Đây là câu hỏi mà chính bản thân tôi tự hỏi mình mỗi khi bị overload trong quá nhiều mục tiêu bản thân đặt ra, hoặc khi người khác nói tôi cần chủ động và nhanh nhẹn hơn nữa để làm được nhiều việc cùng lúc. Nhiều lúc, chính những lần thất bại do làm quá nhiều thứ cùng lúc khiến tôi nghi ngờ năng lực bản thân và cũng thực sự nghĩ rằng "À, mình chỉ làm single task được thôi". Cơ mà nghĩ lại, từ trước tới nay tôi vẫn có thể đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc, nên tôi lại question lại câu nói này của tôi, là vấn đề đang nằm ở năng lực/kỹ năng của mỗi người, hay còn nằm ở yếu tố khác?
Cá nhân tôi nghĩ là, mỗi người, dù ít dù nhiều, đều multi-tasking được. Cứ trên 2 việc đổ lên là multi-tasking nhỉ =)) Nhưng mà tại sao, không phải ai cũng có thể multi-tasking một cách mượt mà trong cuộc sống?
Cá nhân tôi đánh giá, các suy nghĩ và hành vi của con người xoay quanh việc "multi-tasking" khá thú vị. Nó cho ta thấy được 2 điểm yếu cơ bản của con người: Chúng ta quá THAM nhưng cũng quá LƯỜI!
Tại sao tôi lại nói như thế? Có thể mổ xẻ từ 3 nguyên nhân sau đây:
1. Bỏ ngỏ quá nhiều lựa chọn:
Có một câu nói thú vị tôi từng đọc là "vấn đề của xã hội hiện đại không phải là chúng ta quá ít cơ hội, mà ngược lại là có quá nhiều cơ hội, nhưng lại không biết cách lựa chọn và tận dụng các cơ hội đó". Khi đứng trước nhiều lựa chọn, chúng ta, mặc dù có sự cân nhắc, vẫn sẽ có xu hướng muốn tham lam có được hết các lựa chọn, vì mỗi lựa chọn lại đáp ứng một khía cạnh mà chúng ta muốn trong cuộc sống. Và khi bắt buộc phải chọn một, chúng ta cân nhắc nhiều tới mức chúng ta bỏ lỡ những yếu tố quan trọng khác giữa các quyết định (như thời gian, quyền lợi, những nguời xung quanh etc); và có khả năng, bở lỡ hết các cơ hội vì sự thiếu quyết đoán của chúng ta, với mong muốn có thể đạt được lợi ích tối đa giữa các lựa chọn.
Một ví dụ gần gũi với mọi người là việc săn sale. Khi chúng ta thấy 1 flash deal với giá sốc tận nóc, giá giựt cô hồn, chúng ta đã định xuống tiền mua, nhưng lại cân nhắc có cần không, vậy những lựa chọn sale khác thì có rẻ hơn hoặc cần thiết hơn cho mình không? Ngồi lướt, bỏ nhiều món hàng vào giỏ rồi phân vân một hồi chưa thanh toán chốt đơn món nào, thế là hết stock sale =))
Hoặc một câu chuyện chúng ta vẫn hay nói với nhau: giữa "công việc, sự nghiệp" và "tình yêu/gia đình", bạn có thể đảm đương chăm sóc cả hai thật tốt cùng lúc không? Khi bạn phải phấn đấu làm việc ngày đêm để chứng minh năng lực đến mức mệt nhoài, nhưng vẫn phải về nhà đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi họp mặt gia đình với tâm trạng vui vẻ; khi bạn muốn trải nghiệm công việc, cuộc sống thú vị ngoài kia nhưng bố mẹ không cho và doạ này doạ kia; hoặc bạn đang lao đầu vào kiếm tiền nhưng vẫn phải dành thời gian dỗ dành người yêu và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cơ bản trong mối quan hệ, etc.
Tôi nghĩ chắc hẳn, ai cũng từng gặp dù chỉ một chút trong các vấn đề trên. Câu chuyện của sự lựa chọn.
2. Sợ mất đi một điều gì đó trong cuộc sống:
Đứng giữa những lựa chọn, ngoài việc mong muốn lợi ích tối đa từ một trong các lựa chọn, thì chúng ta cũng không muốn bỏ lỡ lựa chọn nào cả.
"Chúng ta muốn có tất". Tại sao phải chọn 1 trong 2 khi chúng ta có thể có cả 2 =))))))
Kể cả khi có những lựa chọn mang ít lợi ích hoặc không đem lại lợi ích gì cho chúng ta cả, chúng ta vẫn giữ lại hoặc rất khó để đưa ra quyết định loại bỏ. Đơn giản vì con người mà, chúng ta không chịu được cảm giác mất mát và khi có cảm giác chuẩn bị mất đi một thứ gì đó, chúng ta sẽ vùng vẫy để giữ lại điều đó mà ít khi cân nhắc về cái giá phải trả, hoặc là "nó có đáng không?".
