Tìm hiểu về kinh tế học - Phần II: Tư Bản và Cộng Sản
Bài Phần I Như bài viết trước mình đã giải thích rằng mục đích của kinh tế học là tìm cách phân phối tài nguyên trong xã hội sao...
Bài Phần I
Như bài viết trước mình đã giải thích rằng mục đích của kinh tế học là tìm cách phân phối tài nguyên trong xã hội sao cho hợp lý cũng như để nền kinh tế vận hành được, nó cần mọi người trong xã hội phải tin tưởng vào nhau. Mình có viết thêm một bài giải thích về khái niệm niềm tin này, nó hơi khác với khái niệm niềm tin chúng ta dùng hằng ngày.
Như bài viết trước mình đã giải thích rằng mục đích của kinh tế học là tìm cách phân phối tài nguyên trong xã hội sao cho hợp lý cũng như để nền kinh tế vận hành được, nó cần mọi người trong xã hội phải tin tưởng vào nhau. Mình có viết thêm một bài giải thích về khái niệm niềm tin này, nó hơi khác với khái niệm niềm tin chúng ta dùng hằng ngày.
Trước khi vào vấn đề chính, chúng ta hãy tìm hiểu một chút nữa về bản chất của Kinh tế học. Liệu có thể gọi Kinh tế học là một môn khoa học? Vừa có thể có, vừa có thể không. Trước hết hãy tìm hiểu thế nào là một ngành khoa học. Một ngành khoa học là một ngành chuyên nghiên cứu, giải thích hiện tượng tự nhiên. Ví dụ tại sao lửa thì nóng, tại sao nước lại đóng băng. Và các bước để nghiên cứu khoa học là:
-Đi tìm dữ liệu.
-Phân tích dữ liệu.
-Vẽ ra mô hình nguyên lý hoạt động của sự vật sự việc dựa trên dữ liệu.
-Kiểm tra lại mô hình đó.
-Nếu mô hình đó hợp với thực tế thì là nó đúng, sai thì làm lại.
Tương tự như vậy, các nhà làm kinh tế học cũng thu thập dữ liệu, vẽ ra mô hình lý thuyết để nghiên cứu và kiểm tra mô hình. Nhưng có một điều đáng buồn là mô hình của họ ít khi nào có tính dự đoán. Trong vật lý, bạn có thay dữ liệu kiểu gì thì bạn cũng đoán được kết quả, như tốc độ rơi của một vật hay sức công phá của một viên đạn hoặc thời gian nước sôi. Nhưng kinh tế học thì khác một chút, cùng một mô hình đó, nhưng cứ mỗi lần nhập dữ liệu từ thực tế vào thì kết quả lại ra một số khác trái với tiên đoán. Bởi vì con người thì phức tạp, con người không chỉ có một lối hành xử như viên đạn hay quả táo của Newton, con người là một cỗ máy quá tinh vi, khó đoán, luôn xung đột, luôn thay đổi, tức không thể được diễn tả qua vài đường cong đồ thị.
Do đó tuy tiến hành nghiên cứu như một môn khoa học, kinh tế học lại không có tính chất dự đoán được như trong các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy nó khá lai căng, và người ta gọi nó là Ngành Khoa Học Ảm Đảm (vì nó hay tiên đoán trật lất sự kiện, thật buồn phải không).
Nhưng bản chất con người thì luôn muốn dự đoán, nó cần thiết cho việc kinh doanh và giúp con người biết rằng mình đang đi hướng nào. Như vậy mặc cho bản chất khó tiên đoán của kinh tế học, con người vẫn thích tiên đoán và do đó ta có hàng chục lý thuyết khác nhau để cùng diễn tả một sự việc.
Giải thích về Tư Bản và Cộng Sản
Cốt lõi của kinh tế học là nghiên cứu về việc phân phối tài nguyên trong xã hội. Vậy phân phối thế nào là hợp lý? Vào thế kỷ trước có hai lý thuyết để nhằm giải quyết vấn đề này: chủ nghĩ tư bản và chủ nghĩa cộng sản.
Hẳn nhiều bạn trong này đã được dạy về lý thuyết Cộng Sản trong môn chính trị ở trường đại học. Tuy nhiên trong bài này mình đưa ra một cách tiếp cận vấn đề khác một chút so với ở trường đại học. Đó là thứ nhất, kinh tế học, cũng như bất kì ngành khoa học nào, cũng mang tính dự đoán chứ không phải khẳng định. Khi các nhà kinh tế học như Adam Smiths, Milton Friedman, Friedrich Hayek viết sách kinh tế, họ đưa ra lý thuyết của họ, họ giải thích rằng tại sao họ nghĩ điều đó là đúng. Họ không khẳng định là chắc chắn họ đúng và họ sẵn sàng chấp nhận chỉ trích. Ngay cả trong ngành Khoa học Tự Nhiên cũng thế, khi nhắc về Thuyết Tương Đối Einstein nói rằng nếu ai đó tìm ra được bằng chứng bác bỏ lý thuyết của ông thì ông sẽ nhận sai ngay lập tức, và do đó hiện nay đôi lúc chúng ta lại đọc một bài báo ghi là các nhà khoa học chứng minh vận tốc của một vật nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Đó là lý do bạn có thể tìm thấy hàng tá sách chỉ trích Milton Friedman hay các lý thuyết về thị trường tự do. Do đó mình không đồng ý với cách tiếp cận trong trường Đại học khi nói những lý thuyết trong sách là "chân lý" hoặc "khẳng định".
Điều thứ hai, chúng ta phải hiểu rằng nghiên cứu khoa học không có phần cảm tính trong đó. Trong xã hội chúng ta, chúng ta nhạy cảm với điều này, chỉ cần nghe đến chữ "Mỹ" hay "phương Tây" là chúng ta liên hệ họ đến với đủ các khái niệm xấu. Và nếu họ chỉ trích lý thuyết chúng ta, chúng ta lại nói rằng là họ "nói xấu, tuyên truyền". Có lẽ do đó tinh thần khoa học ở nước ta còn yếu, vì mọi người nghĩ rằng thông tin bên kia là tuyên truyền hay làm khoa học nhưng bị tư tưởng chính trị ảnh hưởng. Chúng ta nên hiểu rằng cộng đồng khoa học theo đúng với tên gọi làm việc rất nghiêm túc. Ví dụ khi bạn đọc một bài báo khoa học (nhấn mạnh là bài báo khoa học) viết rằng "Tại sao mô hình kinh tế ABC thất bại", không phải là vì họ ghét mô hình kinh tế đó hay ăn tiền của cơ quan nào để họ viết bài đó. Mà đó là vì họ đã nghiên cứu mô hình kinh tế đó hàng chục năm, thu thập hàng nghìn dữ liệu để nghiên cứu. Và khi họ công bố kết quả nghiên cứu, hàng chục nhà khoa học khác (sẽ thay bạn) lục tung từng ý trong bài báo cáo đó để bẻ nát nó. Và nếu nó vượt qua được thử thách đó, nó sẽ được đăng bài. Tất nhiên là khi bài đăng lên Facebook qua một trang tin tức, sẽ có một đội quân hùng hậu đi vào bình luận rằng đó là giả dối, là tin tức giả, rồi một đống hình troll, meme được gửi vào. Chúng ta không nên thế mà nên coi trọng công sức của nhà khoa học cũng như công trình trí tuệ của họ, không nên thấy thứ gì khác suy nghĩ của mình thì lập tức chỉ trích ngay.
"Ví dụ, trong một mục kia tôi viết câu trả lời rằng tập thể hình buổi chiều là tốt nhất cho cơ. Đó là vì lượng hóc môn cũng như nhiệt độ cơ thể lúc buổi chiều là tối ưu cho quá trình phát triển của cơ.Tại sao tôi biết điều đó? Là vì tôi đã viết một bài nghiên cứu 20 trang về vấn đề đó và bài viết được 30 nhà khoa học khác xem qua và chấp thuận (30 peer reviewed studies)Thế rồi có một người nhảy vào bảo rằng tôi nói xạo.Vì theo anh ta lượng hóc môn trong nam giới lớn nhất vào buổi sáng....bởi vì con trai sáng nào cũng 'cứng'".Chia sẻ của Tiến Sĩ Wilfredo Thomas, Đại học Lamar.
Ngoài ra để dễ hiểu, mình sẽ bám theo lý thuyết của chủ nghĩa tư bản và cộng sản thế kỷ 19 vì các phiên bản hiện nay quá phức tạp.
Và giờ quay lại vấn đề chính. Vậy phân phối tài nguyên trong lý thuyết kinh tế thị trường khác với trong chủ nghĩa cộng sản như thế nào?
Hãy tưởng tượng bạn khát nước và ghé vô cửa hàng tạp hóa mua lon Coca Cola để uống. Lon nước có giá 13 ngàn đồng. Vậy theo bạn tại sao lon nước lại có giá này?
Chủ nghĩa tư bản giải thích rằng lon nước có giá 13 ngàn là do cung và cầu của thị trường. Khi Coca Cola bắt đầu sản xuất nước ngọt ở Việt Nam, họ đầu tiên sẽ phải nghiên cứu xem nhu cầu uống nước của người dân Việt Nam là bao nhiêu? Ví dụ 50,000 lon một ngày, hay là 100,000? Sau khi nghiên cứu thị trường và xác định rằng họ phải cung cấp cho thị trường 100,000 lon mỗi ngày, họ bắt đầu tính xem chi phí sản xuất 100,000 ngàn chiếc lon mỗi ngày là bao nhiêu, chi phí vận chuyển là bao nhiêu, phí nhân công tốn chừng nào và rồi người dân Việt muốn uống ở mức giá nào. Sau khi nghiên cứu những yếu tố đó, họ quyết định rằng chi phí cho mỗi lon nước sẽ là 13 ngàn. Ở mức giá đó, 100,000 lon sẽ được tiêu thụ hết. Nếu họ nâng giá cao lên, tức 14 ngàn, có thể chỉ có 80,000 lon được tiêu thụ vì sẽ ít người mua hơn, như vậy dư ra 20,000 lon, rất là phí phạm. Còn nếu mức giá thấp, tức 12 ngàn, thì lợi nhuận của công ty sẽ giảm. Nếu có thể bán 100,000 lon Coca với giá 13 ngàn mỗi lon thì tại sao lại chỉ bán với giá 12 ngàn? Mục tiêu của một công ty kinh doanh luôn là tối đa lợi nhuận.
Nhưng chủ nghĩa cộng sản của Marx thì lại có góc nhìn khác. Dưới góc nhìn của Marx thì 13 ngàn là giá trị lao động của nhà tư bản (tức ông chủ Coca Cola) và của người làm trong Coca Cola gộp lại. Ông lập ra công thức: Tiền - Hàng Hóa - Tiền. Đầu tiên nhà tư bản, tức chủ lao động, dùng tiền, mua sức lao động của người công nhân để tạo ra hàng hóa, rồi họ bán hàng hóa đi để lấy lại tiền. Phần tiền đi ra cao hơn phần tiền đi vào là vì món hàng bán ra đã được tăng thêm giá trị so với nguyên liệu ban đầu dùng để tạo ra chúng. Và trong quá trình chuyển đổi tiền và hàng hóa này, giá trị thặng dư được tạo ra. Theo Karl Marx thì thặng dư là phần chênh lệch giữa giá trị được trả cho sức lao động của người công nhân và giá trị hàng hóa do người công nhân tạo ra. Như ví dụ về lon Coca ở trên, giá trị lao động của người công nhân có thể là 7000 đồng, nhưng thực chất chỉ phần tiền công nhân nhận được chỉ có 3000 đồng, và do đó nhà tư bản cướp đi, hay còn gọi là bóc lột, 4000 đồng thặng dư của người công nhân. Và ông cho rằng bản chất của tư bản là luôn bóc lột để kìm kẹp người công nhân, vì trả lương cao hơn thì người lao động sẽ không còn phụ thuộc vào người chủ tư bản nữa.
Mô hình kinh tế tư bản và cộng sản
Hai góc nhìn khác nhau đó dẫn đến hai mô hình kinh tế khác nhau.
Bên chủ nghĩa tư bản ủng hộ chính sách thị trường tự do vì họ tin rằng khi tài nguyên được phân phối một cách tự do theo quy luật cung và cầu thì ai cũng sẽ có được thứ họ muốn trong khả năng chi tiêu của họ. Những nhà tư bản này ủng hộ thị trường tự do (ai cũng có thể bán thứ mà họ muốn bán và mua thứ họ cần), tự do thương mại giữa các nước (như trong khối ASEAN), tự do đi lại (như trong Liên Minh Châu Âu - EU). Như vậy khi họ nói đến sự tự do, đây là những khái niệm tự do mà họ nhắc đến. Để đảm bảo sự tự do đó, các quốc gia tư bản cho phép mọi người sở hữu tài sản của riêng mình, như đất đai riêng, của cải riêng. Nhờ được phép sở hữu tài sản riêng, con người ở chủ nghĩa tư bản có thể tích cóp tài sản để làm giàu.
Bên chủ nghĩa tư bản ủng hộ chính sách thị trường tự do vì họ tin rằng khi tài nguyên được phân phối một cách tự do theo quy luật cung và cầu thì ai cũng sẽ có được thứ họ muốn trong khả năng chi tiêu của họ. Những nhà tư bản này ủng hộ thị trường tự do (ai cũng có thể bán thứ mà họ muốn bán và mua thứ họ cần), tự do thương mại giữa các nước (như trong khối ASEAN), tự do đi lại (như trong Liên Minh Châu Âu - EU). Như vậy khi họ nói đến sự tự do, đây là những khái niệm tự do mà họ nhắc đến. Để đảm bảo sự tự do đó, các quốc gia tư bản cho phép mọi người sở hữu tài sản của riêng mình, như đất đai riêng, của cải riêng. Nhờ được phép sở hữu tài sản riêng, con người ở chủ nghĩa tư bản có thể tích cóp tài sản để làm giàu.
Còn những người ủng hộ Marx thì lại có góc nhìn khác. Họ không nhìn vấn đề kinh tế dưới con mắt là phân phối hàng hóa mà là dưới góc độ đấu tranh giai cấp, tức xung đột giữa những người thuộc tầng lớp khác nhau, ở đây là người lao động và chủ lao động. Người chủ lao động không làm gì nhưng lại sở hữu vốn và công cụ sản xuất, kiếm lời trên việc bóc lột người lao động. Họ tin rằng khi không còn các tập đoàn tư bản và khi hàng hóa được phân bổ đều cho từng người thì sẽ không còn đấu tranh giai cấp, tức xã hội sẽ yên bình. Để làm được điều đó thì phải xóa bỏ thị trường tự do, nhà nước phải kiểm soát hết mọi thứ trong nền kinh tế - tức nền kinh tế tập trung bao cấp - và nhà nước sẽ thay thị trường, phân phối tài nguyên trong quốc gia. Ví dụ như nhà nước sẽ bắt Coca Cola sản xuất mỗi ngày 120,000 lon mỗi ngày, sau đó nhà nước sẽ tính cần bao nhiêu nhôm để sản xuất 120,000 lon Coca và ra lệnh cho nhà máy nhôm phải sản xuất theo số lượng đã tính. Ngoài ra nhà nước cũng phải tính xem cần bao nhiêu mực để sơn vỏ lon Coca và, tương tự như nhà máy nhôm, họ ra lệnh cho nhà máy sơn cung cấp từng đó mực cho Coca Cola. Như vậy trước đây tất cả việc đó do Coca Cola tự tính, bây giờ nhà nước tính. Sau khi 120,000 lon Coca đã được sản xuất, nhà nước sẽ đem đi phân phát cho từng người thông qua chế độ tem phiếu. Như vậy nhà nước đảm bảo ai cũng sẽ được uống Coca như nhau, không ai nhiều hơn hay có ít hơn người khác. Đó sẽ là một xã hội công bằng.
Ngoài ra chế độ Cộng Sản cũng xóa bỏ tư hữu, tức sở hữu tài sản riêng, vì nếu con người có thể sở hữu tài sản riêng, họ có thể tích cóp để làm giàu cho bản thân họ, và như thế dẫn đến bất công trong xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, nhà nước không cho phép người dân sở hữu đất đai, trong Luật đất đai năm 2013 điều 4 của bộ luật cũng ghi rõ rằng:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.”
Như vậy không ai trong xã hội Việt Nam được sở hữu đất đai, người dân chỉ có quyền sử dụng đất.
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.”
Như vậy không ai trong xã hội Việt Nam được sở hữu đất đai, người dân chỉ có quyền sử dụng đất.
Các hậu quả xã hội
Một vấn đề mang tính sống còn cho nhà nước bao cấp trong chế độ cộng sản là làm sao có thể tính được nhu cầu của xã hội. Đây là một điều khó khăn vì thứ nhất, nhu cầu xã hội luôn thay đổi. Ví dụ như năm vừa rồi ở Việt Nam có sự kiện con ruồi trong chai nước Dr Thanh, người tiêu dùng Việt Nam lập tức tẩy chay sử dụng sản phẩm của Tân Hiệp Phát, như vậy chỉ trong một tháng, nhu cầu xã hội cho sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã thay đổi, vậy thì nhà nước sẽ phản ứng thế nào? Đây là vấn đề khó vì kế hoạch tổ chức sản xuất đã đề ra thì khó có thể đổi ngay lập tức, ngoài ra do tất cả các quyết định đều tập trung ở nhà nước, tức Hà Nội, nên việc thay đổi sẽ rất chậm. Ta nên nhớ quy mô tổ chức càng lớn và trung tâm tổ chức càng ở xa nơi xảy ra sự việc thì càng phản ứng chậm.
Thứ hai là nhu cầu của xã hội là quá lớn, quá khả năng tính toán của chính phủ. Nhà nước nếu muốn tính nhu cầu của xã hội thì phải tính đến từng kí mì gói được sản xuất, từng kí thịt heo được xuất ra thị trường, từng viên ngói cho mỗi căn nhà. Do đó ở Liên Xô những năm 1960, chính phủ đã huy động các nhà toán học lỗi lạc nhất để chế tạo ra siêu máy tính để tính nhu cầu của xã hội, nhưng họ đã thất bại.
Vấn đề thứ ba đó là không phải ai cũng muốn được công bằng. Trong xã hội sẽ luôn có người muốn vươn lên nổi trội hơn người khác, kiếm nhiều tiền hơn người khác. Những người này sẽ phạm luật khi cố gắng làm giàu và sẽ bị kết tội phản cách mạng và xử theo luật của nước đó.
Và vấn đề thứ tư cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất với mô hình kinh tế Cộng Sản là việc xác định giá cả. Lý thuyết của Marx cho rằng giá trị món hàng là phản ánh giá trị công sức mà người lao động bỏ ra để chế tạo món hàng đó chứ không phải do cung cầu của thị trường. Nhưng thực sự nếu bỏ qua yếu tố nhu cầu thị trường, chúng ta hầu như không thể xác định chính xác được giá món hàng, và nếu xác định sai giá món hàng thì sẽ khiến nền kinh tế phát triển lệch lạc. Ví dụ như điện thoại Iphone giá chỉ 100 ngàn/chiếc nhưng gạo thì 500 ngàn/kg. Nhưng tại sao lại vậy? Hãy xem xét ví dụ sau.
Xe bọc thép 2 tỷ đồng bị tháo dỡ bán đồng nát
Và vấn đề thứ tư cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất với mô hình kinh tế Cộng Sản là việc xác định giá cả. Lý thuyết của Marx cho rằng giá trị món hàng là phản ánh giá trị công sức mà người lao động bỏ ra để chế tạo món hàng đó chứ không phải do cung cầu của thị trường. Nhưng thực sự nếu bỏ qua yếu tố nhu cầu thị trường, chúng ta hầu như không thể xác định chính xác được giá món hàng, và nếu xác định sai giá món hàng thì sẽ khiến nền kinh tế phát triển lệch lạc. Ví dụ như điện thoại Iphone giá chỉ 100 ngàn/chiếc nhưng gạo thì 500 ngàn/kg. Nhưng tại sao lại vậy? Hãy xem xét ví dụ sau.
Xe bọc thép 2 tỷ đồng bị tháo dỡ bán đồng nát
Ông Nguyễn Đình Chính đã bỏ 2 tỷ đồng cũng như nhiều năm trời để chế tạo chiếc xe bọc thép này, hi vọng nó sẽ được dùng trong quân đội nhân dân Việt Nam. Theo công thức T-H-T của Marx thì chiếc xe này phải có giá hơn 2 tỷ đồng, do phải tính giá trị lao động của ông Chính bỏ vào. Nhưng rốt cuộc giá trị của nó chỉ là 0 đồng. Tại sao? Vì không có nhu cầu cho chiếc xe ấy. Quân đội không cần chiếc xe ấy. Người dân trong nước không ai cần chiếc xe ấy. Như vậy khi một người sản xuất một món hàng mà không theo nhu cầu của thị trường thì dù cho số tiền bỏ ra để chế tạo món hàng đó là bao nhiêu, công sức bỏ ra có nhiều thế nào, thì giá trị của nó vẫn là 0.
Ở các quốc gia theo nền kinh tế tập trung trước 1991, hay trước năm 1986 ở Việt Nam, xã hội liên tục gặp khó khăn trong việc mua bán khi giá cả hàng hóa rất ngẫu nhiên và không phản ánh đúng nhu cầu của xã hội.
Còn nhà nước tư bản?
Trên lý thuyết thì thị trường tự do hoàn hảo là tốt nhất nhưng trên thực tế thì khó có thể tạo được thị trường tự do hoàn hảo. Lý do mà thị trường không hoàn hảo đó là sự bất cân xứng thông tin (asymmetric information). Để thị trường tự do hoàn hảo, người mua và người bán phải hiểu rõ lẫn nhau. Nhưng điều này là không thể ngoài đời thực, ví dụ như khi bạn chọn trường đại học, bạn không thể chắc chắn 100% ngay từ đầu rằng ngồi trường này hợp với bạn. Hay là nhiều người đi xuất khẩu lao động để đến khi ra nước ngoài mới phát hiện là họ bị bán đi làm nô lệ. Do đó thị trường tự do luôn cần sự can thiệp từ chính phủ để tránh các tệ nạn xã hội sinh ra do sự chênh lệch thông tin. Các quốc gia hiện nay, bao gồm cả Mỹ, Anh, Pháp hay Singapore, Úc, cũng như Việt Nam, đều duy trì một nền kinh tế thị trường với sự can thiệp của chính phủ. Sự khác nhau của các quốc gia là mức độ can thiệp cũng như cách can thiệp của chính phủ. Ở Mỹ hay Anh thì ít, nhưng ở Việt Nam thì nhiều. Ví dụ như chính phủ Mỹ sẽ để giá xăng dầu lên xuống theo thị trường, còn ở Việt Nam thì chính phủ điều tiết giá xăng dầu.
