Lời dẫn:
Trong bài viết trước mình có ghi rằng thị trường tự do nếu không có sự can thiệp của chính phủ sẽ phát triển lệch lạc không theo nhu cầu xã hội. Do đó ở nhiều quốc gia phá triển, chính phủ lập ra hệ thống y tế công như Anh Quốc (National Health Service), Singapore, các nước Bắc Âu, New Zealand và ở Việt Nam. Lý do là vì y tế là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc on người và không thể để cho tư nhân kiểm soát toàn bộ. Các quốc gia này vẫn có lĩnh vực ý tế tư nhân làm việc song song với lĩnh vực công nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Ngành y tế công chăm sóc mọi người như nhau, không phân biệt giàu nghèo. Tất nhiên ai có nhiều tiền hơn có thể được chăm sóc tốt hơn nhưng ít ra những người nghèo khi gặp bệnh hiểm nghèo như lao, HIV AIDS thì được khám và phát thuốc miễn phí.
Riêng ở Hoa Kỳ là một trường hợp thú vị. Do yếu tố cá nhân phát triển quá mạnh cùng với tinh thần "ai làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu", cùng với việc không chấp nhận sự can thiệp của chính phủ, nước Mỹ đã để cho ngành y tế cộng đồng kiểm soát bởi công ty tư nhân và vận hành theo quy luật kinh tế thị trường. Chúng ta hãy cùng đọc một bài phân tích về hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Mỹ được đăng trên báo Strait Times của Singapore bởi tác giả Theresa Brown để xem liệu thị trường tự do có làm tốt hơn chính phủ. 


Vấn đề thực sự với Dự thảo luật Y tế ở Mỹ

Theresa Brown, 06/05/2017
Chi phí bảo hiểm thấp có thể được thông qua với một cái giá phải trả - người nghèo không được bảo hiểm.
Hiện nay khi bản thảo American Health Care Act được trình lên Nghị Viện - cũng như lên bàn làm việc của Tổng Thống Donald Trump - chúng ta cần dừng tranh luận lại về chi tiết của dự thảo luật này và ngẫm nghĩ về hai thứ cốt lõi nhất của Hệ thống y tế của Hoa Kỳ.
Đầu tiên, chi phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ thì mắc hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển khác nhưng kết quả đạt được thì lại thấp hơn mức trung bình so với các quốc gia đó. Thứ hai, bất kỳ kết hoạch nào tập trung vào việc giảm chi phí đóng bảo hiểm cũng sẽ dẫn đến việc nhiều người sẽ không được chăm sóc sức khỏe. Mặc cho những gì Đảng Cộng Hòa tuyên bố về rủi ro tập thể hay là kế hoạch của họ sẽ giúp chăm sóc những người yếu tài chính như thế nào, sự thật vẫn là hàng triệu người sẽ không có bảo hiểm.
Hệ thống y tế của Mỹ đứng bét bảng về mọi mặt khi so với hệ thống y tế ở các quốc gia phát triển khác, xếp hạng năm 2014

Chí phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ là vô cùng cao bởi vì, không như các quốc gia khác, ngành y tế của chúng ta được thiết kết với quan niệm rằng lợi nhuận và chất lượng luôn đi chung với nhau. Vì lý do đó, các chương trình của chính phủ phải phối hợp với các công ty bảo hiểm tư nhân để mở rộng số lượng người có bảo hiểm cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ (như kế hoạch Affordable Care Act, or ACA) hoặc là giảm chi phí bảo hiểm ở mức premiums (như kế hoạch của Đảng Cộng Hòa). Nhưng họ không thể làm cả hai.
Những người ủng hộ ACA, hay còn được biết đến với tên gọi là Obamacare, khen rất nhiều về việc "bẻ cong đường giá" (tức khiến nó ngừng đi lên và đi xuống) nhưng đó không phải là mục đích chính của bộ luật này. Mục đích chính của nó, và nó đã đạt được, là làm tăng số người được bảo hiểm và bắt bên bảo hiểm phải chi trả cho những lợi ích cốt lõi của bệnh nhân cũng như trả tiền cho những bệnh tật sẵn có (pre-existing conditions).