Bạn có thắc mắc tại sao con người có xu hướng tích trữ đồ đạc không? Vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ sử dụng hết chúng, vào một ngày nào đó. Khi đi mua đồ và thấy khuyến mãi tặng kèm hoặc một món cực rẻ, chúng ta sẵn sàng gạt bỏ suy nghĩ "tôi có cần dùng món này trong cuộc sống không?" và mua món đó xong quẳng ở nhà, chả biết có dùng không =)) Hoặc khi chúng ta mua một chiếc điện thoại hoặc máy tính, chúng ta sẵn sàng chi tiền mua một chiếc máy với công dụng đa năng, tương đương với nhiều tiền cần phải bỏ ra. Nhưng thú thật, bạn có chắc là bạn đã dùng 100% công dụng của sản phẩm đó? Nghe phí tiền nhờ, nhưng vẫn muốn sở hữu tất.
Tôi nghĩ chắc hẳn, ai cũng từng gặp dù chỉ một chút trong các vấn đề trên. Câu chuyện của sự sở hữu.
3. Thói quen trì hoãn:
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với việc bạn được giao deadline mấy hôm nữa, xong bạn tự nhủ "thôi, còn mấy ngày nữa lận, hôm nay nghỉ đã, chưa cần làm vội". Mỗi ngày tự nhủ như thế là đến deadline lại cuống hết cả lên do chưa chuẩn bị lẫn bắt tay vào làm, mà deadline thì không rời đi được =)) Hoặc việc giảm cân cũng vậy, chúng ta rất hùng hổ với mục tiêu giảm xx kí lô trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó chúng ta bị sao nhãng bởi đồ ăn ngon, trà sữa ngọt hoặc những buổi tụ tập đi chơi hoặc ngủ nướng, bỏ quên việc tập luyện.
Nói ngắn gọn lại là LƯỜI.
Tôi đọc được ở trong quyển "Phi lý trí" giải nghĩa một từ tôi vẫn dùng hàng ngày: "procastinate". "Pro" có nghĩa là cho, "cras" có nghĩa là ngày mai, theo tiếng Latin. Hay dịch theo tiếng Việt cho chân thật là: "Để mai tính" =)). Sự trì hoãn, về cơ bản xuất phát từ sự thiếu cam kết của bản thân với một mục tiêu nào đó. Có một thí nghiệm đưa ra khá thú vị rằng, nếu để sinh viên tự đề xuất deadline cho bài luận của mình thì họ sẽ có xu hướng lười làm và nộp bài trễ hơn deadline họ đề xuất. Còn deadline được rào trước đón sau từ đầu thì sinh viên có ý thức tự sắp xếp công việc trong cuộc sống và đầu tư cam kết chất lượng vào bài luận hơn.
Tôi nghĩ chắc hẳn, ai cũng từng gặp dù chỉ một chút trong các vấn đề trên. Câu chuyện của sự cam kết.
--
Quay trở lại câu chuyện về multi-tasking, chúng ta có thể thấy sự liên hệ cơ bản của ba yếu tố trên với vấn đề chúng ta gặp phải như sau:
- Sự lựa chọn: Có quá nhiều mục tiêu, không biết nên chọn cái nào và bắt đầu làm cái nào trước.
- Sự sở hữu: Có quá nhiều mục tiêu, không biết nên giữ cái nào và bỏ cái nào, muốn đạt được tất cả.
- Sự cam kết: Có quá nhiều mục tiêu, nhưng số lượng nhiều quá nên không đảm bảo chất lượng, nên việc nào cũng không đến nơi đến chốn, không cam kết được hiệu quả lẫn thời gian.
Multi-tasking là một kỹ năng cần có, nhưng có những phương pháp nào để rèn luyện khả năng multi-tasking trơn tru hơn mà không gặp các bài học về sự lựa chọn, sự sở hữu, sự cam kết như đã nêu trêu?
1. Tập dừng lại:
Ồ, trái ngược với cách làm của mọi người, tôi thường yêu cầu những bạn đang bị burn out vì overload nhiều mục tiêu phải dừng lại trước đã.
Stop. Stop. Stop.
Dừng hết, đừng làm gì cả. Thay vì vùng vẫy đi tìm cách giải quyết cho những mục tiêu và công việc đang bị bạn làm chồng chéo, sao bạn không dừng lại hết đã? Hít thở sâu, bình tĩnh ngồi xuống, để suy nghĩ trong đầu thông thoáng và cảm xúc ổn định. Xác định lại xem bản thân đang muốn gì, cần gì và năng lực đến đâu đã.
