Sự phân loại của tâm lý học, tâm thần học đang giết chết cá tính riêng?
Bàn về sự phân loại trong tâm lý học và góc nhìn tích cực về nó.
Với sự phổ biến của các kiến thức tâm lý học, tâm thần học trong các thông tin đại chúng, chúng ta không chỉ nâng cao hiểu biết về các bệnh về tâm lý mà còn dần tự phân loại mình vào một kiểu người nhất định.
Dẫu biết luôn có những bằng chứng, lập luận khoa học chứng minh đằng sau, từ lâu, tâm lý học không là một môn khoa học tự nhiên với các công thức tính toán áp dụng đúng cho tất cả mọi đối tượng.
Đáng tiếc rằng, ta đang có cái nhìn sai về một ngành khoa học mang tính áp dụng rất cao này. Xin hãy nhớ rằng tâm lý học và tất cả các bài nghiên cứu liên quan đến hành vi con người đều chỉ nên được nhìn với góc độ tham khảo và hiểu sâu hơn về chính mình. Tuyệt nhiên, tâm lý học không được sinh ra như một cái cơ để ta phân biệt người này bị vấn đề gì hay phán xét tính cách của ai kia, cũng tuyệt nhiên không trở thành công cụ để công kích người khác.
Nhiều người biết đến các khái niệm như "hướng nội, hướng ngoại" được phân tích các chủng "vân tay" khác nhau và hàng loạt các bài trắc nghiệm tính cách để giúp tìm ra cái tôi đâu đó của chính mình. Nhưng các bài kiểm tra ấy như phản tác dụng khi nó đang dần hạn chế khả năng của mỗi người thay vì là một trở thủ để khai phá những tiềm năng.
1. Sự đỗ lỗi cho tính cách.
Rụt rè, tự ti, không dám bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông và "hướng nội" chính là cái cớ hoàn hảo cho những vấn đề trên. Khi nghĩ rằng mình là kiểu người như vậy nên phải có những biểu hiện như thế, ta sẽ dừng lại việc nỗ lực và thay đổi bản thân của mình. Ta quên đi việc phải diễn tập trước gương để chuẩn bị cho bài thuyết trình, thôi cố gắng học hỏi hay nhờ sự trợ giúp của thầy cô để có thể mạnh dạn hơn. Bởi sau cùng thì ta cũng chỉ là "kiểu người như vậy thôi". Khi ấy, ta chấp nhận mình là phiên bản tệ hại, mãi không hơn và ta chẳng buồn đến việc thay đổi chúng. Vì với chúng ta, việc thay đổi một điều vốn có sẵn là điều bất khả thi.
Với các bài kiểm tra về vùng não bộ, việc thất bại trong các bộ môn thể thao hay khó khăn với các con số được quy về hết mộ lý do chính là não bộ mình không có thiên bẩm về việc này. Lập luận này thật dễ bắt gặp khi nó là cái cớ hoàn hảo để ta từ bỏ dù chỉ với những khó khăn rất nhỏ ban đầu. Biết rằng bản thân không có thiên bẩm cho việc nào nó, sẽ có người coi mình như kẻ thất bại và cũng sẽ có những người lấy nó là lý do để ta nỗ lực hơn. Không phải vì tôi không được giỏi thể thao nên tôi sẽ không chơi mà là vì tôi không giỏi chơi môn này, tôi phải làm gấp nhiều lần người khác để thành thạo nó.
Dẫu biết rằng ta luôn nên làm việc đúng với tiềm năng và sở trường của bản thân. Thế nhưng cách biết ta có thế mạnh về việc gì đơn giản nhất là làm mọi thứ thật quyết liệt. Chỉ khi đi thật lâu, ta mới biết tiếng được bao xa.
2. Sự so sánh độc hại.
Với người rụt rè, sợ hãi khi thuyết trình trước đám đông, họ sẽ ganh ghét với một ai đó có thể tự tin bày tỏ quan điểm trên sân khấu. Để rồi thay vì nhìn vào phương pháp của người khác mà học hỏi, họ chỉ nghĩ đơn giản rằng : "Thằng này là người hướng nội". Điều này làm ta lỡ đi một cơ hội để học hỏi và thêm một lần nữa so sánh để thấy ta thấp kém hơn người khác. Và sẽ đến một lúc, ta bắt đầu chán ghét bản thân, xem việc mình là người hướng nội như một lỗi lầm của định mệnh.
Và chẳng ai hạnh phúc khi chán ghét chính mình cả?
Việc phát hiện mình không có năng khiếu thiên bẩm cũng vậy, ta sẽ chỉ biết chấp nhận số phận và lấy đó là lý do cho việc không đạt được những thành tựu của người khác. Vô tình, dù đang có vẻ đang thất bại, ta vẫn rất tự cao. Tự cao này không phải là cái tự cao của người nghĩ mình giỏi mà là cái tự cao trong việc ảo tưởng rằng bản thân không thất bại, chỉ là do lý do về tố chất, về bẩm sinh, về di truyền đã gây nên điều ấy. Và ta sẽ sống trong những câu "giá như".
LỜI KHUYÊN: KỆ ĐI MÀ SỐNG.
Dẫu đã phát triển từ cuối thế kỉ XIX đến nay, vẫn chưa có một nhà tâm lý học nào đưa ra được kết luận đúng 100% cho tất cả mọi người. Và vì thế, ta đôi khi chỉ nên nhìn nhận tâm lý học như một góc nhìn về con người mình.
Ta nên nhìn nhận bản thân hay bất kì ai như một con người với khả năng thay đồi, trưởng thành qua năm tháng. Việc một người hướng ngoại vẫn có thể hạnh phúc nhăm nhi, đọc sách một mình là điều bình thường. Và việc một người hướng nội có thể ca hát trước mặt anh em bạn dì cũng như thế. Câu hỏi mà tâm lý học đặt ra là : Bạn là con người như thế nào? Và câu hỏi bạn cần đặt ra cho bản thân là sống như con người nào để hạnh phúc?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất