó cho ta biết ta nên làm gì, điều gì là đúng đắn là được. Còn câu chuyện thực tế bên ngoài nó ra sao thì chẳng quan trọng.
Một số Kito hữu cùng thừa nhận rằng, nếu đúng là loài người không phải sinh ra từ Adam với Eva, mà tiến hoá từ vượn - cũng chẳng sao cả, miễn chúng ta vẫn tin rằng linh hồn chúng ta thuộc về thiên chúa, chúng ta vẫn yêu ngài, vẫn mong một ngày sẽ trở về bên ngài là được. Câu chuyện Adam và Eva chỉ là hình tượng ẩn dụ về tình yêu của chúa.
Một số người khác thì từ bỏ việc tìm hiểu thực tế khách quan, họ coi thế giới quan của mình đã là thực tế rồi. Vì nếu từ bỏ những câu chuyện mà họ tin tưởng thì khác nào từ bỏ hết những luân thường lẽ phải được xây dựng dựa trên những câu chuyện đó.
Các tín đồ tin rằng những giá trị đạo đức mà họ tuân theo là mong muốn của chúa, là chỉ thị của ngài. Vậy nếu họ không tin chúa nữa thì khác nào bảo rằng những giá trị đạo đức của họ là họ tự nghĩ ra, họ sẽ cảm thấy nó trở nên tầm thường, mất phương hướng, ko biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Họ cần có một đấng để gán những ý nghĩa mà họ tin vào đó.
Điều này cũng khiến những người tin vào chúa cho rằng những kẻ vô thần là những kẻ không có đạo đức, hoặc nếu có thì cũng chỉ là đạo đức của họ tự tạo ra, không có tính khách quan như đạo đức của chúa. Đạo đức của những kẻ vô thần mang tính chủ quan, và lạc lõng. Hai kẻ vô thần khác nhau có thể sẽ có những thế giới quan khác nhau, không thống nhất. Còn hai kẻ cùng tin vào một thiên chúa, cùng tin vào một quyển kinh thánh thì sẽ cùng chung một thế giới quan.
Nếu tôi nói tôi tin vào chúa, nhưng ý tôi là tôi chỉ tin rằng vũ trụ này có ai đó tạo ra mà thôi, còn chúa viết ra kinh thánh, chúa dạy bảo con người thì tôi không tin, lúc đó trong mắt những tín đồ thiên chúa giáo sẽ coi tôi là “tin cùng bằng thừa”. Đơn giản là chúa mà tôi tin vào không giống chúa của họ, chúa của tôi không đại diện cho thế giới quan của họ. Và vì đó tôi với họ cũng sẽ không có cùng thế giới quan, không đồng cảm được với nhau.
Thật vậy, các cuộc thánh chiến diễn ra, Kito giáo và Hồi giáo chém giết nhau cũng vì không có chung một vị chúa. Hồi giáo không thừa nhận Giê Su là một ngôi chúa trời (hay là con của chúa trời). Chúa của Kito đâu có dạy rằng phụ nữ phải quấn khăn kín đầu như chúa của đạo Hồi đâu. Song ai cũng cho rằng chỉ có 1 chúa duy nhất.

Tín ngưỡng:

Tín ngưỡng cũng là những niềm tin vào thần thánh; vào thế lực siêu nhiên. Nhưng tín ngưỡng không giống tôn giáo, không có ai đứng ra đại diện cho thần linh để chỉ dẫn cho mọi người rằng họ nên làm gì, họ phải sống thế nào mới là lẽ phải. Tín ngưỡng chỉ dừng lại ở những câu chuyện thần thoại, huyền bí, được truyền miệng trong dân gian như một tin đồn. Ở Việt Nam ta từ xưa đã có niềm tin về thần thánh, hay là cả chúa trời (gọi chung là “god”). Từ thuở bình minh của nền văn minh nhân loại, con người đã biết thắc mắc về nguồn gốc thế giới, từ Âu sang Á đều vậy. Ở Trung Hoa, có câu chuyện về Bàn Cổ đã tạo ra đất và trời từ thuở vũ trụ còn hỗn độn. Bàn Cổ sinh 4 người con, trong đó có Nữ Oa Nương Nương đã tạo ra loài người và dạy họ cách trồng trọt.
Việt Nam ta thì có thần trụ trời, dựng núi chống trời, đào biển.
Ở đâu cũng có câu chuyện riêng của họ để giải thích về sự ra đời của cả thế giới, và đều có một hình tượng vị god nào đó - diễn biến câu chuyện thì khác nhau. Nhưng ở VN và Trung Hoa thì nó chỉ dừng lại ở thần thoại, tín ngưỡng. Còn ở một vài nơi khác, dần dần có những người tự xưng là truyền lời của thần thánh, hay thậm chí là con của chúa xuống đây dẫn đường chỉ lối cho mọi người, bắt đầu xây dựng thế giới quan cho mọi người, hình thành cộng đồng có chung thế giới quan. Và vì đó tôn giáo ra đời. Như ông Giê Su sinh ra Kito, Muhammad sinh ra Hồi giáo, Mirza Huáyn với đạo Baha’i, Guru Nânka với đạo Sikh,…vv

Tôn giáo cũng có thể hình thành mà không cần niềm tin vào thần thánh.

Tiêu biểu là ta có Phật giáo và Nho giáo.
Phật giáo được khai sinh bởi Tất Đạt Đa Cô Đàm, hay còn gọi là Phật Tổ Như Lai.
Ông tuyên truyền và chỉ dạy mọi người về ý nghĩa cuộc sống, cũng cho mọi người một con đường và tin rằng đó là con đường dẫn tới giác ngộ, tìm kiếm sự hạnh phúc vĩnh hằng.
Hay Nho giáo, cũng là một hệ thống nguyên tắc đạo đức được Khổng Tử sáng lập, ổng không tuyên bố đây là lời dạy của Trời hay thượng đế gì cả. Chỉ đơn giản là ông tin rằng những nguyên tắc, lẽ sống đó sẽ giúp đất nước bình an, thịnh vượng mà thôi. Con cái phải nghe lời cha mẹ, tôi tớ phải trung thành với quân vương,…vv
Những tôn giáo này cũng tạo dựng thế giới quan chung cho xã hội, xây dựng luân thường lẽ phải cho mọi người mà không cần phải tin rằng đó là ý muốn của chúa trời.
Phật giáo còn chủ trương tuyên bố không cần tới chúa trời, không cần thần thánh, thế lực siêu nhiên nào cả.
Nói vậy là ta hiểu rằng, tôn giáo là chỉ xây dựng thế giới bên trong, thế giới quan, thế giới tưởng tượng trong tâm trí chúng ta, xây dựng các lẽ sống. Và đôi khi nó mượn hình ảnh thực tế từ thế giới bên ngoài (không cần biết là có đúng sự thật hay không), miễn tạo được cái ý nghĩa bên trong mà thôi.
Chúa của tôn giáo cũng là chúa trong trí tưởng tượng, chúa đại diện cho thế giới quan của một nhóm người, không nhất thiết phải là chúa duy nhất ở bên ngoài, là chúa chung của cả vũ trụ. Nếu chúa có thật, chắc gì ổng đã yêu thương con người như chúa của Kito giáo, chắc gì chúa ngoài kia sẽ phán xét linh hồn của chúng ta sau khi chúng ta chết. Ai mà biết được chúa ngoài kia có thích uống rượu như chúa trong thế giới Kito hay không. Hay chúa ngoài kia mặc long bào ngồi ghế vàng như Ngọc Hoàng Thượng đế?
Bạn có để ý rằng, thái độ của những người có tín ngưỡng và những người có tôn giáo sẽ khác nhau khi niềm tin của họ bị bác bỏ không?
Làm gì có ai sừng cổ lên cãi về chuyện sấm sét không phải là do thiên lôi, mưa không phải do rồng phun nước đâu. Vì những câu chuyện đó không phải tôn giáo, những người tin vào câu chuyện đó chỉ để giải thích cho hiện tượng mưa và sấm sét, họ không dựa vào câu chuyện đó để xây dựng nên lẽ sống, đạo lý trong thế giới quan của họ như tôn giáo. Cho nên mãi sau này khi những niềm tin sai lầm đó bị bác bỏ, ngừoi ta cũng ko quá khó chịu và dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới. Nhưng tôn giáo thì không như thế. Những kiến thức mới của khoa học nếu bị mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo, các tín đồ sẽ phản ứng quá khích, thù hằn và tẩy chay. Vì nó động tới thế giới quan, động tới cảm xúc, tới lẽ sống mà họ đã xây dựng. Lý do mà Darwin bị ghét bỏ, tẩy chay và bị coi là ác quỷ với thuyết tiến hoá là vì những khám phá của ông đi ngược lại thế giới quan của tôn giáo, tức là không chỉ ngược lại với niềm tin ban đầu, mà còn phá hỏng hết cả những lẽ sống được xây dựng nên bởi niềm tin đó.
Hãy giả sử rằng từ ngày xưa, ở Việt Nam ta có ai đó đứng ra tự xưng là con của thiên lôi, cháu của rồng và dạy mọi người phải biết nghe lời các vị thần đó, yêu họ như cha mẹ, thay lời thiên lôi để giảng về luân thường đạo lý, nói về sự cao cả của ngài với dân chúng, dẫn lối dân chúng tìm đường tới lẽ phải. Thì khi đó thiên lôi hay rồng phun mua sẽ trở thành tôn giáo. Sau này có ai khám phá ra việc sấm sét là do mây phóng các hạt điện tích xuống mặt đất - người đó sẽ bị tẩy chay chẳng khác gì Darwin vì không tin tưởng vào sự tốt đẹp của thiên lôi.
End….