Nghe thì đây là một quá trình đơn giản, nhưng tôi đã mất chính xác 1 năm "dừng lại" để cho bản thân thật sự nghỉ ngơi. Nếu nói là không làm gì cả trong 1 năm thì không chính xác, nhưng tôi không gồng lên, không cố vùng vẫy trong mớ hỗn độn do tôi tạo ra. Tôi từ từ xác định bản thân tôi đang hướng đến điều gì, con người như thế nào, việc ôm đồm như vậy có cần thiết không, hay những mục tiêu tôi đang theo đuổi có thật sự phù hợp với mình, etc. Tóm lại là, có đang hiểu bản thân mình không?
Khi đã thật sự hiểu được chính mình rồi, bạn có bắt tay vào làm bao nhiêu mục tiêu hay công việc thì tỷ lệ chồng chéo lên nhau rất ít, vì nó sẽ đều hướng đến một mục tiêu chung là: Phiên bản tốt nhất của chính bản thân bạn. Con người bạn muốn trở thành. Yourself in the future.
2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên:
Một vấn đề nữa khi chúng ta thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc là, chúng ta không biết nên ưu tiên mục tiêu hay công việc nào cần thực hiện trước hay có độ quan trọng cao hơn. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên có thể giải quyết được bài toán của sự lựa chọn (biết cái nào phù hợp, cái nào quan trọng nhất với bản thân hiện tại, cái nào dễ làm hơn, cái nào tiềm năng hơn, etc) và sự cam kết (chia nhỏ mục tiêu theo thứ tự ưu tiên cao nhất đến thấp nhất, hoàn thành từng đầu mục nhỏ để có small achievement thay vì chồng chéo phải làm các mục tiêu cùng lúc).
Small achievement - Thành tựu nhỏ, là một dạng động lực tự thúc đẩy khá hiệu quả, đặc biệt với những bạn đang phải chạy đua với nhiều mục tiêu trong cuộc sống. Chia nhỏ các đầu mục cần đạt được, mỗi một mục làm được xong và có hiệu quả, hãy tự thưởng cho bản thân một lời khen, một ngày nghỉ xả hơi hoặc một bữa đi chơi, ăn no nê chẳng hạn :D Mỗi một thành tựu nhỏ đạt được mỗi ngày sẽ tạo thành những thành tựu siêu to khổng lồ mà chính bản không nghĩ bạn có thể làm được. Không cần phải cố theo kiểu "mới được có tí, nhìn người khác làm được còn đang cố tiếp kia kìa, không liên hoan hay tự thưởng gì hết, etc" >> No, bạn xứng đáng với những lời khen ngợi dù chỉ là sự cố gắng nhỏ nhất, và bạn phải tự công nhận thành quả của bản thân trước khi người khác công nhận bạn.
3. Biết chấp nhận đánh đổi hoặc buông bỏ:
Không có mục tiêu nào đạt được mà bạn không phải đánh đổi một điều gì đó, như công sức, thời gian, tiền bạc. Có những mục tiêu bạn phải đánh đổi những thứ to tát hơn, bạn có chấp nhận không?
- Nếu bạn muốn được chuyển đến một thành phố khác, một đất nước khác để làm việc, bạn có chấp nhận rằng thời gian ở cạnh gia đình sẽ ít đi rất nhiều?
- Nếu bạn muốn mới ra trường có được công việc chất lượng và thu nhập khởi điểm tốt, bạn có chấp nhận trong thời gian đi học, vừa học vừa thực tập (có thể không lương) để lấy kinh nghiệm học hỏi?
Thậm chí, có những ước mơ bạn muốn, nhưng về thực tế rào cản cuộc sống hoặc năng lực ở thời điểm hiện tại của bạn, bạn không thể theo đuổi được, bạn có chấp nhận buông bỏ không?
- Nếu bạn đang trong một công việc có sự phát triển thăng tiến, nhưng bố mẹ bạn bị ốm hoặc gia đình bạn gặp chuyện, bạn cần phải chuyển về nhà gấp, bạn có sẵn sàng đánh đổi không?
- Giữa ước mơ được start-up, mở kinh doanh riêng nhưng nhận ra thực sự khả năng bạn giỏi chuyên môn hơn điều hành, quản lý, bạn có chấp nhận buông bỏ ước mơ và sống đúng với năng lực của mình không?
Người bạn thân của tôi đã nói là: "Phải buông bỏ thì mới nhận được cái mới", khi bạn chấp nhận từ bỏ một điều không còn phù hợp với mình thì bạn mới sẵn sàng đón nhận những thử thách, trải nghiệm mới trong cuộc sống phù hợp hơn với bạn!
Nếu stress quá thì ra úp bát mì tôm hoặc rít điếu thuốc lào cho bình tĩnh, bạn tôi nhé!
Nếu stress quá thì ra úp bát mì tôm hoặc rít điếu thuốc lào cho bình tĩnh, bạn tôi nhé!