1. Tớ sẽ chia sẻ ngắn gọn để phân biệt được hai trạng thái tính cách con người này:
⁃ Người chủ động là người có khả năng phân tích, chọn lọc và tiếp thu trong mọi hoàn cảnh, lối tư duy logic phát triển cao, họ đặt giá trị lên trên cảm xúc. Họ ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và môi trường xung quanh. Họ là người dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh.
⁃ Những người thụ động là những người luôn bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài bao gồm: xã hội, cảm xúc hay những “định kiến xã hội” - tư duy đám đông. Đặc điểm tiêu biểu của những người thụ động đó chính là cảm xúc: Họ thấy vui khi ai đó đối xử tốt với họ, họ sẽ lui về tư thế phòng thủ hoặc chống đỡ - phản kháng nếu như có ai đó làm tổn thương họ. Họ xây dựng tình cảm dựa trên sự chi phối của môi trường xung quanh và họ chi phối người khác bằng cách tìm ra điểm yếu của đối phương và kiểm soát chúng. Họ hay than phiền, đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh.
2. Người chủ động mang nhiều năng lượng tích cực, người thụ động mang nhiều năng lượng tiêu cực. Điều này không có nghĩa tớ nói người thụ động là xấu. Họ vẫn có những điểm rất tốt đó chính là về mặt biểu đạt cảm xúc, nếu để họ được bao bọc trong một môi trường tích cực, năng lượng tiêu cực sẽ dần dần biến mất và họ sẽ có nội năng (sự tiến bộ) lớn hơn rất nhiều so với những người chủ động. Còn với những người chủ động, điểm yếu của họ nằm ở mặt kỉ luật. Họ dễ bị trở nên bảo thủ, cố chấp trước một hoàn cảnh nào đó bởi vì họ tin vào sự trải nghiệm, năng lực phán đoán, tư duy logic của bản thân.
Vậy đấy, hai trạng thái tính cách này luôn đi song hành trong mỗi con người. Người tích cực rất dễ bị “nã đạn” bởi những người tiêu cực. Chúng ta phải nhìn nhận được bản thân thuộc tính cách nào để cân bằng lại nó. 
Tớ nằm trong tính cách chủ động, xung quanh tớ luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Sở thích của tớ là giúp mọi người có lối tư duy tích cực. Sứ mệnh tớ đặt ra nhiều năm về trước đó là “making life better”.
-Nguồn ảnh tư liệu: “7 thói quen để thành đạt”-