Ngược lại, trung tâm của Dự thảo luật của bên Đảng Cộng Hòa là cắt giảm chi phí bảo hiểm bằng cách bỏ đi những điều kiện bắt buộc trong ACA. Các bang có quyền để cho các hãng bảo hiểm không phải chi trả những việc điều trị y tế cốt lõi và thậm chí không trả tiền bảo hiểm cho bệnh nhân vốn có sẵn tiền sử bệnh tật. Hàng triệu người như vậy sẽ không được bảo hiểm chăm sóc, nhưng những người trẻ tuổi và khỏe mạnh thì lại đóng ít chi phí bảo hiểm hơn.
Những người phản đối Obamacare ở Washington
Nói ngắn gọn, hai kế hoạch này không phải là đang cố cùng giải quyết một vấn đề. Chúng được thiết kế để giải quyết hai vấn đề khác nhau. 
Và cả hai vấn đề này không hề quan trọng như nhau. Đúng là chi phí bảo hiểm là một vấn đề đáng lo ngại nhưng một chương trình y tế được thiết kế tốt có thể làm giảm phần nào chi phí lên vai người mua và doanh nghiệp bằng cách đặt nó lên vai chính phủ.
Nhưng việc được tiếp cận dịch vụ y tế thì lại khác, nó theo đúng nghĩa đen là vấn đề giữa sự sống và cái chết. Và điều đó không chỉ đúng đối với những người không có bảo hiểm. Nguyên tắc làm việc trong kế hoạch của bên Đảng Cộng Hòa là như thế này: bệnh nhân, tức người tiêu dùng, chỉ phải trả cho những gì họ cần, điều đó nghĩa là người bệnh thì cần nhiều điều trị hơn và do đó phải chi trả nhiều hơn (và có thể được hỗ trợ một chút từ chính phủ liên bang), còn người khỏe mạnh thì ít hơn.
Đây là lỗi trong logic đó: Nhìn rộng ra, "bệnh tật" và "khỏe mạnh" không phải là hai yếu tốt bất định. Toàn bộ ngành dịch vụ bảo hiểm y tế được lập ra trên quan niệm rằng ai cũng có thể bị bệnh, và do đó mọi người chỉ phải chi trả cùng một mức chi phí. Vài năm trước khi bệnh cúm H1N1 lan tràn, nhiều người trước đây khỏe mạnh đã đổ bệnh nặng, và họ chỉ sống sót nhờ được chăm sóc đặc biệt, với chi phí điều trị là hơn 5000USD (7020 SGD) một ngày.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng mọi người trong chúng ta đều đồng ý rằng mức giá đó là đáng với những gì bệnh nhân nhận được, vì nhìn lại ta thấy những người khỏe mạnh đã gục ngã và đến bệnh viện trong cơn thập tử nhất sinh nhưng cuối cùng họ đã ra viện lành lặn. Mức đóng bảo hiểm thấp hơn, ít quyền lợi hơn trong dự thảo luật Y tế mới của bên Cộng Hòa sẽ không bắt công ty bảo hiểm phải chi trả cho những trường hợp như thế.
May mắn hay (hầu hết các trường hợp) bất hạnh thay, ngành Y tế của Hoa Kỳ được nắm bởi lĩnh vực tư nhân. Chăm sóc y tế rất là tốn kém vì các công ty phải cố gắng tăng doanh thu. Mặc dù điều đó không có nghĩa là ai làm trong lĩnh vực đó đều tham lam nhưng trong quyển sách Căn Bệnh Nước Mỹ (American Sickness) của nhà báo trước đây là bác sĩ Elisabeth Rosenthal, không khó để chúng ta thấy sự tham lam trong các hóa đơn tính tiền viện phí được làm sao cho công ty ăn lời nhiều nhất có thể. Những kẻ thu lợi từ chăm sóc sức khỏe còn đẩy chi phí thiết bị y tế lên cao ngất ngưởng và tung ra những chiến dịch marketing lừa dối, quảng cáo nhiều về thuốc của những nhãn hiệu mắc tiền.

Trong bất kì trường hợp nào, yếu tố tập trung vào lợi nhuận của ngành y tế không giúp gì được trong nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ mà thậm chí còn làm nó tệ đi bởi vì các công ty liên tục tập trung thời gian và nguồn lực vào doanh thu hơn là bệnh nhân.
Xét bối cảnh này ta thấy chương trình y tế mới của Đảng Cộng Hòa là một trò lừa bịp: chi phí bảo hiểm rẻ hơn nhưng không làm cho chi phí y tế rẻ hơn, mà những quyền lợi bệnh nhân được nhận dưới chương trình Obamacare sẽ bị loại bỏ đi, điều đó đồng nghĩa với việc hàng triệu người Mỹ sẽ bị mất bảo hiểm y tế (mà vẫn phải gánh chi phí bảo hiểm cao).

Các quốc gia công nghiệp khác có chương trình y tế rẻ hơn và tốt hơn vì chính phủ họ kiểm soát việc tăng doanh thu và điều chỉnh chi phí sao cho hợp với nhu cầu của bệnh nhân.
Nếu bên Đảng Cộng Hòa thực sự muốn giảm thiểu cả chi phí bảo hiểm mà vẫn duy trì được chất lượng dịch vụ, thì họ cần phải đảm bảo ai cũng được bảo hiểm và phải can thiệp vào ngành công nghiệp này để chặn đứng việc tối đa hóa lợi nhuận. Bởi vì mua bảo hiểm rẻ hơn với cái giá là được điều trị ít hơn thì không có gì gọi là rẻ cả. 
Đăng lại từ New York Times trên Strait Times.
Bài gốc: