Con người cơ bản là tốt, chỉ có điều không phải nhân loại nào cũng là người. Sự khốn nạn trong nhân tính có rất nhiều dạng, ở trên internet này có thể kể đến fake news (tin vịt, tin giả). Và đỉnh điểm của sự khốn nạn đó là lấy người đã mất ra câu view.
Lấy người chết câu view là điều khốn nạn, lại còn là trẻ con. Làm tin giả về cái chết của một đứa trẻ, còn lấy hình của nó lúc còn sống để vào. View ăn ngon lắm sao?
Đúng vậy, đó là vụ Gateway gần đây. Đâu đó vẫn có rải rác người đọc và share mấy bài "tự thú" hay tình tiết "gây sốc" gì đó của vụ án từ mấy trang khốn nạn kia. Nếu bạn còn nhớ, vụ nữ sinh giao gà bị giết lần trước cũng xuất hiện một đống tin sốc như vậy.
Nhìn ở một góc nhìn tốt nhất, bọn đó góp phần nhắc lại vụ án khi nó chưa thật rõ ràng. Ngược lại, khi quá nhiều tin nhảm cứt được tung ra, người ta sẽ dần mất niềm tin, bỏ qua mọi khả năng có thể và mặc kệ một cái kết luận còn nhiều khoảng tối?
Vụ Gateway cần được nhớ đến, theo dõi và nhắc lại, tuy nhiên không phải bằng cách share link giả, link gây sốc gì đó. Trong vụ này mình thấy người kiên trì và share nhiều tin chính xác nhất là anh Phạm Gia Hiền - báo Tiin.vn. Ai thật sự muốn theo dõi và chia sẻ thì tìm anh ấy.
Cập nhật thêm một biểu hiện dễ thấy của tin rác hiện nay là bọn bịa chuyện bất lương kia thường thêm những dấu chấm vào giữa các từ khóa (Ví dụ: Sự thật kinh khủng về cái c.h.ế.t của cháu L qua lời t.ự t.h.ú của y tá..) Mình cũng chả hiểu nó thêm vậy làm gì, có lẽ là để tránh việc quét từ khóa của Google, FB.. Bản thân mình khi đọc một cái tiêu đề với những dấu chấm bệnh hoạn như vậy, dù là tin chính thống mình cũng không đọc.
Còn đây là một bài mình viết từ 2017: cách nhận diện tin rác. Nhìn ra tin nhảm đơn giản lắm. Nếu bạn thích, hoặc lỡ đọc, thì thôi, đừng có share lại. Giống như lỡ đạp bãi cứt ấy, đừng trây lung tung.