Nhưng có một vấn đề nghiêm trọng khác trong nền kinh tế thị trường đó là sự bất bình đẳng thu nhập. Để hiểu rõ về vấn đề này, bạn hãy tưởng tượng bạn là một người sinh ra trong gia đình khá giả. Bạn cũng là một người có tài đầu tư. Một ngày nọ bạn, thông qua người quen, biết được rằng chính quyền sắp xây tàu điện chạy qua quận của bạn, một quận nghèo. Do đó bạn quyết định đầu tư vào bất động sản ở quận bạn đang ở. Bạn dành 1 tỷ đồng mua 10 lô đất, mỗi lô 100 triệu. Vì là quận nghèo, đất trống nhiều nên giá đất rất rẻ. Sau khi mua xong bạn đợi, sau một năm giá đất tăng từ 100 triệu mỗi lô lên 150 triệu, có người hỏi mua nhưng bạn không bán. Năm hai giá tăng lên 250 triệu mỗi lô, bạn vẫn không bán cho ai. Rồi thì năm thứ ba, năm thứ tư. Đến năm thứ năm thì giá đất tăng lên 500 triệu mỗi lô, bạn liền đem bán. Như vậy bạn thu về được 5 tỷ, lời gấp 5 lần so với ban đầu. Bạn kiếm tiền một cách hoàn toàn hợp pháp, không lừa đảo ai cả.
Nhưng cách kiếm tiền của bạn thì có vấn đề cho nền kinh tế. Thứ nhất là trong 5 năm bạn nắm giữ miếng đất đấy và từ chối những người mua, bạn đã lãng phí tài nguyên đất đó trong 5 năm. Trong 5 năm, những người cần đất ở đã không được ở, những cửa hàng, cửa hiệu, rạp phim, quầy tạp hóa đã có thể được mọc lên ở đấy. Như vậy thay vì được dùng để đóng góp cho nền kinh tế và cung cấp chỗ ở cho nhiều người, 10 lô đất đã nằm trơ ra suốt 5 năm cho cỏ mọc.
Vấn đề thứ hai là việc giữ đất của bạn, hay còn gọi là đầu cơ, và của nhiều người khác đã tạo ra tình trạng khan hiếm đất, kết quả là giá đất đã bị đẩy lên cao, hay chúng ta thường gọi là "cơn sốt bất động sản". Giá đất bị đẩy lên cao nên giá nhà cũng bị đẩy lên cao, những người thu nhập thấp không thể sở hữu nhà được. Người giàu như bạn thì giàu lên, còn người nghèo thì khó thoát nghèo. Nhưng đó hoàn toàn không phải lỗi của bạn.
Mô hình kinh tế hiện nay
Sau năm 1991, mô hình kinh tế tập trung kiểu Liên Xô đã biến mất hoàn toàn khỏi thế giới. Các quốc gia theo mô hình kinh tế tập trung cũ như Trung Quốc, Việt Nam đều đã chuyển qua mô hình kinh tế hỗn hợp (mixed economy), vẫn là kinh tế thị trường nhưng nhà nước nắm các ngành công nghiệp chủ lực ( như ở Việt Nam ta có tập đoàn đóng tàu Vinashin, tập đoàn điện lực EVN, tổng công ty Dầu Khí PVN, đều là công ty nhà nước). Nhưng dù là hỗn hợp thì mô hình chính của nền kinh tế vẫn là kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường hiện nay trở nên phức tạp khi mà con người thời nay, với sự giúp sức của công nghệ tân tiến, có thể kinh doanh dưới đủ mọi loại hình thức, các mô hình kinh doanh mới mọc lên như nấm sau mưa, 10 năm trước chúng ta không hề có AirBnB, Uber, Grab hay Tiki. Những mô hình kinh doanh mới này giúp đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng đồng thời cũng đặt ra các vấn đề phức tạp hơn cho chính phủ như bất bình đẳng giàu nghèo, trộm cắp thông tin, thất nghiệp do robot. Tất cả những vấn đề đó, tuy khác nhau, nhưng xoay quanh bản chất vẫn là phân phối tài nguyên trong xã hội.
Tài chính
/tai-chinh
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất